Tiểu Luận Nghiên cứu hiện tượng Apple và chiến lược Iphone tại Việt Nam và toàn cầu

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chính thức được tung ra thị trường vào ngày 28/06/2007 với một cam kết khá “đỉnh” – “ phá vỡ giới hạn của chuẩn điện thoại di động” nhưng hiện tại tập đoàn Apple mới chỉ có mặt tại bốn thị trường lớn là Mỹ, Anh, Pháp và Nhật Bản. iPhone vẫn còn là một ẩn số đối với người tiêu dùng Việt Nam bởi tập đoàn Apple chưa có bất kỳ một đại lý chính hãng nào tại Việt Nam và chiến lược Marketing cho sản phẩm chủ yếu vẫn là do hai nhà phân phối được ủy quyền là Viettel và Vinaphone chịu trách nhiệm. Không có bất kỳ một chiến dịch quảng cáo hay xúc tiến gì, bên cạnh đó, giá cả của sản phẩm cũng rất giống đồ thị hình sin nhưng iPhone vẫn như một dịch sốt lan tràn và không có ý định dừng lại. Người tiêu dùng có được sản phẩm từ nhiều hình thức song có hai hình thức cơ bản tại Việt Nam là đặt hàng qua mạng trực tuyến và mua hàng xách tay, khách hàng sử dụng sản phẩm chủ yếu vì sức mạnh của thương hiệu, theo trào lưu cũng như tư tưởng “sính ngoại”. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi đất nước ta đang trong tiến trình hội nhập, nền kinh tế phát triển nhanh và đời sống về vật chất cũng như tinh thần của con người được nâng cao nên nhu cầu sử dụng sản phẩm mang thương hiệu lớn ngày càng tăng. Iphone đã góp một phần không nhỏ trong việc khẳng định giá trị thương hiệu “Đẳng cấp người Việt” trong thế kỷ mới.

    TỔNG KẾT
    “Nền kinh tế Apple” là một hiện tượng đặc biệt, toàn cầu hóa các cơ hội việc làm. Với số lượng đông đảo khách hàng, các nhà sản xuất, nhân viên bán hàng và lắp ráp ở bên ngoài nước Mỹ, Apple dưới thời Steve Jobs chính là biểu tượng cao nhất về tổ chức kinh tế toàn cầu. Tuy bản sắc địa phương vẫn còn hiện hữu trong một số lĩnh vực, nhưng trong lĩnh vực công nghệ cao, công việc kinh doanh của Apple đã xóa nhòa những đường biên giới quốc gia.
    Bảng xếp hạng giá trị thương hiệu toàn cầu Milward Brown vừa xướng tên Apple làm gương mặt đứng đầu năm nay. Như vậy, "quả táo cắn dở" đã chính thức vượt qua gã khổng lồ tìm kiếm Google từng 4 năm liên tiếp nắm giữ vị trí số 1. Thành tích đặc biệt xuất sắc của Apple với mức tăng trưởng 84% có sự đóng góp rất tích cực của hai sản phẩm chủ lực là iPad và iPhone. Điều này có thể cho chúng ta thấy được gì? Phải chăng Apple đã hoàn toàn đúng đắn với các chiến lược mở rộng thương hiệu của mình - đặc biệt là sản phẩm iPhone?!!!
    Chiến lược iPhone đã mang lại cho thương hiệu “Táo Khuyết” khá nhiều thành công và lợi nhuận:
    + Apple hiện có 81,57 tỷ USD tiền mặt và tiền tương đương. “Táo khuyết” thu được 37,5 tỷ USD lợi nhuận tiền mặt trong năm tài khóa 2011.
    + Vươn lên đứng đầu trong danh sách những thương hiệu có giá trị nhất thế giới, lợi nhuận iPhone chỉ chiếm 4,2% thị phần điện thoại bán ra trong quý 3 năm 2011 nhưng lợi nhuận Apple thu được chiếm đến hơn 1 nửa lợi nhuận của cả ngành công nghiệp điện thoại.
    + Trong 8 nhà sản xuất điện thoại hàng đầu thế giới thì Apple chiếm 52% tổng lợi nhuận thu được. Samsung chiếm 29%, HTC chiếm 9%, RIM chiếm 7% và Nokia giảm chỉ còn 4%.
    è Với những thành tích khổng lồ đã đạt được, Apple xứng đáng là thương hiệu toàn cầu và là thương hiệu của cảm xúc – nơi người tiêu dùng được trải nghiệm những ước muốn của bản thân mình. Đồng thời “Táo Khuyết” cũng là một người thầy uyên bác trên chiến trường xây dựng hình ảnh công ty và thương hiệu cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước học hỏi. Bởi không chỉ thu được lợi nhuận, có danh tiếng lớn mà “Táo Khuyết” còn tạo dựng lên cho riêng mình và cho cả thế giới một thương hiệu mang đẳng cấp toàn cầu, một nét văn hóa đậm nét “Apple”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...