Tiến Sĩ Nghiên cứu hiệu quả kết hợp tiêm Phenol trong phục hồi chức năng bênh nhân liệt cứng hai c

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 9/12/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
    NĂM 2015
    Những kết luận mới của luận án:
    Hiệu quả của tiêm phong bế phenol kết hợp tập PHCN

    Tiêm phong bế thần kinh bằng phenol kết hợp với các kỹ thuật tập luyện phục hồi chức năng làm tăng hiệu quả PHCN ở bệnh nhân liệt cứng hai chi dưới do tổn thương tủy sống: - Hiệu quả giảm co cứng ngay sau khi tiêm, kéo dài đến 6 tháng có ý nghĩa thống kê và còn tiếp tục. Giảm rung giật cổ chân tự phát và khi có kích thích có ý nghĩa thống kê.- Tăng tầm vận động thụ động của của khớp háng và khớp cổ chân có ý nghĩa thống kê. Giảm đau do giảm co cứng cơ rõ rệt đến 6 tháng và còn tiếp tục mà không cần sử dụng bất kỳ loại thuốc giảm đau nào. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p < 0,001.- Bệnh nhân tiêm phenol kết hợp tập luyện PHCN sau 6 tháng có sự cải thiện tốt hơn về khả năng di chuyển (điểm WISCI = 6,36 ± 5,95) so với nhóm chứng (điểm WISCI = 3,81 ± 4,08). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,043).- Bệnh nhân tiêm phenol kết hợp tập luyện PHCN sau 6 tháng có sự cải thiện tốt hơn về chức năng sinh hoạt hằng ngày (điểm SCIM = 66,18 ± 20,62) so với nhóm chứng (điểm SCIM = 54,97 ± 13,46). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,01).
    Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả PHCN ở nhóm nghiên cứu

    - Các yếu tố về giới, tuổi, thời gian bị bệnh, mức độ tổn thương không làm ảnh hưởng đến kết quả phục hồi chức năng co cứng, tầm vận động, khả năng di chuyển của nhóm bệnh nhân tiêm phenol (p > 0,05). - Nhóm bệnh nhân tổn thương không hoàn toàn phục hồi về khả năng di chuyển, khả năng độc lập trong sinh hoạt hằng ngày tốt hơn so với nhóm bệnh nhân liệt hoàn toàn. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p< 0,01, p< 0,05).
     
Đang tải...