Tiến Sĩ Nghiên cứu hiệu quả lâu dài của phương pháp đặt thể thủy tinh nhân tạo trên mắt còn thể thủy tinh đi

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 27/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỤC LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ . 1
    Chương 1: TỔNG QUAN 3
    1.1. CẬN THỊ NẶNG .3
    1.1.1. Định nghĩa cận thị nặng 3
    1.1.2. Các nguy cơ của cận thị nặng .3
    1.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ CẬN THỊ NẶNG 4
    1.2.1. Các phương pháp điều trị không phẫu thuật . 4
    1.2.2. Các phương pháp phẫu thuật . 4
    1.3. PHẪU THUẬT PHAKIC HẬU PHÒNG ICL ĐIỀU TRỊ CẬN THỊ NẶNG 15
    1.3.1. Khái niệm về phẫu thuật Phakic hậu phòng ICL . 15
    1.3.2. Lịch sử phát triển của phẫu thuật Phakic hậu phòng . 15
    1.3.3. Cơ chế điều trị cận thị của phẫu thuật Phakic hậu phòng 18
    1.3.4. Chỉ định và chống chỉ định của phẫu thuật Phakic hậu phòng . 18
    1.3.5. Kỹ thuật mổ 18
    1.3.6. Kết quả lâu dài của phẫu thuật Phakic ICL 19
    1.3.7. Biến chứng của phẫu thuật Phakic ICL 27
    1.4. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KẾT QUẢ PHẪU THUẬT
    PHAKIC ICL . 32
    1.4.1. Một số yếu tố liên quan đến khúc xạ 32
    1.4.2. Các yếu tố liên quan đến kết quả phẫu thuật 34
    Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
    2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 38
    2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn . 38
    2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ . 38
    2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
    2.2.1.Thiết kế nghiên cứu . 39
    2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 39
    2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu 39
    2.3. PHƯƠNG TIỆN VÀ CÁCH THỨC NGHIÊN CỨU 40
    2.3.1. Phương tiện nghiên cứu . 40
    2.3.2. Thuốc phục vụ nghiên cứu 41
    2.3.3. Cách thức nghiên cứu 41
    2.3.4. Đánh giá kết quả lâu dài sau phẫu thuật 48
    2.3.5. Các yếu tố liên quan đến phẫu thuật . 52
    2.3.6. Xử lý số liệu 54
    2.3.7. Đạo đức nghiên cứu . 54
    Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 55
    3.1. ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN 55
    3.1.1. Đặc điểm chung 55
    3.1.2. Đặc điểm về chức năng 56
    3.1.3. Đặc điểm khúc xạ trước mổ 56
    3.1.4. Đặc điểm về giải phẫu trước mổ . 58
    3.2. KẾT QUẢ PHẪU THUẬT 59
    3.2.1. Kết quả về triệu chứng chủ quan . 59
    3.2.2. Kết quả về khúc xạ . 59
    3.2.3. Kết quả thị lực sau mổ . 66
    3.2.4. Tình trạng giải phẫu sau phẫu thuật 78
    3.2.5. Các biến chứng của phẫu thuật 79
    3.2.6. Chỉ số an toàn . 81
    3.2.7. Chỉ số hiệu quả . 81
    3.2.8. Đánh giá chung kết quả phẫu thuật theo các mức độ 82
    3.3. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KẾT QUẢ PHẪU THUẬT . 82
    3.3.1. Trục nhãn cầu . 83
    3.3.2. Khúc xạ trước mổ . 85
    3.3.3. Thị lực trước mổ . 91
    Chương 4: BÀN LUẬN 93
    4.1. ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN 93
    4.2. KẾT QUẢ PHẪU THUẬT 96
    4.2.1. Kết quả về triệu chứng chủ quan . 96
    4.2.2. Kết quả lâu dài của khúc xạ sau mổ 99
    4.2.3. Kết quả lâu dài về thị lực sau mổ 103
    4.2.4. Các biến chứng sau mổ 108
    4.3. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KẾT QUẢ PHẪU THUẬT . 116
    4.3.1. Tuổi của bệnh nhân khi phẫu thuật . 116
    4.3.2. Tình trạng bệnh nhân trước phẫu thuật . 117
    KẾT LUẬN . 122
    ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 124
    HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP . 125
    DANH MỤC CÁC BÀI BÁO LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC
    CÔNG BỐ
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Cận thị là tật khúc xạ hay gặp nhất, chiếm 1/4 dân số trên thế giới. Theo
    số liệu của Viện Thị giác Brien Holden, có khoảng 1,45 tỷ người bị cận thị
    trong năm 2010 và dự đoán sẽ tăng lên khoảng 2,5 tỷ vào năm 2020 [1]. Tại
    Mỹ, tỷ lệ cận thị là 25% năm 1983 và tăng lên 45% năm 1990 [2]. Tại châu
    Á, 80-90% học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học ở các khu vực thành
    thị ở Singapore, Trung quốc, Đài loan, Hồng kông, Nhật bản và Hàn quốc
    bị cận thị [3]. Tại Việt nam, theo điều tra một số trường đại học, tỷ lệ tật
    khúc xạ là 30%, riêng cận thị chiếm 28% [4]. Cận thị gồm cận thị học
    đường và cận thị tiến triển hay cận thị nặng. Cận thị nặng chiếm khoảng
    2,1% dân số thế giới và là nguyên nhân thứ 7 gây mù ở Mỹ [2] và nguy cơ trở
    thành một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở Trung quốc [1].
    Cận thị nặng làm gia tăng nguy cơ các vấn đề nghiêm trọng ở mắt như
    bong võng mạc, đục thể thủy tinh, tăng nhãn áp, có thể dẫn đến mất thị lực



    và mù. Vì vậy điều trị cận thị nặng là một trong những mối quan tâm hàng đầu
    của các nhà nhãn khoa trên thế giới.
    Có rất nhiều phương pháp điều trị cận thị nặng, từ các phương pháp
    không phẫu thuật như đeo kính gọng, kính tiếp xúc . đến các phương pháp
    phẫu thuật như tác động lên giác mạc, lên thể thuỷ tinh. Đeo kính gọng hoặc
    kính tiếp xúc dù có cải thiện được thị lực nhưng vẫn gây nhiều bất tiện cho
    người sử dụng. Một số người không thể đeo được kính gọng do nghề nghiệp,
    do lệch khúc xạ . Một số người không đeo được kính tiếp xúc do tác dụng
    phụ của nó như viêm nhiễm, khô mắt khiến kính tiếp xúc không được sử
    dụng rộng rãi. Phẫu thuật điều trị tật khúc xạ cũng được nghiên cứu từ lâu trên
    thế giới. Các phương pháp phẫu thuật tác động lên củng mạc, lên giác mạc hay
    lên thể thuỷ tinh đều tổn hại ít nhiều đến các thành phần của mắt và gây ra một
    số biến chứng nhất định. Một số phương pháp phổ biến hiện nay như LASIK,
    SMILE . có kết quả tốt với mắt cận thị dưới 10D, tuy nhiên khó triệt tiêu hết
    độ cận với mắt cận thị nặng trên 10D và chống chỉ định với mắt có giác mạc
    mỏng, giác mạc hình chóp, khô mắt .Phương pháp lấy thể thủy tinh còn trong
    đặt thể thủy tinh nhân tạo cũng cho những kết quả rất đáng khích lệ, tuy nhiên
    không bảo tồn được khả năng điều tiết của thẻ thủy tinh.
    Gần đây các tác giả trên thế giới đã nghiên cứu một phương pháp tăng
    cường lực khúc xạ cho nhãn cầu, đó là phẫu thuật đặt thể thủy tinh nhân tạo
    (TTTNT) hậu phòng trên mắt còn thể thủy tinh để điều trị cận thị. Phương
    pháp này xuất hiện từ năm 1997 và đã thực hiện được hơn 400000 ca trên thế
    giới (theo thống kê của hãng STAAR). Đến nay, phương pháp này tỏ ra phù
    hợp sinh lý hơn cả. Ngoài việc đặt một TTTNT xen giữa mặt sau mống mắt và
    mặt trước thể thuỷ tinh thay cho một kính phân kỳ dùng ngoài, phương pháp
    này không tác động nặng nề đến bất kỳ thành phần nào của mắt. Đồng thời,
    theo nhiều kết quả nghiên cứu, đây là phương pháp cho kết quả cải thiện thị
    lực cao và ít biến chứng [5],[6],[7],[8].
    Ở Việt nam, đây là một phẫu thuật mới, chưa có nhiều báo cáo đi sâu
    nghiên cứu toàn diện và có hệ thống cũng như đánh giá kết quả lâu dài. Vì
    vậy, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu hiệu quả lâu dài của phương
    pháp đặt thể thủy tinh nhân tạo trên mắt còn thể thủy tinh điều trị cận thị
    nặng” nhằm 2 mục tiêu sau:
    1. Đánh giá hiệu quả lâu dài của phương pháp phẫu thuật đặt
    TTTNT trên mắt còn TTT điều trị cận thị nặng.
    2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến kết quả của phẫu thuật.
     
Đang tải...