Luận Văn Nghiên cứu hiệu quả xử lý nước thải thuỷ sản Công Ty TNHH ANGST – TRƯỜNG VINH bằng mô hình lọc sinh

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1.1 . ĐẶT VẤN ĐỀ
    Với đường bờ biển dài 3.260 km và diện tích gần 3.500.000 km2, Việt Nam được xem là nước có tài nguyên biển khá đa dạng và phong phú. Với thuận lợi đó, hàng năm ngành đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thuỷ hải sản chiếm tỷ trọng khá lớn trong kiêm ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đấy là minh chứng cho giá trị vô giá mà biển Việt Nam mang lại.
    Với quy mô đánh bắt mở rộng và nhu cầu nuôi trồng thuỷ sản không ngừng gia tăng. Trước những đòi hỏi về nguồn lương thực thực phẩm đó, các cơ sở sản xuất chế biến mặt hàng thuỷ sản cũng được xây dựng ngày càng nhiều, không những ở các khu vực có các ngư trường lớn mà còn ở cả các vùng lân cận, các khu dân cư, khu đô thị.
    Nhiều yếu tố tích cực mà mô hình sản xuất này mang lại đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho cộng đồng, đảm bảo lương thực, thực phẩm cho trong nước và xuất khẩu đều đã được thừa nhận. Tuy nhiên, phải nhìn nhận một vấn đề còn tồn tại là nạn ô nhiễm môi trường mà hoạt động này tác động là khá lớn. Với đặc tính dòng thải là giàu hữu cơ, nhiều nitơ, phosphore Đồng thời, về cảm quan mùi rất khó chịu cho cộng đồng, nước thải phát sinh từ hoạt động chế biến thuỷ sản này đã được nhận định là nguy hiểm cho môi trường và cho sinh thái, đặc biệt là hệ sinh thái thuỷ vực – khi mà hầu hết sông ngòi hiện nay là nơi tiếp nhận nguồn thải. Và khi đó, con người cũng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực.
    Nhận thức được khả năng gây nguy hại cho các thành phần môi trường, hầu hết các nhà máy sản xuất đều xây dựng các trạm xử lý nước thải để giảm nồng độ và tải lượng ô nhiễm trước khi xả là nguồn tiếp nhận. Tuy nhiên, hiệu quả xử lý là chưa cao, đồng thời cũng chưa có nghiên cứu đánh giá cụ thể hiệu quả xử lý của các công trình đó. Và Công Ty TNHH ANGST – TRƯỜNG VINH cũng là một trong số đó.
    Xuất phát từ những nhận thức đó, với mong muốn đóng góp một phần nhỏ của cá nhân vào công tác quản lý kỹ thuật dòng thải, dưới sự hướng dẫn của Thạc Sỹ Lâm Vĩnh Sơn đề tài “Nghiên cứu hiệu quả xử lý nước thải thuỷ sản Công Ty TNHH ANGST – TRƯỜNG VINH bằng mô hình lọc sinh học hiếu khí” ra đời.
    1.2 . MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
    Mục tiêu chính của đề tài là nghiên cứu hiệu quả xử lý nước thải thuỷ sản bằng quá trình lọc sinh học hiếu khí để:
    - Xác định hiệu quả xử lý tại các tỷ trọng khác nhau, từ đó xác định được tải trọng tối ưu.
    - Xác định các thông số động học của quá trình.
    1.3 . NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
    Nội dung nghiên cứu của đề tài bao gồm các phần sau:
    - Tổng quan về nước thải thuỷ sản
    - Tìm hiểu về các phương pháp xử lý nước thải thuỷ sản hiện nay.
    - Tổng quan về quá trình lọc sinh học hiếu khí.
    - Xây doing mô hình và vận hành mô hình phòng thí nghiệm với nhiều tải trọng khác nhau.
    - Xử lý số liệu thực nghiệm và đưa ra kết luận về tải trọng tối ưu và thông số động học của quá trình.
    1.4 . PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Đề tài được thực hiện dựa trên các phương pháp nghiên cứu sau:
    - Phương pháp thu thập tài liệu: dữ liệu được thu thập từ các kết quả nghiên cứu, các tài liệu và các trang web có liên quan.
    - Phương pháp khảo sát thực địa: tiến hành khảo sát về tính chất, thành phần nước thải.
    - Phương pháp xây dựng mô hình: vận hành mô hình mô phỏng ở qui mô phòng thí nghiêm để xử lý nước thải.
    - Phương pháp phân tích: các thông số đo và phương pháp phân tích tương ứng được trình bày trong bảng sau:
    Bảng 1.1: Các thông số và phương pháp phân tích
    STT Thông số Phương pháp phân tích
    1 pH Máy đo pH
    2 COD Phương pháp đun kín (K2Cr2O7)
    3 SS Phương pháp khối lượng
    4 Nitơ tổng Phương pháp chưng cất Kjeldahl
    5 Photpho tổng Phương pháp so màu

    1.5 . ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    - Đối tượng nghiên cứu: nước thải ngành chế biến thuỷ sản.
    - Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu quá trình lọc sinh học hiếu khí trên mô hình ở qui mô phòng thí nghiệm.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...