Tiến Sĩ Nghiên cứu hiệu quả can thiệp cho trẻ vẹo cột sống không rõ nguyên nhân bằng áo nẹp chỉnh hình TLSO

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 28/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
    NĂM 2015
    MỤC LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    Chương 1: TỔNG QUAN 3
    1.1. Sơ lược về giải phẫu và chức năng cột sống 3
    1.1.1. Đặc điểm chung của các đốt sống 3
    1.1.2. Đặc điểm riêng của từng loại đốt sống 4
    1.1.3. Xương lồng ngực 5
    1.1.4. Các cơ ở lưng 6
    1.1.5. Cử động của cột sống 7
    1.2. Các dấu hiệu lâm sàng, hình ảnh X quang và tỷ lệ vẹo cột sống 9
    1.2.1. Dấu hiệu lâm sàng 9
    1.2.2. Phân loại vẹo cột sống 10
    1.2.3. Hình ảnh Xquang của vẹo cột sống 11
    1.2.4. Tỷ lệ vẹo cột sống tại Việt Nam và trên thế giới 14
    1.2.5. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của vẹo cột sống 15
    1.2.6. Các giả thuyết về nguyên nhân của vẹo cột sống không rõ nguyên nhân 16
    1.2.7. Một số yếu tố nguy cơ 18
    1.2.8. Các biện pháp đánh giá vẹo cột sống 22
    1.2.9. Đo trên phim X-quang 23
    1.3. Các biện pháp can thiệp điều trị vẹo cột sống 25
    1.3.1. Điều trị vẹo cột sống không phẫu thuật 25
    1.3.2. Điều trị VCS bằng phẫu thuật 36
    Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
    2.1. Đối tượng nghiên cứu 38
    2.1.1. Bệnh nhân VCS 38
    2.1.2. Cha/mẹ bệnh nhân VCS 39
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 39
    2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: 39
    2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu 39
    2.2.3. Kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu 40
    2.2.4. Biến số nghiên cứu 42
    2.2.5. Phương pháp can thiệp 44
    2.2.6. Phân tích và xử lý số liệu 54
    2.2.7. Thời gian tiến hành nghiên cứu 55
    2.2.8. Địa điểm nghiên cứu 55
    2.2.9. Các biện pháp hạn chế sai số 55
    2.2.10. Đạo đức trong nghiên cứu 56
    Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 57
    3.1. Đặc điểm lâm sàng của vẹo cột sống không rõ nguyên nhân của trẻ 57
    3.1.1. Thông tin chung của trẻ 57
    3.1.2. Đặc điểm lâm sàng đường cong vẹo cột sống 58
    3.1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến mức độ cong vẹo cột sống 63
    3.2. Kết quả phục hồi chức năng vẹo cột sống không rõ nguyên nhân 67
    3.2.1. Thay đổi kiến thức, thái độ và thực hành của cha/mẹ trẻ 67
    3.2.2. Các phương pháp can thiệp phục hồi chức năng 72
    3.2.3. Kết quả điều trị vẹo cột sống 73
    3.2.4. Một số yếu tố liên quan của trẻ và cha mẹ đến kết quả can thiệp 84
    Chương 4: BÀN LUẬN 89
    4.1. Đặc điểm lâm sàng vẹo cột sống không rõ nguyên nhân của trẻ 89
    4.1.1. Thông tin chung của trẻ 89
    4.1.2. Thực trạng vẹo cột sống 90
    4.2. Kết quả điều trị phục hồi chức năng vẹo cột sống không rõ nguyên nhân 95
    4.2.1. Các phương pháp điều trị 95
    4.2.2. Kết quả điều trị vẹo cột sống 97
    4.2.3. Một số yếu tố liên quan của trẻ và cha mẹ đến kết quả can thiệp 110
    KẾT LUẬN 117
    KIẾN NGHỊ 119
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Vẹo cột sống (Scoliosis) là thuật ngữ để chỉ tình trạng cong của cột sống sang phía bên của trục cơ thể và vẹo của các thân đốt sống theo trục của mặt phẳng ngang, khác với tình trạng gù (Kyphosis) hoặc ưỡn (Lordosis) là biến dạng của cột sống theo trục trước sau.
    Vẹo cột sống có thể xuất hiện rất sớm ngay sau khi trẻ mới sinh hoặc trong quá trình phát triển và trưởng thành của trẻ nhưng đều dẫn đến hậu quả nặng nề về thể chất và tâm lý, làm giảm hoặc mất khả năng lao động và độc lập trong sinh hoạt, là nguyên nhân dẫn đến nhiều tình trạng bệnh lý như tim mạch, hô hấp, bệnh của hệ thống vận động nếu như không được phát hiện sớm, điều trị đúng và kịp thời. Theo một số các công trình nghiên cứu của một số tác giả nước ngoài như Lonstein, Lehmann, tỷ lệ người mắc bệnh vẹo cột sống tương đối cao, chiếm 3-4% số người có độ vẹo cột sống lớn hơn 10o; 2,5 - 5% số người có độ cong vẹo lớn hơn 20o [1], [2], [58], [95]. Tại Việt Nam theo kết quả điều tra do nhóm nghiên cứu của trường Đại học Y Hà Nội thực hiện tại 3 tỉnh là Phú Thọ, Quảng Bình, Đồng Nai cho thấy tỷ lệ học sinh bị mắc bệnh vẹo cột sống chiếm tỷ lệ từ 15 - 25% [3].
    Việc chẩn đoán vẹo cột sống dựa chủ yếu theo các dầu hiệu lâm sàng như xuất hiện đường cong ở cột sống lưng, mất cân xứng hai vai, khung chậu, ụ gồ ở sườn, chênh lệch chiều dài 2 chân và hình ảnh Xquang như góc Cobb, độ xoay của thân đốt sống được đo bằng thước Scoliometer [7].
    Có nhiều phương pháp điều trị vẹo cột sống như, điện trị liệu, bó bột nắn chỉnh cong vẹo, kéo dãn cột sống, đeo áo nẹp chỉnh hình, và phẫu thuật chỉnh hình. Hiệu quả của mỗi phương pháp là khác nhau, để tìm ra bằng chứng về hiệu quả điều trị của mỗi phương pháp, Ủy ban thành viên nghiên cứu về lịch sử tự nhiên và tỷ lệ mắc bệnh thuộc cộng đồng hiệp hội nghiên cứu vẹo cột sống đã sử dụng các dữ liệu được chọn lọc từ hai mươi nghiên cứu để tiến hành một phân tích tổng hợp. Các biến số như: loại điều trị, mức độ trưởng thành, và các tiêu chí sự thất bại đã được phân tích để xác định xem biến nào có ảnh hưởng lớn nhất đến kết quả [4]. Kết quả là tỷ lệ thành công trung bình là 39% đối với bên kích thích điện bề mặt, 49% với nhóm chỉ quan sát, 60% với nhóm đeo nẹp tám giờ mỗi ngày, 62% với nhóm đeo nẹp mười sáu giờ mỗi ngày, và 93% với nhóm đeo nẹp hai mươi ba giờ mỗi ngày. Phân tích này cho thấy hiệu quả của nẹp trong điều trị chứng vẹo cột sống không rõ nguyên nhân là rất cao [4]. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu về hiệu quả phối hợp giữa đeo áo nẹp và tập luyện hàng ngày, đặc biệt là tại Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu “Nghiên cứu hiệu quả can thiệp cho trẻ vẹo cột sống không rõ nguyên nhân bằng áo nẹp chỉnh hình TLSO” được thực hiện với 2 mục tiêu sau:
    1. Mô tả đặc điểm lâm sàng của trẻ vẹo cột sống không rõ nguyên nhân điều trị tại khoa Phục hồi Chức năng, Bệnh viện Nhi Trung ương từ năm 2010 đến năm 2014.
    2. Đánh giá kết quả phục hồi chức năng cho trẻ vẹo cột sống không rõ nguyên nhân và một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phục hồi chức năng.
     
Đang tải...