Thạc Sĩ Nghiên cứu hình thái tổn thương và kết quả điều trị gãy kín mâm chày loại Schatzker V và VI bằng kế

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 17/11/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    1. Lý do chọn đề tài
    Gãy mâm chày là loại tổn thương gặp chiếm tỷ lệ 5 - 8% trong gãy xương cẳng chân. Tai nạn giao thông (TNGT), tai nạn lao động (TNLĐ), tai nạn thể thao (TNTT), tai nạn sinh hoạt đều có thể gây ra gãy mâm chày. Đây là loại gãy xương phạm khớp, tổn thương giải phẫu thường là phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến chức phận của gối. Ngoài tổn thương xương, gãy mâm chày có thể kết hợp nhiều tổn thương khác của khớp gối như: dây chằng, bao khớp, sụn chêm, mạch máu và thần kinh
    Một số cách phân loại được phổ biến rộng rãi như: phân loại của Hohl (1967), của Shatzker (1979),của AO-ASIF (1991) Trong đó phân loại của Schatzker đã được nhiều phẫu thuật viên chấn thương chỉnh hình trên thế giới và trong nước áp dụng. Có thể nhận thấy, những phân loại này đều dựa vào hình ảnh tổn thương xương trên phim x-quang qui ước (XQ). Tuy nhiên trên thực tế, những gãy mâm chày không chỉ là mảnh gãy và mức độ di lệch mà thường kèm theo tình trạng lún xương hoặc nhiều đường gãy phức tạp, hình ảnh tổn thương trên phim XQ qui ước trong một số trường hợp chưa thể hiện rõ ràng và đầy đủ, phẫu thuật viên còn gặp khó khăn trong việc lựa chọn phương pháp kết xương.
    Những năm gần đây, với sự hỗ trợ của các tiến bộ kỹ thuật trong chẩn đoán như: chụp cắt lớp vi tính kết hợp dựng hình 3 chiều (3D), chụp cộng hưởng từ, C-arm việc đánh giá và xác định chính xác hình ảnh tổn thương xương, khớp, dây chằng, sụn chêm, mạch máu, thần kinh cũng như việc hỗ trợ điều trị giúp can thiệp nắn chỉnh và cố định chính xác các tổn thương dưới sự kiểm soát bằng C-arm, sử dụng nẹp hình L, nẹp khóa giúp cho việc điều trị loại tổn thương gãy mâm chày đạt được nhiều tiến bộ nhằm trả lại chức năng tối đa cho chi thể.
    Trên thế giới, việc đánh giá và xác định ý nghĩa của chụp cắt lớp vi tính (CLVT) so sánh với XQ qui ước trong chẩn đoán và điều trị gãy mâm chày đã được nhiều tác giả thực hiện và công bố quốc tế.
    Ở Việt Nam, mặc dù đã có những nghiên cứu về điều trị gãy mâm chày bằng nẹp vít, nẹp khóa, cố định ngoài được nhiều tác giả công bố ở y văn trong nước [16], [20], [18]. Tuy nhiên, việc so sánh và đánh giá hình ảnh tổn thương của mâm chày dựa trên chụp XQ qui ước với cắt lớp vi tính (CLVT) một cách hệ thống với số lượng bệnh nhân (BN) đủ lớn hiện còn là vấn đề được nhiều tác giả quan tâm.
    Có nhiều phương pháp phẫu thuật được áp dụng như: kết hợp xương bên trong bằng nẹp vít, nắn chỉnh kín hoặc có mở tối thiểu để kết hợp xương bằng khung cố định ngoài hay bắt vít dưới sự hỗ trợ của C-arm và nhìn chung mỗi phương pháp đều có ưu, nhược điểm. Tuy nhiên, theo thống kê của nhiều tác giả có khoảng hơn 10% số trường hợp gãy mâm chày được điều trị phẫu thuật đã không đạt được yêu cầu phục hồi về hình thể giải phẫu và đương nhiên cũng như về phục hồi chức năng của khớp cũng không đạt.
    Xuất phát từ thực tế này, chúng tôi tiến hành đề tài Nghiên cứu hình thái tổn thương mâm chày và kết quả điều trị gãy kín loại Schatzker V và VI bằng kết xương nẹp vít”
    2. Mục tiêu của đề tài
    - Khảo sát về hình thái, mức độ tổn thương gãy mâm chày trên phim chụp cắt lớp vi tính và đánh giá độ chính xác của phim XQ so với phim chụp cắt lớp vi tính theo phân loại gãy mâm chày của Schatzker.
    - Đánh giá kết quả điều trị gãy kín mâm chày loại Schatzker V và VI bằng kết xương nẹp vít
    3. Ý nghĩa của đề tài
    - Đề tài có tính khoa học và thực tiễn vì vừa nghiên cứu cận lâm sàng và lâm sàng. Ứng dụng nghiên cứu cận lâm sàng vào điều trị đối với những loại gãy xương mâm chày phức tạp.
    - Đề tài có ý nghĩa vì thời sự vì cho đến nay trên thế giới việc điều trị gãy mâm chày vẫn là thách thức lớn đối với ngành y. Ở Việt nam, đề tài này góp phần nâng cao sự hiểu biết rõ hơn về hình thái tổn thương mâm chày và kinh nghiệm điều trị gãy mâm chày.
    4. Cấu trúc của luận án
    Luận án gồm 128 trang, gồm các phần: Đặt vấn đề (2 trang); Tổng quan (33 trang); Đối tượng và phương pháp nghiên cứu (21 trang); Kết quả nghiên cứu (33 trang); Bàn luận (37 trang); Kết luận (2 trang) và phần phụ lục. Trong luận án có 34 bảng, 49 hình và 3 bệnh án minh họa. Tài liệu tham khảo có 121, trong đó 21 tài liệu tiếng Việt và 100 tài liệu tiếng Anh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...