Luận Văn Nghiên cứu hình thái lâm sàng hình ảnh nôi soi và giá trị của PCR-TB trong chẩn đoán lao thanh quản

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 19/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đặt vấn đề
    Theo số liệu ước tính của Tổ chức y tế giới (TCYTTG) hiện nay có khoảng 1/3 dân số thế giới nhiễm lao, toàn cầu có 20 triệu người mắc lao, hằng năm xuất hiện 8,7 triệu người mắc lao mới, cứ 4 giây có 1 người mắc lao, cứ 10 giây có một người chết do lao, 5.000 người chết mỗi ngày và 2- 3 triệu người mỗi năm.
    Bệnh lao là nguyên nhân tử vong hàng đầu trong các bệnh nhiễm trùng và là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở phụ nữ và người nhiễm HIV. 98% tử vong ở các nước đang phát triển, 75% tử vong ở độ tuổi lao động. Việt nam là một trong 22 nước có số bệnh nhân lao cao nhất thế giới. Đây thực sự là thách thức và là gắng nặng lớn cả về kinh tế, xã hội cho các nước có tỉ lệ bệnh lưu hành cao
    Lao thanh quản là một thể lao ngoài phổi, theo nghiên cứu của nhièu tác giả tỉ lệ lao thanh quản đứng hàng thứ 4- 5 trong các thể lao ngoài phổi. Lao thanh quản có khả năng lây nhiễm rất cao. Một người mắc lao AFB(+) trong đờm một năm có thể lây nhiễm cho 10 đến 15 người. NÕu không phát hiện sớm sẽ là nguồn lây trong cộng đồng, việc điều trị muộn, điều trị không đúng sẽ để lại những di chứng ảnh hưởng đến giọng nói, nuốt và thở của người bệnh. Do vậy phát hiện lao thanh quản và điều trị kịp thời sẽ góp phần cắt đứt nguồn lây trong cộng đồng
    Lao thanh quản thường đồng hành với lao phổi, tuy vậy vẫn có những trường hợp chỉ tổn thương đơn thuần ở thanh quản, vì vậy việc chẩn đoán dễ nhầm lẫn với những tổn thương khác ở thanh quản như ung thư, viêm do các nguyên nhân khác nhau. Chỉ khi làm đầy đủ các xét nghiệm mới chẩn đoán chính xác mà không bị bỏ sót
    Ngày nay có rất nhiều kỹ thuật được áp dụng để chẩn đoán lao nói chung và lao thanh quản nói riêng. Các kỹ thuật đều có ưu điểm và những hạn chế, trong nhiều trường hợp khó cần kết hợp nhiều kỹ thuật để chẩn đoán xác định.
    Kỹ thuật PCR (polymerase chain reaction) là mét trong những kỹ thuật mới được áp dụng trong chẩn đoán các bệnh nhiễm khuẩn nói chung và bệnh lao nói riêng. Ở Việt Nam PCR đã được sử dụng trong chẩn đoán một số thể lao ngoài phổi, nhưng chưa có một nghiên cứu nào được tién hành ứng dụng PCR vào chẩn đoán lao thanh quản. Việc áp dụng một phương pháp chẩn đoán có độ nhậy và độ đặc hiệu cao như PCR sẽ giúp phát hiện sớm những trường hợp lao thanh quản khó chẩn đoán, từ đó có thể điều trị sớm tránh được di chứng và góp phần phòng bệnh cho cộng đồng. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành đề tài nhằm mục tiêu:
    1/ Nghiên cứu hình thái lâm sàng, hình ảnh nội soi của lao thanh quản
    2// Đối chiếu kỹ thuật PCR- TB với lâm sàng và hình ảnh nội soi trong lao thanh quản
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...