Thạc Sĩ Nghiên cứu hình thái lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh của áp xe vùng cổ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 21/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN CHUYÊN KHOA CẤP II
    ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
    NĂM 2010

    ĐẶT VẤN ĐỀ . 1

    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
    1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu 3
    1.1.1. Trên thế giới . 3
    1.1.2. ở Việt Nam 3
    1.2. Nhắc lại giải phẫu ứng dụng vùng cổ 4
    1.2.1. Giới hạn, phân chia vùng cổ theo giải phẫu định khu . 4
    1.2.2. Các cân của cổ . 9
    1.2.3. Các khoang tổ chức liên kết ở cổ . 13
    1.3. Chẩn đoán áp xe vùng cổ 18
    1.3.1. Nguyên nhân 18
    1.3.2. Cơ chế bệnh sinh . 19
    1.3.3. Triệu chứng lâm sàng 19
    1.3.4. Cận lâm sàng 21
    1.3.5. Chẩn đoán . 23
    1.3.6. Tiến triển và biến chứng . 29
    1.3.7. Điều trị 30

    CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 33
    2.1. Đối tượng nghiên cứu 33
    2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ . 34
    2.2. Phương pháp nghiên cứu . 34
    2.2.1. Thiết kế nghiên cứu . 34
    2.2.2. Phương tiện thăm khám 35
    2.2.3. Các bước tiến hành nghiên cứu 35
    2.3. Xử lý số liệu 39
    2.4. Địa điểm nghiên cứu . 39
    2.5. Đạo đức nghiên cứu 39

    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 40
    3.1. Tình hình chung 40
    3.1.1. Các loại áp xe vùng cổ 40
    3.1.2. Tuổi . 42
    3.1.3. Giới 43
    3.1.4. Địa dư 44
    3.1.5. Tình hình bệnh nhân mắc bệnh theo mùa 45
    3.1.6. Thời gian từ khi có biểu hiện đầu tiên đến khi vào viện . 46
    3.1.7. Nguyên nhân gây áp xe 47
    3.1.8. Bệnh lý toàn thân phối hợp liên quan đến nguyên nhân 48
    3.2. Đặc điểm lâm sàng 50
    3.2.1. Triệu chứng toàn thân của 5 loại áp xe vùng cổ hay gặp 50
    3.2.2. Triệu chứng cơ năng và thực thể đặc trưng của 5 áp xe vùng cổ hay gặp 51
    3.2.3. Đặc điểm lâm sàng của 5 loại áp xe vùng cổ hay gặp 53
    3.3. Đối chiếu đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh . 64
    3.3.1. Đối chiếu lâm sàng với siêu âm . 64
    3.3.2. Đối chiếu lâm sàng với chụp cổ nghiêng . 66
    3.3.3. Đối chiếu các loại áp xe vùng cổ và chụp cổ thẳng 69
    3.3.4. Đối chiếu các loại áp xe vùng cổ với chụp phổi thẳng . 70
    3.3.5. Đối chiếu các loại áp xe vùng cổ và chụp CT.Scan . 71
    3.3.6. Đối chiếu lâm sàng và xét nghiệm máu . 72
    3.3. Biến chứng của các Ap xe cổ 72
    3.4. Điều trị các áp xe vùng cổ . 74
    3.4.1. Các phương pháp phẫu thuật đã áp dụng 74
    3.3.2. Các hình thức điều trị hỗ trợ khác . 75
    3.3.3. Điều trị nội khoa 77
    3.3.4. Thời gian điều trị trung bình . 78
    3.3.5. Kết quả điều trị . 79

    CHUONG 4: BÀN LUẬN 81
    4.1. Tình hình chung 81
    4.1.1. Các loại áp xe vùng cổ 81
    4.1.2. Tuổi. 82
    4.1.3. Giới tính 82
    4.1.4. Địa dư . 83
    4.1.5. Theo tháng (mùa) 83
    4.1.6. Thời gian từ khi có triệu chứng đầu tiên đến khi nhập viện . 83
    4.1.7. Nguyên nhân gây áp xe 84
    4.1.8. Bệnh toàn thân phối hợp có liên quan tới yếu tố nguyên nhân 85
    4.2. Đặc điểm lâm sàng 86
    4.2.1. Triệu chứng toàn thân . 86
    4.2.2. Các Triệu chứng cơ năng của 5 loại áp xe vùng cổ hay gặp 88
    4.2.3. Các triệu chứng thực thể của 5 loại áp xe vùng cổ thường gặp 89
    4.2.4. Đặc điểm lâm sàng của 17 áp xe do rò xoang lê . 89
    4.2.5. Đặc điểm lâm sàng của 16 áp xe cạnh cổ do hóc. 91
    4.2.6. Đặc điểm lâm sàng của 11 áp xe quanh Amiđan 91
    4.2.7. Đặc điểm lâm sàng của 7 áp xe toả lan 93
    4.2.8. Đặc điểm lâm sàng của 5 áp xe họng . 94
    4.2.9. Đối chiếu các triệu chứng cơ năng của 5 loại áp xe hay gặp ở cổ . 94
    4.3. Đối chiếu đặc điểm lâm sàng với chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm
    máu. 96
    4.3.1. Siêu âm 96
    4.3.2. Chụp Xquang . 97
    4.4. Biến chứng của áp xe vùng cổ . 100
    4.5. Rút kinh nghiệm cho điều trị 102
    4.5.1. Các phương pháp phẫu thuật đã được áp dụng 102
    4.5.2. Các hình thức điều trị hỗ trợ khác . 103
    4.5.3. Điều trị nội khoa 103
    4.5.4. Thời gian điều trị khỏi ra viện 104
    4.5.5. Kết quả điều trị . 105



    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Về giải phẫu vùng cổ có một vai trò đặc biệt quan trọng đối với cơ thể vì có nhiều cơ quan trọng yếu đối với sự sinh tồn của cơ thể đi qua nh­ mạch máu, thần kinh, hô hấp, tiêu hoá [10]. Hơn nữa do cấu trúc giải phẫu tổ chức liên kết (TCLK) vùng cổ hết sức lỏng lẽo, không có khả năng co lại và khoanh vùng ổ viêm. Tổ chức này lại liên quan rộng rãi với TCLK trung thất nên các ổ nhiễm khuẩn vùng cổ dễ lan xuống trung thất dẫn đến bệnh cảnh rất hiểm nghèo [23]
    Áp xe vùng cổ là hiện tượng viêm nhiễm, gây phù nề và làm mủ của TCLK. Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như: các đường rò bẩm sinh vùng cổ, các chấn thương do dị vật thực quản, các chấn thương của vùng họng, cổ, các biến chứng của viêm Amyđan, viêm VA, các nhiễm trùng vùng đầu mặt cổ hay răng miệng gây ra.Tuy nhiên cũng có những trường hợp không xác định được đường vào của quá trình viêm [6], [39].
    Áp xe vùng cổ thường do nhiễm khuẩn cấp tính nặng, bệnh thường lan rộng, và có sự phối hợp cộng lực của cả vi khuẩn ưa khí và kỵ khí [39]. Đây là một cấp cứu trong tai mũi họng [9], việc chẩn đoán xác định không chỉ dựa vào lâm sàng mà cũng cần đến các xét nghiệm khác, không thể thiếu được nh­: Xquang, nội soi, siêu âm v.v [19], [90]. Điều đó giúp cho việc xác định bệnh đúng và điều trị hiệu quả, kịp thời. Trong các năm gần đây với sự cập nhật của chẩn đoán hình ảnh, vi trùng và các loại kháng sinh thế hệ mới cũng đã giúp cho chẩn đoán và điều trị các áp xe vùng cổ có nhiều tiến bộ, tiên lượng bệnh ngày càng tốt hơn.
    Ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu về từng loại áp xe của vùng cổ nh­: áp xe Amiđan, áp xe cạnh cổ, các đường rò vùng cổ [21, 6, 16]. Nhưng cũng còn một số loại áp xe khác chưa được đề cập và nghiên cứu như: áp xe tuyến giáp, tuyến mang tai, viêm tấy vùng cổ do răng v.v và nhất là các nghiên cứu mang tính tổng hợp bệnh để chỉ ra tỷ lệ của từng loại, triệu chứng đặc trưng, sự khác và giống nhau của các nguyên nhân gây ra sự phù hợp hoặc không phù hợp giữa lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh cũng chưa được đề cập đến. Chính vì vậy chúng tôi tập trung thực hiện đề tài: “Nghiên cứu hình thái lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh của áp xe vùng cổ”
    Nhằm các mục tiêu sau:
    1. Mô tả đặc điểm lâm sàng của áp xe vùng cổ.
    2. Đối chiếu các đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh của các áp xe vùng cổ để rót kinh nghiệm cho điều trị.
     
Đang tải...