Thạc Sĩ Nghiên cứu hiệu quả hóa trị bổ trợ trước phẫu thuật phác đồ AP trong ung thư vú giai đoạn III

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 4/8/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ nhiều nước trên thế giới. Tỷ lệ mắc ung thư vú chuẩn theo tuổi thay đổi từ 2 - 5/100.000 người ở Nhật Bản và Mexico đến 30,4 – 39,4/100.000 người ở Đan Mạch, Iceland [1],[2]. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh ở miền Bắc là 27,3/100.000 người, đứng đầu trong các ung thư ở nữ, trong khi ở miền Nam là 17,1/100.000 người, đứng thứ hai sau ung thư cổ tử cung [2],[3].
    Ung thư vú giai đoạn III với đặc điểm là bệnh lan rộng tại chỗ, di căn hạch vùng, còn được gọi là ung thư vú tiến triển tại chỗ (locally advanced breast cancer). Hầu hết bệnh nhân ở giai đoạn này không mổ được. Nếu cố mổ sẽ không lấy hết được mô bị ung thư, bệnh tái phát và tiến triển nhanh hơn.
    Trước đây, ung thư vú giai đoạn III không mổ được thường được điều trị bằng xạ trị đơn thuần hoặc xạ trị kết hợp phẫu thuật. Tỷ lệ bệnh nhân sống thêm 5 năm chỉ đạt 20-25% [4],[5]. Trong những năm gần đây, hoá trị trước phẫu thuật trở thành một bước tiến mới trong quản lý ung thư vú giai đoạn III không mổ được. Hoá trị giúp nhiều bệnh nhân chuyển từ không mổ được thành mổ được, thậm chí bảo tồn được vú. Phương pháp này giúp giảm tỷ lệ tái phát và đặc biệt tỷ lệ sống thêm 5 năm đạt hơn 40% với các thuốc hoá chất thế hệ trước và lên đến 75% với các phác đồ thế hệ mới [6],[7],[8],[9],[10],[11].
    Adriamycin là một trong các thuốc có hiệu quả cao nhất với ung thư vú. Thuốc cho tỷ lệ đáp ứng trên 40% khi dùng đơn độc và 70% khi phối hợp với thuốc khác ở bệnh nhân chưa điều trị hoá chất [12],[13]. Vì vậy, hầu hết các phác đồ hoá chất cho ung thư vú luôn có adriamycin. Trong những năm gần đây, paclitaxel được phân lập từ vỏ cây thông đỏ Thái Bình Dương (Taxus brevifolia) đã cho hiệu quả vượt trội so với các thuốc thế hệ trước trong điều trị ung thư vú. Khi sử dụng đơn độc, thuốc có tỷ lệ đáp ứng 56-62% trên bệnh nhân chưa điều trị hoá chất [14],[15]. Đây là tỷ lệ đáp ứng cao nhất mà một thuốc có được đối với ung thư vú. Việc phối hợp hai thuốc có hoạt tính cao nhất khi dùng đơn độc và không kháng chéo là paclitaxel với adriamycin sẽ có thể cho kết quả tốt nhất. Trong các nghiên cứu trên ung thư vú di căn và trong điều trị trước mổ, phối hợp adriamycin với paclitaxel (phác đồ AP) cho tỷ lệ đáp ứng đạt 58-94% với thời gian giữ được đáp ứng kéo dài [16],[17],[18].
    Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện chưa có nghiên cứu đánh giá vai trò của phác đồ AP trong điều trị bổ trợ trước phẫu thuật ung thư vú. Đối với ung thư vú giai đoạn III không mổ được có những yếu tố lâm sàng, mô bệnh học, hóa mô miễn dịch dự báo khả năng đáp ứng với điều trị hoá chất [11],[19],[20], [21],[22],[23]. Đây là những vấn đề mới cần được quan tâm nghiên cứu.
    Chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu hiệu quả hoá trị bổ trợ trước phẫu thuật phác đồ AP trong ung thư vú giai đoạn III” với các mục tiêu:
    1. Đánh giá hiệu quả hoá trị bổ trợ trước phẫu thuật phác đồ AP trong ung thư vú giai đoạn III không mổ được.
    2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị.
    Từ đó, so sánh với các nghiên cứu trên các phác đồ hoá chất thế hệ trước, chúng tôi sẽ đưa ra khuyến cáo, kiến nghị về áp dụng thực tiễn phác đồ AP trong điều trị bổ trợ trước mổ ung thư vú giai đoạn III. Các yếu tố tiên lượng được phát hiện sẽ là những công cụ hữu ích để các thầy thuốc và bệnh nhân đoán trước diễn biến của bệnh tương đối chính xác và có các phương án điều trị thích hợp theo các nhóm nguy cơ khác nhau.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...