Thạc Sĩ Nghiên cứu hoá học và nhận dạng một số nhóm chất có trong cây chó đẻ răng cưa (phyllanthus urinaria

Thảo luận trong 'Khoa Học Tự Nhiên' bắt đầu bởi Lan Chip, 11/9/11.

  1. Lan Chip

    Lan Chip New Member

    Bài viết:
    1,976
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    Từ xưa đến nay, những cây thuốc dân gian vẫn đóng vai trò hết sức
    quan trọng trong đời sống hàng ngày của con người. Từ trước khi có sự ra đời
    của thuốc tây, nhiều loài cây cỏ trong tự nhiên đã được sử dụng trong dân
    gian để chữa bệnh và rất có hiệu quả. Rất nhiều loại bệnh tật đã được chữa
    khỏi nhờ thảo dược.
    Ngày nay những hợp chất tự nhiên được phân lập từ cây cỏ đã được
    ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều ngành công nghiệp, nông nghiệp, chúng
    được dùng để sản xuất thuốc chữa bệnh, thuốc bảo vệ thực vật, làm nguyên
    liệu cho ngành công nghiệp thực phẩm và mỹ phẩm v.v . Mặc dù công nghệ
    tổng hợp hoá dược ngày nay đã phát triển mạnh mẽ, tạo ra các biệt dược khác
    nhau sử dụng trong công tác phòng, chữa bệnh. Điều đó đã góp phần làm tăng
    tuổi thọ con người, song nhu cầu sử dụng cây cỏ để làm thuốc cũng ngày càng
    tăng lên, được khoa học hiện đại soi sáng, vì trong chúng có chứa những b iệt
    dược rất khó tổng hợp. Mặt khác việc dùng thuốc nam hầu như không gây ra
    tác dụng phụ.
    Có nhiều bộ môn khoa học nghiên cứu về cây thuốc ra đời. Việc
    nghiên cứu cây thuốc đã giúp cho chúng ta hiểu rõ về thành phần và cấu trúc
    hóa học, hoạt tính sinh học, tác dụng dược lí của cây thuốc. Trên cơ sở các
    nghiên cứu đó có thể tạo ra chất mới có hoạt tính sinh học cao như mong
    muốn để làm thuốc chữa bệnh.
    Cây chó đẻ răng cưa là một cây thuốc đã được sử dụng từ lâu trên thế
    giới cũng như ở Việt Nam. Trong Y học dân tộc cây này được nhân dân dùng
    làm thuốc để chữa nhiều loại bệnh như: đau viêm họng, đinh râu, mụn nhọt,
    viêm da lở ngứa, sản hậu ứ huyết đau bụng, trẻ em tưa lưỡi, chàm má, bệnh
    viêm gan, rất có hiệu quả.
    Thực vật chó đẻ răng cưa có nhiều ứng dụng quan trọng nhưng gần đây
    mới được các nhà khoa học các nước quan tâm chọn làm đối tượng nghiên
    cứu, còn ở nước ta hiện có rất ít công trình nghiên cứu về thành phần hóa học
    và dược lí học của cây chó đẻ răng cưa.
    Với mục đích nghiên cứu và tìm hiểu thành phần hóa học các hợp chất
    có hoạt tính sinh học của cây chó đẻ răng cưa, góp phần làm tăng thêm sự
    hiểu b iết về nguồn thực vật làm thuốc phong phú và quý giá của Việt Nam.
    Chúng tôi chọn cây chó đẻ răng cưa (Phyllanthus urinaria L.) làm đối tượng
    nghiên cứu cho công trình nghiên cứu này. Tên đề tài là: “Nghiên cứu hóa học và nhận dạng một số nhóm chất có trong cây chó đẻ răng cưa (Phyllanthus urinaria L., Euphorbiaceae)”.
    MỤC LỤC
    Lời cảm ơn
    Lời cam đoan
    Danh mục các chữ viết tắt dùng trong luận văn
    Danh mục các bảng
    Danh mục các hình và sơ đồ
    MỞ ĐẦU 1
    CHưƠNG I. TỔNG QUAN 3
    1.1. Mô tả thực vật 3
    1.2. Tác dụng sinh học của chi Phyllanthus 4
    1.2.1 Một số công dụng của chi Phyllanthus 4
    1.2.2 Một số tác dụng dược lý của chi Phyllanthus .5
    1.3 Tình hình nghiên cứu hoá học thực vật của chi Phyllanthus 6
    1.3.1 Một số đại diện của nhóm tecpenoit 6
    1.3.2 Một số đại diện của khung axit 8
    1.3.3 Một số đại diện của Lignan .9
    1.3.4 Một số đại diện của khung flavono it 11
    1.3.5 Một số hợp chất phenolic khác 12
    1.3.6 Một số hợp chất nhóm ankaloit .15
    1.4 Tình hình nghiên cứu hóa học của loài Phyllanthus urinaria L 16
    CHưƠNG II. THỰC NGHIỆM 23
    2.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 23
    2.1.1. Thu mẫu cây, xác định tên khoa học và phương pháp xử lý mẫu 23
    2.1.2. Phương pháp phân lập các hợp chất từ các dịch chiết 23
    2.1.3. Phương pháp khảo sát và xác định cấu trúc hoá học các hợp chất 24
    2.2. Dụng cụ, hoá chất và thiết bị nghiên cứu .24
    2.2.1. Dụng cụ và hoá chất 24
    2.2.2. Thiết bị nghiên cứu 25
    2.3. Các dịch chiết từ cây chó đẻ răng cưa (Phyllanthus urinaria L) 25
    2.3.1. Các dịch chiết .25
    2.3.2. Khảo sát định tính các dịch chiết 27
    2.3.3. Thử hoạt tính sinh học .27
    2.4. Phân lập, tinh chế các chất từ 29
    2.4.1. Dịch chiết n-hexan 29
    2.4.2. Dịch chiết trong etylaxetat (PE) .31
    2.4.2.1 Chất PE-1 31
    2.4.2.2 Chất PE-2 31
    2.4.2.3 Chất PE-3 32
    CHưƠNG III. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34
    3.1. Nguyên tắc chung 34
    3.2. Xác định định tính các nhóm chất thiên nhiên 34
    3.3. Phân lập và nhận dạng các hợp chất 35
    3.3.1. -sitosterol (PH-1) .35
    3.3.2. 5-Hydroxymetylfufural (PE-1) .41
    3.3.3. Axit gallic (PE-2) 45
    3.3.4. Kampherol (PE-3) .49
    3.4. Thử hoạt tính sinh học 53
    KẾT LUẬN 55
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN .56
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
    PHỤ LỤC .62
    [charge=450]http://up.4share.vn/f/53626a6762606566/LV_08_SP_HH_NDT.pdf.file[/charge]
     
Đang tải...