Thạc Sĩ Nghiên cứu hiệu lực của một số loại thuốc phòng trừ nhện gié Steneotarsonemus spinki Smiley hại lúa

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 16/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SĨ
    NĂM 2011


    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Cây lúa là một trong ba cây lương thực chủ yếu trên thế giới : lúa mỳ, lúa gạo và ngô. Khoảng 40 % dân số thế giới coi lúa gạo là nguồn lương thực chính, trong đó có 25% sử dụng lúa gạo hơn ½ khẩu phần lương thực hàng ngày. Như vậy, cây lúa gạo có ảnh hưởng tới ít nhất 65% dân số thế giới
    Ở Việt Nam, cây lúa là cây lương thực có ý nghĩa rất to lớn với nền kinh tế và xã hội. Hiện nay, nước ta đang là nước có diện tích đứng thứ 6 trên thế giới và đứng thứ 2 về xuất khẩu gạo. Tuy nhiên, nước ta có truyền thống trồng lúa nước lâu đời, nhưng sản lượng và năng suất của nước ta vẫn bấp bênh chưa ổn định. Hàng năm, ngoài tác động của các yếu tố tự nhiên, thiên tai, khí hậu, cây lúa còn bị rất nhiều đối tượng dịch hại tấn công, làm giảm năng suất và sản lượng của lúa: sâu hại, cỏ dại, bệnh hại, nhện hại
    Một trong những đối tượng dịch hại đang dần trở nên nghiêm trọng, gây nguy hại nhiều cho lúa là nhện nhỏ hại lúa. Thực tế hiện nay, để nâng cao năng suất và khắc phục tác hại không mong muốn, chúng ta đã tiến hành sản xuất ở mức thâm canh cao, sử dụng phân bón hoá học, thuốc hoá học để trừ sâu bệnh hại. Điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho một số loài sinh vật từ chỗ chỉ là đối tượng gây hại thứ yếu trở thành đối tượng gây hại mới nguy hiểm. Điển hình đó là loài nhện gié Steneotarsonemus spinki Smiley gây hại trên lúa . Loài nhện này đã xuất hiện và gây hại tại nhiều nước trên thế giới từ rất lâu như ở Comlombia, Cu ba, Đài loan, Thái lan Trong những năm gần đây, nhện gié đã xuất hiện và gây hại ở tất cả các vùng trong cả nước. Ở nước ta đứng trước những nguy cơ gây hại của loài dịch hại mới này trong vài năm gần đây đã có những nghiên cứu ban đầu về chúng . Và các kết quả đó đã chỉ ra rằng loài nhện hại mới này rất nguy hiểm, chúng có vòng đời ngắn, tỉ lệ tăng tự nhiên cao: 0,2616 ở 25oC và 0,4035 ở 30oC, Nguyễn Thị Nhâm (2006).Với những đặc điểm sinh học như vậy loài nhện gié dễ dàng trở thành dịch hại trong thời gian ngắn. Trong năm 2007 nhện gié đã phát sinh và gây hại đáng kể tại Thái Nguyên, Hải Dương, trên diện tích lúa bị nhện hại thiệt hại về năng suất trung bình từ 30 – 80% năng suất. Hiện nay nhện gié đang trở thành đối tượng gây hại nguy hiểm cho sản xuất lúa gạo và đặt ra cho người nông dân, các nhà khoa học những thách thức không nhỏ trong việc phòng trừ đối tượng này.
    Trước tình hình trên, các biện pháp nhằm phòng chống và dập dịch nhện gié Steneotarsonemus spinki Smiley nói chung, cũng như biện pháp sử dụng thuốc hóa học nói riêng là rất cấp thiết. Đặc biệt là khi nhện gié Steneotarsonemus spinki Smiley có tập tính sống trong mô bẹ, mô gân lá lúa, rất khó phòng trừ, tiêu diệt. Trên thị trường hiện nay, chưa có nhiều loại thuốc BVTV được sản xuất ra, cho hiệu quả phòng trừ cao với nhện gié. Dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Văn Viên, chúng tôi đã tiến hành đề tài : “Nghiên cứu hiệu lực của một số loại thuốc phòng trừ nhện gié Steneotarsonemus spinki Smiley hại lúa vụ mùa năm 2010 tại Hà Nội và Hải Dương
    1.2 Mục đích và yêu cầu đề tài:
    1.2.1 Mục đích đề tài:
    - Khảo sát hiệu lực một số loại thuốc hóa học trên thị trường nhằm xác định được các loại thuốc tốt. Trên cơ sở đó, xây dựng thành công bộ thuốc phòng trừ nhện gié Steneotarsonemus spinki Smiley cho hiệu quả cao
    1.2.2 Yêu cầu đề tài:
    - Thu thập nhện gié và nhân nuôi để có số lượng lớn.
    - Tiến hành khảo sát hiệu lực các loại thuốc phòng trừ nhện gié Steneotarsonemus spinki Smiley trên lúa trong phòng thí nghiệm, trong nhà lưới, và trên đồng ruộng tại Hải Dương.
     
Đang tải...