Đồ Án Nghiên cứu hình ảnh cắt lớp vi tính và một số đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ­­­­BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC
    LUẬN ÁN CHUYÊN KHOA CẤP II
    2010



    MỤC LỤC
    Trang
    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
    1.1. Tình hình nghiên cứu bệnh lý ung thư đại trực tràng 3
    1.2. Đặc điểm giải phẫu, chức năng sinh lý đại trực tràng 5
    1.3. Giải phẫu bệnh ung thư đại trực tràng . 10
    1.4. Dịch tễ, sinh bệnh học ung thư đại trực tràng . 15
    1.5. Đặc điểm bệnh học của ung thư đại trực tràng 17
    1.6. Chẩn đoán hình ảnh ung thư đại trực tràng . 20
    Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
    2.1. Đối tượng nghiên cứu . 29
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 29Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 42
    3.1. Đặc điểm chung 42
    3.2. Đặc điểm lâm sàng 45
    3.3. Đặc điểm tổn thương trên cắt lớp vi tính 47
    3.4. Đặc điểm tổn thương trong quá trình phẫu thuật . 52
    3.5. Đặc điểm giải phẫu bệnh 55
    3.6. Giá trị của cắt lớp vi tính đối chiếu với phẫu thuật 58
    Chương 4: BÀN LUẬN . 62
    4.1. Đặc điểm chung 62
    4.2. Đặc điểm lâm sàng 65
    4.3. Đặc điểm tổn thương trên cắt lớp vi tính 67
    4.4. Đặc điểm tổn thương trong quá trình phẫu thuật . 72
    4.5. Đặc điểm giải phẫu bệnh 75
    4.6. Giá trị của cắt lớp vi tính đối chiếu với phẫu thuật 77
    KẾT LUẬN 83
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC

    DANH MỤC CÁC BẢNG
    Trang
    Bảng 1.1. Phân chia giai đoạn ung thư đại trực tràng của AJCC- 1997 . 14
    Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi 42
    Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo giới 43
    Bảng 3.3. Phân bố bệnh nhân theo địa dư 44
    Bảng 3.4. Thời gian từ lúc có triệu chứng đến lúc vào viện 45
    Bảng 3.5. Các triệu chứng lâm sàng của ung thư đại tràng . 45
    Bảng 3.6. Triệu chứng lâm sàng của ung thư trực tràng . 46
    Bảng 3.7. Tình trạng thiếu máu 46
    Bảng 3.8. Vị trí khối u đại trực tràng trên cắt lớp vi tính . 47
    Bảng 3.9. Phân bố khối u trực tràng trên cắt lớp vi tính 47
    Bảng 3.10. Kích thước khối u trên cắt lớp vi tính . 48
    Bảng 3.11. Đặc điểm độ hẹp lòng ruột trên cắt lớp vi tính .49
    Bảng 3.12. Hình ảnh tổn thương u trên cắt lớp vi tính . 49
    Bảng 3.13. Đặc điểm xâm lấncủa khối u trên cắt lớp vi tính 50
    Bảng 3.14. Đặc điểm tổn thương hạch trên cắt lớp vi tính . 50
    Bảng 3.15. Đặc điểm di căn trên cắt lớp vi tính . 51
    Bảng 3.16 Đặc điểm hình ảnh di căn gan trên cắt lớp vi tính 51
    Bảng 3.17. Phân bố khối u trên khung đại tràng trong quá trình phẫu thuật .52
    Bảng 3.18. Phân bố vị trí khối u trực tràng trong quá trình phẫu thuật 53
    Bảng 3.19. Kích thước khối u trong quá trình phẫu thuật . 53
    Bảng 3.20. Đặc điểm xâm lấn của khối u trong quá trình phẫu thuật .54
    Bảng 3.21. Đặc điểm tổn thương hạch trong quá trình phẫu thuật . 54
    Bảng 3.22. Đặc điểm di căn trong quá trình phẫu thuật 55
    Bảng 3.23. Hình ảnh đại thể u 55
    Bảng 3.24. Hình ảnh vi thể của u 56
    Bảng 3.25. Phân theo độ biệt hoá . 56
    Bảng 3.26. Phân loại ung thư đại trực tràng theo Dukes cải biên 57
    Bảng 3.27. Đối chiếu khả năng chẩn đoán có u . 58
    Bảng 3.28. Đối chiếu vị trí u đại tràng 58
    Bảng 3.29. Đối chiếu vị trí cách rìa hậu môn của u trực tràng . 59
    Bảng 3.30. Đối chiếu kích thước khối u 59
    Bảng 3.31. Đối chiếu sự xâm lấn của khối u ở các giai đoạn . 60
    Bảng 3.32 Đối chiếu hạch ở các giai đoạn . 60
    Bảng 3.33. Đánh giá khả năng phát hiện di căn 61
    Bảng 4.1. So sánh kết quả về giới ung thư đại trực tràng 64
    Bảng 4.2. Phân bố vị trí u trực tràng của một số nghiên cứu 74


    DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
    trang
    Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân ung thư đại trực tràng theo giới . 44
    Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân ung thư đại trực tràng theo địa dư . 45
    Biểu đồ 3.3. Phân bố vị trí khối u trực tràng trên cắt lớp vi tính 49
    Biểu đồ 3.4. Phân bố khối u trên khung đại tràng trong quá trình phẫu thuật 53
    Biểu đồ 3.5. Phân bố vị trí của u trực tràng trong quá trình phẫu thuật. 54
    Biểu đồ 3.6. Phân loại ung thư đại trực tràng theo Dukes cải biên 58

    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Ung thư đại trực tràng là một bệnh ác tính có tỷ lệ mắc cao trên thế giới, đứng hàng thứ hai trong các bệnh ung thư cả hai giới chỉ sau ung thư phổi ở nam và ung thư vú ở nữ giới [14], [35]. Ở các nước công nghiệp phát triển như Tây Âu, Bắc Mỹ . nơi có khẩu phần ăn nhiều mỡ thịt, ít xơ thì tỷ lệ ung thư đại trực tràng rất cao [7], [74]. Tại Hoa Kỳ năm 2007 phát hiện mới 153.760 người mắc bệnh ung thư đại trực tràng, xếp thứ ba sau ung thư phổi và tiền liệt tuyến ở nam và có 52.180 bệnh nhân bị tử vong [77]. Tại Việt Nam ung thư đại trực tràng đứng hàng thứ năm trong các loại ung thư sau ung thư dạ dày, phổi, vú, vòm họng và đứng thứ ba trong các ung thư đường tiêu hoá sau ung thư gan, ung thư dạ dày [1], [9], [35]. Theo số liệu ghi nhận tình hình ung thư ở Hà Nội 2001 - 2005, tỷ lệ mới mắc của ung thư đại trực tràng ở nam là 13,5/100.000 và nữ là 9,8/100.000 [16].
    So với các loại ung thư khác thì ung thư đại trực tràng tiên lượng tốt hơn, tỷ lệ sống sót 5 năm sau điều trị nếu ở giai đoạn Dukes A là 90 - 95%, ở Dukes C tỷ lệ còn 49%, nhưng đã ở giai đoạn Dukes D thì chỉ là 12% [46]. Do tỷ lệ mắc ung thư đại trực tràng gia tăng cùng với thực tế việc chẩn đoán sớm và điều trị có hiệu quả, nên bệnh này đã được nhiều nước khuyến cáo nên được sàng lọc sẽ mang lại kết quả điều trị tốt. Như vậy vấn đề quan trọng có ý nghĩa quyết định tới kết quả điều trị là chẩn đoán sớm và chính xác [14], [60], [77].
    Trước đây đã có nhiều phương pháp để chẩn đoán các tổn thương của đại trực tràng như tìm máu ẩn trong phân, chụp đại tràng baryte, chụp đại tràng đối quang kép. Từ thập niên 70 đến nay kỹ thuật tin học không ngừng phát triển và ứng dụng vào Y học, nhiều phương pháp chẩn đoán như siêu âm, nội soi, chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ ra đời giúp cho việc chẩn đoán ung thư đại trực tràng ngày càng chính xác hơn [64], [76], [85], [86].
    Ở nước ta trong những năm gần đây siêu âm, cắt lớp vi tính, nội soi đang trở thành phương tiện chẩn đoán được trang bị phổ cập dần đến tuyến Tỉnh, tuyến Huyện. Nhưng một thực tế đáng lo ngại là đa số bệnh nhân ung thư đại trực tràng đến các tuyến điều trị đều ở giai đoạn muộn. Một trong những lý do của tình trạng trên là sự đa dạng của các phương tiện chẩn đoán hiện nay chưa có sự lựa chọn thích hợp và thiếu tính phối hợp giữa các phương tiện của các Bác sỹ chuyên khoa [3], [19], [31].
    Nội soi sinh thiết là phương tiện được lựa chọn để chẩn đoán ung thư đại trực tràng. Cắt lớp vi tính không những chẩn đoán có u, vị trí và kích thước u mà còn giúp đánh giá múc độ xâm lấn trong thành ruột, sự lan rộng ra xung quanh, tầm soát sự di căn các tạng, hạch, mạch máu và huyết khối trong lòng mạch trước phẫu thuật. Điều này rất cần thiết cho Bác sỹ ngoại khoa có thái độ đúng đắn xử lý trước, trong, sau phẫu thuật [52], [53], [82].
    Tại Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế hàng năm đã điều trị cho hàng chục bệnh nhân ung thư đại trực tràng và có nhiều nghiên cứu về các đặc điểm bệnh học, nội soi, cũng như nhận xét về phương pháp điều trị [6], [30], [32]. Để góp phần chẩn đoán ung thư đại trực tràng, đánh giá tổn thương trong thành ruột cũng như sự xâm lấn, di căn của tổn thương u, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu hình ảnh cắt lớp vi tính và một số đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng” nhằm 2 mục tiêu:
    1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng, hình ảnh cắt lớp vi tính của ung thư đại trực tràng.
    2. Xác định giá trị của cắt lớp vi tính trong chẩn đoán, đánh giá xâm lấn và di căn so với kết quả phẫu thuật.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...