Luận Văn Nghiên cứu hiệu quả của chương trình thể dục tổng hợp cổ truyền đối với việc nâng cao sức khoẻ cho n

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, Đảng và nhà nước ta luôn luôn quan tâm đến sức khoẻ của nhân dân lao động, đặc biệt là của học sinh, sinh viên trong các trường học. Sau khi cách mạng Tháng Tám thành công, trong lời kêu gọi toàn dân tập thể dục, Bác Hồ đã viết:”Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công” (Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Hồ Chủ Tịch ngày 27 tháng 3 năm 1946).[59,60]
    Năm 1954 sau ngày hoà bình lập lại, đặc biệt là sau khi đất nước thống nhất năm 1975, cả nước ta đã hình thành một phong trào tập luyện TDTT rộng rãi, với sự tham gia của nhiều tầng lớp nhân dân, trong đó có học sinh, sinh viên. Phong trào này diễn ra liên tục trong suốt 40 năm qua và nó đã góp phần to lớn vào sự nghiệp củng cố, nâng cao sức khoẻ phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam XHCN.
    Ở các trường học, từ bậc mẫu giáo, phổ thông đến bậc đại học, Bộ Giáo dục và đào tạo đã quy định một chương trình GDTC bắt buộc, nhằm đào tạo con người mới - con người XHCN, phát triển toàn diện về các mặt đức, trí, thể, mỹ. Tuy nhiên, sau nhiều năm chiến tranh liên tục, do điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, nên cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, chưa được thoả mãn nhu cầu tập luyện TDTT, ở hầu hết các trường Đại học còn nhiều khó khăn về kinh phí, cơ sở vật chất, chưa thoả mãn nhu cầu tập luyện của sinh viên. Hơn nữa, ở các trường đại học trong cả nước, chương trình GDTC chỉ mới tập trung ở hai năm đầu, bao gồm những nội dung chính của môn điền kinh, thể dục và một số môn thể thao tự chọn, thời gian còn lại của hai năm cuối sinh viên không bị những điều kiện ràng buộc nên hầu hết sinh viên ít hoặc không tham gia luyện tập TDTT.[20,22,25]
    Những năm gần đây, trong chương trình nghiên cứu khoa học của các tác giả Vũ Đức Thu, Lưu Quang Hiệp (1986, 1990), Trần Văn Tác, Bùi Hoàng Phúc (1998), Phạm Thị Nghi, Phạm Thu Thái (1999), Trần Thuỳ Linh, Phạm Tất Thắng (2002), đều xác nhận tình trạng thể lực của sinh viên cuối khoá ở các trường đại học đều giảm sút. Điều đó, buộc các nhà sư phạm trong lĩnh vực GDTC phải tìm ra những biện pháp khắc phục, với mục đích duy trì trạng thái thể lực, sức khoẻ cho sinh viên trong suốt quá trình học, để sau khi tốt nghiệp, sinh viên có sự chuẩn bị đầy đủ về sức khoẻ và kiến thức, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.[41,61]
    Ngày nay, công cuộc đổi mới trên đất nước ta đang diễn ra với tốc độ nhanh và mạnh mẽ, sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hóa đất nước đòi hỏi đội ngũ thanh niên không chỉ có tri thức khoa học vững vàng, có đạo đức trong sáng, mà còn cần có sức khỏe tốt.
    Trường đại học Dân Lập Thăng Long là một trong những trường đào tạo đội ngũ cán bộ về lĩnh vực tin học, quản lý và ngôn ngữ, phần đông sinh viên là nữ có độ tuổi 18 - 22. Song song với việc nâng cao chất lượng đào tạo chuyên môn, nhà trường còn chú trọng đến công tác GDTC cho nữ sinh viên. Theo số liệu nghiên cứu ban đầu, tình trạng thể lực của nữ sinh viên trong những năm qua chủ yếu tăng ở hai năm đầu là do có luyện tập TDTT thường xuyên, ở hai năm tiếp theo, tình trạng thể lực của sinh viên hướng giảm sút đáng lo ngại. Tuy nhiên, trong các giờ nhàn rỗi buổi sáng, buổi chiều, đã xuất hiện nhiều sinh viên tham gia tập chương trình GDTC của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo quy định. Song, việc tập luyện của hầu hết sinh viên còn mang tính tự phát, thiếu hướng dẫn tổ chức và quản lý của trường, Hội thể thao sinh viên.
    Thể dục tổng hợp cổ truyền là môn tập được nữ thanh niên ưa thích, việc tổ chức tập luyện môn tập này không đòi hỏi điều kiện tập luyện phức tạp, nhưng góp phần làm phong phú hiệu qủa cao về sức khoẻ, giáo dục nhân cách, nếp sống lành mạnh và đặc biệt là tạo dáng vẻ đẹp cho người tập - một nhu cầu của sinh viên hiện nay. Qua điều tra sơ bộ, ở 4 khoá học từ năm thứ nhất đến năm thứ tư, có tới 65 - 70% số sinh viên nữ trả lời có nguyện vọng tập môn thể dục tổng hợp cổ truyền.[38]
    Một vấn đề quan trọng đặt ra là phải sớm nghiên cứu hình thức tập luyện và xây dựng một chương trìng giảng dạy hợp lý, phong phú nội dung tập luyện ở hai năm đầu và nâng cao hiệu quả môn tập tự chọn ở hai năm cuối cho sinh viên.
    Trên cơ sở ý nghĩa của công tác GDTC cho sinh viên, nhất là sinh viên nữ, do tầm quan trọng của môn thể dục tổng hợp cổ truyền đối với đối tượng tập luyện này, chúng tôi nghiên cứu đề tài:

    Nghiên cứu hiệu quả của chương trình thể dục tổng hợp cổ truyền đối với việc nâng cao sức khoẻ cho nữ sinh trường đại học Dân Lập Thăng Long”.​
    Mục đích nghiên cứu của đề tài
    Trên cơ sở đánh giá sự phát triển thể chất nữ sinh viên của trường đại học Dân Lập Thăng Long, chúng tôi biên soạn chương trình tập luyện thể dục dưỡng sinh tổng hợp cổ truyền được thực hiện bắt buộc nhằm nâng cao trình độ thể chất cho nữ sinh viên.
    Nhiệm vụ nghiên cứu.
    Để giải quyết đề tài nghiên cứu trên đây, các nhiệm vụ sau đây được đặt ra:
    1.Điều tra sự phát triển thể chất của nữ sinh viên trường đại học Dân Lập Thăng Long Hà nội.
    2. Nghiên cứu hiệu quả chương trình thể dục dưỡng sinh tổng hợp cổ truyền đối với sự phát triển thể chất của nữ sinh viên trường đại học Thăng Long Hà nội.


    ĐẶT VẤN ĐỀ
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
    1.1 . Quan điểm của Đảng và nhà nước về Giáo dục thể chất cho học sinh, sinh viên các trường học
    1.2 Giáo dục thể chất là một bộ phận quan trọng của giáo dục toàn diện cho sinh viên
    1.2.1 Nhiệm vụ của giáo dục thể chất cho sinh viên
    1.2.2 Những nguyên tắc giáo dục thể chất cho sinh viên
    1.2.2.1 Nguyên tắc phát triển hợp lý con người toàn diện và cân đối
    1.2.2.2. Nguyên tắc TDTT kết hợp và phục vụ cho lao động, quốc phòng
    1.3Vấn đề nghiên cứu đánh giá trình độ thể lực của sinh viên
    1.4. Tập luyện TDTT đối với nữ sinh viên
    1.5. Lựa chọn phương pháp phát triển các tố chất thể lực cho nữ sinh viên

    CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
    2.1.Phương pháp nghiên cứu
    2.1.1.Phương pháp phân tích và đọc tài liệu tham khảo
    2.1.2.Phương pháp phỏng vấn
    2.1.3.Phương pháp kiểm tra sư phạm
    2.1.4.Phương pháp kiểm tra y học
    2.1.5.Phương pháp đo hình thể
    2.1.6.Phương pháp thực nghiệm sư phạm
    2.1.7. Phương pháp toán học thống kê
    2.2.Tổ chức tiến hành nghiên cứu
    2.2.2.Đối tượng nghiên cứu
    2.2.3.Địa điểm nghiên cứu
    2.2.4.Dụng cụ nghiên cứu

    CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ THỂ CHẤT CỦA NỮ SINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP THĂNG LONG
    3.1. Đánh giá trình độ thể lực chung của nữ sinh trường Đại học Dân Lập Thăng Long
    3.1.1.Đánh giá trạng thái chức năng cơ thể
    3.1.2. Các chỉ số hình thái
    3.1.3.Các tố chất về thể lực chung
    3.2. Kết quả phỏng vấn nữ sinh viên Đại học Dân Lập Thăng Long
    3.3. Phân tích mối quan hệ giữa trình độ thể lực chung và kết quả học tập môn GDTC nội khóa của nữ sinh viên trường đại học Dân Lập Thăng Long
    3.3.1.Mối tương quan giữa trình độ thể lực chung và kết quả học tập môn GDTC của nữ sinh năm thứ nhất
    3.3.2 Mối tương quan giữa trình độ thể lực chung và kết quả học tập môn GDTC của nữ sinh viên năm thứ hai
    3.3.3. Mối tương quan giữa trình độ thể lực chung và kết quả học tập môn GDTC của nữ sinh năm thứ ba (học kỳ 5)

    CHƯƠNG IV: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH THỂ DỤC TỔNG HỢP CỔ TRUYỀN HAI GIAI ĐOẠN ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CỦA NỮ SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP THĂNG LONG (THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM)
    4.1.Một số ý kiến trước thực nghiệm sư phạm
    4.2.Tổ chức và tiến hành thực nghiệm sư phạm
    4.2.1.Kết quả thực nghiệm sư phạm sau giai đoạn 1
    4.2.2.Kết qủa thực nghiệm giai đoạn 2

    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
    A.Các kết luận
    B.Ý kiến đề nghị
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
     
Đang tải...