Tiến Sĩ Nghiên cứu Hình thái học u biểu mô buồng trứng ( FULL TEXT)

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 20/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIÊN SĨ Y HỌC

    Mục lục

    Nội dung Trang

    Đặt vấn đề 1

    Chương 1: Tổng quan Tưi liệu 3

    1.1 Những điểm cơ bản về phôi thai và cấu trúc mô học của buồng trứng
    1.1.1 Vùng vỏ 4
    1.1.2 Vùng tủy 4
    1.1.3 Tuyến kẽ buồng trứng 5
    1.1.4 Tế bào rốn buồng trứng 5
    1.1.5 Các nang trứng chưa phát triển 6
    1.1.6 Nang trứng nguyên phát 6
    1.1.7 Nang trứng thứ phát 7
    1.1.8 Nang trứng chín (nang trứng de Graaf) 7
    1.1.9 Tuyến hoàng thể 7
    1.1.10 Nang trứng thoái triển 8
    1.2 Tạo mô học và bệnh sinh của u biểu mô buồng trứng 8
    1.2.1 Tạo mô học 8
    1.2.2 Bệnh sinh và bệnh nguyên 10
    1.3 Dịch tễ học ung thư buồng trứng 12
    1.3.1 Trên thế giới 12
    1.3.2 ở Việt Nam 15
    1.3.3 Tỷ lệ các u buồng trứng 16
    1.4 Phân loại u buồng trứng 17
    1.4.1 Phân loại mô học 18
    1.4.1.1 Sơ lược về lịch sử phân loại u buồng trứng 18
    1.4.1.2 Phân loại mô học những u buồng trứng của TCYTTG năm 21
    2003
    1.4.2 Phân loại của FIGO và TNM của u buồng trứng 27
    1.5 Hoá mô miễn dịch 30
    1.5.1 Kháng nguyên ung thư bào thai (CEA) 31
    1.5.2 Kháng nguyên màng tế bào biểu mô (EMA) 31
    1.5.3 Các keratin 31
    1.5.4 ứng dụng của một số cytokeratin trong chẩn đoán 32
    1.5.5 Thụ thể estrogen và progesteron (ER và PR) 34
    1.5.6 Ki-67 và p53 34
    1.5.7 Her-2/neu 36

    Chương 2: chất liệu vư phương pháp nghiên cứu 38

    2.1 Chất liệu nghiên cứu 38
    2.1.1 Nhóm 1 38
    2.1.2 Nhóm 2 38
    2.1.3 Nhóm 3 38
    2.2 Phương pháp nghiên cứu 39
    2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 39
    2.2.2 Nghiên cứu đại thể 39
    2.2.3 Nghiên cứu mô bệnh học 39
    2.2.4 Các tiêu chuẩn mô bệnh học của bảng phân loại mô học u biểu mô buồng trứng của TCYTTG (2003)
    2.2.4.1 Các u biểu mô thanh dịch 40
    2.2.4.2 Các u chế nhầy 40
    2.2.4.3 Các u dạng nội mạc tử cung 41
    2.2.4.4 Các u tế bào sáng 41
    2.2.4.5 Các u tế bào chuyển tiếp 42
    2.2.4.6 Ung thư biểu mô không biệt hoá 43
    2.2.5 Nghiên cứu hoá mô miễn dịch 43
    2.2.6 Đánh giá kết quả 44

    Chương 3: Kết quả nghiên cứu 45

    3.1 Đặc điểm chung của bệnh nhân theo tuổi 45
    3.2 Đặc điểm hình thái của u biểu mô buồng trứng 46
    3.2.1 Phân bố các loại u biểu mô buồng trứng 46
    3.2.2 Phân bố các u biểu mô theo typ mô bệnh học 46
    3.2.3 Phân bố tuổi bệnh nhân trong từng nhóm u biểu mô 47
    3.2.3.1 Phân bố u biểu mô buồng trứng lành tính theo nhóm tuổi 47
    3.2.3.2 Phân bố u biểu mô buồng trứng giáp biên theo nhóm tuổi 49
    3.2.3.3 Phân bố ung thư biểu mô buồng trứng theo nhóm tuổi 50
    3.2.4 Đặc điểm đại thể các u biểu mô buồng trứng 51
    3.2.4.1 Phân bố u theo kích thước 51
    3.2.4.2 Phân bố u theo đặc điểm mặt ngoài của u 51
    3.2.4.3 Phân bố u theo đặc điểm chất chứa trong u 52
    3.2.4.4 Phân bố u theo đặc điểm diện cắt 52
    3.2.4.5 Di căn 53
    3.3 Phân bố các typ mô bệnh học của u biểu mô giáp biên và 61
    ung thư biểu mô buồng trứng
    3.4 Đặc điểm vi thể của u biểu mô buồng trứng lành tính 62
    3.4.1 U biểu mô thanh dịch 62
    3.4.2 U biểu mô chế nhầy 63
    3.4.3 U biểu mô dạng nội mạc tử cung 64
    3.4.4 U Brenner lành tính 64
    3.4.5 U tế bào sáng 64
    3.5 Đặc điểm vi thể của ung thư biểu mô buồng trứng 65
    3.5.1 Ung thư biểu mô thanh dịch 65
    3.5.2 Ung thư biểu mô chế nhầy 66
    3.5.3 Ung thư biểu mô dạng nội mạc tử cung 68
    3.5.4 Ung thư biểu mô tế bào sáng 72
    3.5.5 U Brenner ác tính, u tế bào chuyển tiếp không Brenner ác 73
    tính và ung thư tế bào vảy
    3.5.6 Ung thư biểu mô không biệt hóa 75
    3.6 Đặc điểm vi thể u biểu mô giáp biên của buồng trứng 77
    3.6.1 U thanh dịch giáp biên 77
    3.6.2 U biểu mô chế nhầy giáp biên 79
    3.6.3 U biểu mô dạng nội mạc giáp biên 81
    3.6.4 U biểu mô tế bào sáng giáp biên 82
    3.6.5 U Brenner giáp biên 82
    3.7 Kết quả nhuộm hoá mô miễn dịch 83

    Chương 4: Bàn luận 103

    4.1 Phân bố bệnh nhân theo tuổi và typ mô bệnh học 103
    4.2 Đặc điểm đại thể 107
    4.2.1 Phân bố u theo kích thước 107
    4.2.2 Phân bố u theo đặc điểm mặt ngoài 108
    4.2.3 Phân bố u theo chất chứa trong u 108
    4.2.4 Phân bố u theo đặc điểm diện cắt 109
    4.3 Đặc điểm mô bệnh học 112
    4.3.1 Đặc điểm mô bệnh học u biểu mô buồng trứng lành tính 112
    4.3.1.1 U thanh dịch 112
    4.3.1.2 U chế nhầy 112
    4.3.1.3 U dạng nội mạc tử cung 113
    4.3.1.4 U tế bào sáng 113
    4.3.1.5 U Brenner lành tính 114
    4.3.2 Đặc điểm mô bệnh học ung thư biểu mô buồng trứng 114
    4.3.2.1 Ung thư thanh dịch 114
    4.3.2.2 Ung thư biểu mô chế nhầy 117
    4.3.2.3 Ung thư dạng nội mạc 119
    4.3.2.4 Ung thư tế bào sáng 124
    4.3.2.5 U Brenner, u tế bào chuyển tiếp ác tính và ung thư tế bào vảy 125
    4.3.2.6 Ung thư không biệt hóa 128
    4.3.3 Đặc điểm mô bệnh học u biểu mô buồng trứng giáp biên 129
    4.3.3.1 U thanh dịch giáp biên 130
    4.3.3.2 U chế nhầy giáp biên 135
    4.3.3.3 U dạng nội mạc giáp biên 139
    4.3.3.4 U Brenner giáp biên 140
    4.4 Đặc điểm hoá mô miễn dịch 141

    Kết luận 146
    Kiến nghị 148

    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Buồng trứng là một cơ quan có nguồn gốc bào thai phức tạp. Ngoài chức năng tạo giao tử, buồng trứng còn là tuyến nội tiết và chịu ảnh hưởng của những tuyến nội tiết khác đặc biệt là vùng dưới đồi và tuyến yên [2], [61]. Do những đặc
    điểm trên, buồng trứng luôn có những thay đổi rõ rệt về mặt hình thái cũng như chức năng trong suốt cuộc đời của người phụ nữ. Đó là cơ sở dẫn tới những rối loạn không hồi phục, mà từ đó phát triển thành bệnh lý, đặc biệt là sự hình thành các u. Một trong những u phổ biến nhất của buồng trứng là các u biểu mô, chúng có nguồn gốc từ biểu mô bề mặt buồng trứng hoặc từ những nang vùi biểu mô ở vùng vỏ và thường xảy ra ở các phụ nữ ở độ tuổi sinh sản. Các u biểu mô buồng trứng bao gồm nhiều typ biểu mô khác nhau có mô đệm thay đổi từ nhiều tới ít.
    Đặc tính sinh học của các u buồng trứng khác nhau tùy thuộc vào typ mô học. Chính vì vậy mà các u buồng trứng phức tạp trong cơ chế sinh bệnh và biểu hiện đa dạng về mặt hình thái hơn bất kỳ mô tạng nào khác trong cơ thể người [102].

    Ở Việt Nam, ung thư buồng trứng xếp hàng thứ 3 các ung thư ở phụ nữ [1], [8]. Theo nghiên cứu của Đặng Văn Dương, Trần Bằng và Đinh Thế Mỹ tỷ lệ ung thư biểu mô chiếm khoảng 48,30% đến 61,98% tổng số ung thư buồng trứng [6], [17]. Thống kê của bệnh viện K Hà nội từ năm 1991- 1995 cho thấy tỷ lệ ung thư buồng trứng chuẩn theo tuổi là 3,6/100.000 dân, chiếm 4% tổng số các ung thư ở phụ nữ. Theo báo cáo của Nguyễn Bá Đức giai đoạn 2001-2004, tại 5 tỉnh thành, gồm Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Thừa Thiên Huế và Cần Thơ, tỷ lệ mắc ung thư buồng trứng chuẩn theo tuổi / 100.000 dân lần lượt như sau: 4,7 (xếp thứ 6); 2,5 (xếp thứ 8); 1,2 (xếp thứ 12); 2,1 (xếp thứ 9) và 6,5 (xếp thứ 5) [8].

    Trên thế giới, tỷ lệ ung thư buồng trứng chiếm khoảng 30% tổng số các ung thư sinh dục nữ [29], ở các nước phát triển ung thư buồng trứng có tỷ lệ tương tự ung thư thân tử cung (35%) và ung thư xâm nhập cổ tử cung (27%) [81], [94]. Tỷ lệ chuẩn theo tuổi trong 100.000 phụ nữ thay đổi từ nhỏ hơn 2 trường hợp mắc mới ở hầu hết các nước Đông Nam á, và châu Phi tới trên 15 trường hợp mắc mới ở các nước châu Âu, châu Mỹ, trong đó các nước Bắc Mỹ, Tây Âu và úc có tỷ lệ cao nhất [66]. ở nước Mỹ, số phụ nữ chết vì ung thư buồng trứng lớn hơn số phụ nữ chết vì các ung thư khác ở vùng tiểu khung cộng lại. Ngày nay, tỷ lệ mắc u buồng trứng ở các nước Tây Âu không thay đổi hoặc có chiều hướng giảm nhẹ, trái lại chúng đang tăng lên ở một số nước vùng Đông á [43]. Theo kết quả nghiên cứu của một số tác giả Nam Mỹ có tới 2/3 các u buồng trứng được phát hiện ở lứa tuổi sinh sản và 5% các u buồng trứng ở trẻ em. Tỷ lệ
    u buồng trứng giảm rõ rệt ở tuổi > 80 [37], [44].

    Phụ nữ bị ung thư buồng trứng có tiên lượng xấu, tỷ lệ còn sống sau 5 năm là 32% [33]. Ung thư buồng trứng thường không có biểu hiện lâm sàng, nếu có cũng thường kín đáo dễ nhầm với các triệu chứng bệnh đường tiêu hóa. Vì lẽ đó có tới 70% bệnh nhân bị ung thư buồng trứng được phát hiện ở giai đoạn muộn [35]. Hiện nay có nhiều phương pháp chẩn đoán u buồng trứng, bao gồm chẩn
    đoán lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh, nội soi, tìm các chất chỉ điểm u (CEA, CA125 ) cho phép chẩn đoán u buồng trứng sớm hơn. Đặc biệt phương pháp nhuộm hoá mô miễn dịch với các dấu ấn CK7, CK20, ER, PR cho phép chẩn
    đoán xác định và/hoặc phân biệt trong một số trường hợp khó [48], [96], [115], [117], [118], mức độ bộc lộ của P53, Her2/neu và Ki67 cho phép đánh giá tiên lượng bệnh chính xác hơn [40], [80], [87], [124]. Tuy nhiên, chẩn đoán mô bệnh học luôn được coi là tiêu chuẩn vàng trong các phương pháp chẩn đoán u buồng trứng [24], [26], [39].

    Ở Việt nam, tuy có nhiều công trình nghiên cứu về u buồng trứng song hầu hết tập trung ở lĩnh vực lâm sàng mà còn có ít các công trình nghiên cứu về hình thái học, đặc biệt là chưa có công trình nào nghiên cứu về hình thái học các u buồng trứng giáp biên. Xuất phát từ những lý do trên, dựa vào các tiêu chuẩn của phân loại mô học các u buồng trứng của TCYTTG (2003) chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm các mục tiêu sau:
    1. Xác định đặc điểm hình thái học của các loại u biểu mô buồng trứng.
    2. Nhận xét sự bộc lộ của một số dấu ấn miễn dịch trong các ung thư biểu mô buồng trứng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...