Chuyên Đề Nghiên cứu hình ảnh và thái độ của người tiêu dùng tại Đà Nẵng với HonDa Air Blade

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    GIỚI THIỆU CHUNG

    Việt Nam 1 quốc gia có hơn 87 triệu dân, nơi mà phương tiện di chuyển chủ yếu chính là xe máy và các loại xe gắn máy 2 bánh khác.Có thể nói xe máy là phương tiện giao thông phổ biến và phù hợp với người tiêu dung Việt Nam bởi nhiều nguyên nhân: tình trạng giao thông, mức thu nhập, cơ sở giao thông, vật chất kỹ thuật Đặc biệt là các thành phố lớn như Đà Nẵng, một thành phố năng động, hiện đại với mức thu nhập trung bình của người dân khá cao, nhu cầu thể hiện bản thân cũng được đánh giá rất cao, do đó việc sở hữu một chiếc xe tay ga còn thể hiện phong cách, cá tính, đẳng cấp cũng như tiềm năng kinh tế của ngưòi sử dụng. Theo số liệu thống kê cho đến năm 2010 thì lượng tiêu thụ xe tay ga tăng lên vượt bật trong đó thương hiệu AirBlade của Honda là sự lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng trên địa bàn Đà Nẵng.
    Nắm bắt được yêu cầu đó, HonDa đã cho ra đời dòng xe tay ga Air Blade với thiết kế vô cùng ấn tượng, ngay sau khi Yamaha 1 hãng cạnh tranh của nó cho ra đời 2 dòng xe tay ga mới vào thị trường.
    Có thể nói HonDa AirBlade đã đáp ứng được nhu cầu mới của người tiêu dùng, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường. Và doanh số hằng năm không ngừng tăng trưởng.Thế nhưng, hiện nay với dòng xe AirBlade 2011 đã có nhiều thay đổi về kiểu dáng. Có những ý kiến trái chiều về về dòng xe này, vì vậy:


    Kiểm tra hình ảnh thương hiệu xe để có thể cái thiện và nâng cao hình ảnh thương hiệu.
    Đo lường, thăm dò hình ảnh của HonDa AirBlade trong tâm trí người tiêu dùng.
    Nghiên cứu thái độ của người tiêu dùng đối với HonDa nói chung và AirBlade nói riêng để có thể nắm bắt được niềm tin của người tiêu dùng vào sản phẩm cũng như thương hiệu lâu năm trên thị trường xe máy Việt Nam đó là HonDa.
    Cuối cùng, có thể kiểm định và đánh giá ban đầu về tài sản thương hiệu của HonDa, 1 thương hiệu được người dân Việt tin dùng và yêu mến qua nhiều năm bởi chất lượng.Và bây giờ người tiêu dùng lại biết đến nó như 1 dòng xe với mẫu mã hiện đại thông qua hình ảnh của thương hiệu AirBlade.
    Đó là lý do để nhóm Dreams high lựa chọn đề tài :"Nghiên cứu hình ảnh và thái độ của người tiêu dùng tại Đà Nẵng với HonDa Air Blade".
    Đề tài với mục tiêu chính đó là :


    Nhận diện được hình ảnh thương hiệu AirBlade của người tiêu dùng tại Đà Nẵng.
    Nhận diện được niềm tin với thương hiệu từ đó có thể biết các yếu tố cơ bản hình thành thái độ với thương hiệu AirBlade.
    Nhận diện các chênh lệch thực tế so với các chiến lược định vị công ty, từ đó có thể đề ra các đề xuất hữư ích và hiệu quả.
    Làm cơ sở cho các nghiên cứu về sau,cũng như cung cấp các nguồn tư liệu để có thể xây dựng hơn nữa thương hiệu AirBlade nói riêng & HonDa nói chung.
    Đối tượng nghiên cứu chính là : mọi đối tượng tiêu dùng đã biết, nghe hoặc đã, đang dùng sản phẩm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Độ tuổi chính từ 18- 45 tuổi.
    Phạm vi nghiên cứu: với các mục tiêu như trên, đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu 2 trong 4 thành tố trong tháp xây dựng thương hiệu mạnh (CBBE) đó là : hình ảnh & thái độ, với địa bàn chủ yếu là tại thành phố Đà Nẵng, các khu vực trung tâm thành phố.
    Với mục tiêu đã đề ra, dự án được cấu thành gồm 4 phần như sau:
    Phần A : CƠ SỞ LÝ LUẬN
    Phần B : NGHIÊN CỨU HÌNH ẢNH & THÁI ĐỘ CỦA KHÁCH HÀNG VỚI AIRBLADE
    Phần C : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU HIỆN TẠI
    Phần D : NHẬN DIỆN & ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
    Phần E : KẾT LUẬN
    Trong quá trình thực hiện, nhóm xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của TS.Phạm Thị Lan Hương-Trưởng bộ môn Marketing-Khoa QTKD- ĐH Kinh Tế Đà Nẵng đã có những góp ý & chỉ dẫn tận tình để nhóm có thể hoàn thành dự án nghiên cứu thương hiệu của mình.
    Trong quá trình thực hiện, dù đã cố gắng tuy nhiên chắc chắn cũng còn vài thiếu sót, do vậy mọi ý kiến đóng góp cho đề tài xin gửi về nhóm DREAMS HIGH _ Khoa QTKD_Trường ĐH Kinh Tế_ ĐH Đà Nẵng
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...