Báo Cáo Nghiên cứu hiện trạng xét nghiệm huyết học - truyền máu tại bệnh viện các tuyến và biện pháp cải thi

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 1/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BÁO CÁO
    KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI
    NĂM 2010

    MỤC LỤC
    Các chữ viết tắt
    Danh mục các bảng
    Chương 1 . ĐẶT VẤN ĐỀ - MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .5
    Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9
    2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu: 9
    2.2. Đối tượng nghiên cứu: . 9
    2.3. Phương pháp nghiên cứu: . 10
    2.3.1. Xây dựng các biểu mẫu điều tra và điều tra thí điểm. 10
    2.3.2. Chọn mẫu và cỡ mẫu điều tra: 10
    2.4. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: 11
    2.4.1. Loại các nguyên nhân sai số: 11
    2.4.2. Xử lý số liệu: . 11
    2.5. Tóm tắt sơ đồ nghiên cứu: 12

    Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .13
    3.1. Một số đặc điểm các nhóm đối tượng nghiên cứu . 13
    3.2. Kết quả khảo sát về tổ chức của khoa Huyết học – Truyền máu . 13
    3.3. Kết quả khảo sát về hiện trạng nhân lực 14
    3.4. Kết quả khảo sát về trang thiết bị khoa xét nghiệm/Huyết học – Truyền
    máu 16
    3.5. Kết quả khảo sát các xét nghiệm huyết học . 19
    3.6. Kết quả khảo sát thực hiện các xét nghiệm về an toàn truyền máu 21
    3.7. Kết quả khảo sát về giám sát và kiểm tra chất lượng 24
    3.8. Kết quả khảo sát về nhu cầu đào tạo Huyết học – Truyền máu cho giai
    đoạn 2015 – 2020 26

    Chương 4. BÀN LUẬN . .31
    4.1. Đặc điểm chung của đối tượng điều tra: 31
    4.1.1. Đặc điểm của phân tầng đối tượng nghiên cứu: . 31
    4.1.2. Đặc điểm của đối tượng trực tiếp điều tra theo phiếu gửi 31
    4.2. Kết quả khảo sát về hiện trạng nhân lực: . 32
    4.3. Hiện trạng về trang thiết bị 35
    4.4. Hiện trạng về xét nghiệm HH- TM của các bệnh viện 37
    4.5. Hiện trạng các xét nghiệm an toàn truyền máu bệnh viện: 38
    4.6. Bàn về quản lý và giám sát chất lượng xét nghiệm: 40
    4.7. Bàn về nhu cầu đào tạo trong thời gian tới (2011 - 2015, 2020) . 42

    Chương 5. KẾT LUẬN 44
    5.1. Về hiện trạng nguồn nhân lực, trang thiết bị và hệ thống tổ chức: 44
    5.2. Về các xét nghiệm Huyết học và An toàn truyền máu 45

    Chương 6. KIẾN NGHỊ .46
    TÀI LIỆU THAM KHẢO. 47
    CÁC PHỤ LỤC
    Danh mục các Bệnh viện tham gia trong nghiên cứu
    Phiếu phát vấn hoạt động chuyên khoa huyết học – Truyền máu
    Phiếu phỏng vấn hoạt động chuyên khoa Huyết học - Truyền máu năm 2008
    Bảng kiểm đánh giá chất lượng hoạt động Huyết học – Truyền máu
    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Hệ thống khoa/phòng xét nghiệm của các bệnh viện không thể thiếu để chẩn đoán và theo dõi kết quả điều trị. Đây là hệ thống labo y sinh học lâm sàng, đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo đảm chất lượng chăm sóc người bệnh ở các cơ sở y tế bao gồm xã/phường, huyện/quận, tỉnh và trung ương.
    Ở các nước tiên tiến, hệ thống labo y sinh học phát triển mạnh bao gồm: Huyết học-Truyền máu (HH-TM), Hoá sinh, Vi sinh, Ký sinh trùng, Giải phẫu bệnh, Miễn dịch, Di truyền, Sinh học phân tử và có ở các bệnh viện tuyến Trung ương, thành phố lớn. Đối với các tỉnh nhỏ và tuyến huyện thì hệ thống labo thu hẹp hơn bao gồm: HH-TM, Hoá sinh, Vi sinh; hoạt động đồng bộ và kết hợp chặt chẽ với lâm sàng. Có đội ngũ cán bộ, KTV chuyên ngành, được đào tạo hệ thống; cơ bản, có trang bị hiện đại đồng bộ, có hệ thống kiểm tra chất lượng hoạt động thường xuyên do đó các kết quả xét nghiệm luôn luôn được chuẩn hoá, đạt độ tin cậy cao. Hệ thống labo bệnh viện của các nước này,
    phần lớn được tổ chức theo hướng tập trung thành một khoa xét nghiệm hay Trung tâm xét nghiệm vừa mang tính hiện đại vừa có hiệu quả kinh tế cao.
    Ở Việt Nam, hệ thống labo của các bệnh viện phát triển từ lâu, đóng góp thiết thực cho công tác chẩn đoán bệnh, theo dõi kết quả điều trị. Sau chiến tranh (từ 1975) hệ thống này đã được củng cố, tăng cường, nhưng cũng chủ yếu tập trung vào các labo HH-TM, Hoá sinh, Vi sinh, giải phẫu bệnh, còn các labo miễn dịch, di truyền, sinh học phân tử chưa được phát triển. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật viên vừa thiếu lại chưa được đào tạo cơ bản, thường là bác sĩ đa khoa, dược sĩ đại học, hoá học, hay bác sĩ từ các chuyên khoa khác chuyển đến, đào tạo chắp vá theo hình thức tự học, tập huấn, đào tạo bổ túc ngắn hạn, với kỹ thuật viên đào tạo theo phương thức cầm tay chỉ việc . Nhìn chung nhân lực của các khoa/phòng xét nghiệm bệnh viện chưa được đào tạo chuyên nghiệp,đại đa số thiếu kiến thức cơ bản và toàn diện, nhất là ở tuyến tỉnh và huyện. Trang thiết bị thiếu, lạc hậu, không đồng bộ, cơ sở hạ tầng tuy đã được nâng cấp nhưng chưa bảo đảm yêu cầu cho một labo xét nghiệm nhất là hệ thống điện, nước. Hệ thống kiểm tra - giám sát chất lượng chưa được tổ chức chặt chẽ, tiêu chuẩn chất lượng tuy có nhưng chưa mang tính chất quốc gia, việc thực hiện cũng chưa đầy đủ và nghiêm túc; Mối liên hệ với lâm sàng còn rất
    hạn chế, các xét nghiệm chưa thống nhất và thiếu đồng bộ, do đó chất lượng xét nghiệm và hiệu quả của xét nghiệm còn bị hạn chế (kết quả điều tra hệ thống labo bệnh viện của trường Đại học Y Hà Nội, 2009) Riêng chuyên khoa HH-TM:
    Gần đây, hệ thống labo HH-TM ở các bệnh viện được đánh giá là Labo phát triển nhất so với Hoá sinh, Vi sinh cả về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và đội ngũ cán bộ - KTV chuyên ngành (7). Sự đánh giá đó là hoàn toàn có cơ sở, vì trong 15 năm qua ngành HH-TM được sự quan tâm tích cực của Bộ Y tế. Ngành HH-TM từ năm 1996 đã có viện trợ không hoàn lại của chính phủ
    Luxembourg về hệ thống dây chuyền lạnh bảo quản và vận chuyển máu an toàn cho tất cả các bệnh viện từ Trung ương tới huyện, nhờ các trang thiết bị này, chúng ta đã có phương tiện bảo quản và vận chuyển máu an toàn và phát triển được phong trào vận động hiến máu. Tiếp đến, từ 1994 nhờ có chương trình HIV/AIDS giúp cho toàn ngành có trang bị, kỹ thuật xét nghiệm HIV, HBV, HCV người cho máu, bảo đảm an toàn truyền máu từ Trung ương tới huyện. Sau cùng nhờ Chương trình an toàn truyền máu năm 2001 - 2010, trong đó có dự án xây dựng 4 trung tâm truyền máu khu vực vay vốn của Ngân hàng thế giới do Thủ tướng Chính phủ ký và Chủ tịch nước phê duyệt (2002 - 2009)
    nhằm từng bước hiện đại hoá dịch vụ truyền máu, nâng cao khả năng cung cấp máu và an toàn truyền máu.
    Cùng với sự phát triển của truyền máu, các labo tế bào và đông máu cũng được thay đổi đáng kể, các kỹ thuật làm bằng tay đã chuyển sang làm bằng máy trên phạm vi toàn quốc, như máy đếm tế bào tự động, bán tự động, máy xét nghiệm đông máu bán tự động, tự động. Các trang bị cho xét nghiệm miễn dịch, di truyền và sinh học phân tử cũng phát triển ở một số bệnh viện, nhất là các bệnh viện lớn trực thuộc Trung ương và Viện Quốc gia. Có thể nói trong khoảng 15 năm trở lại đây các Labo xét nghiệm HH-TM đã được đổi mới khá nhiều (7), thiết thực góp phần phát triển chất lượng chẩn đoán và chăm sóc bệnh nhân của toàn ngành y tế. Tuy nhiên, các xét nghiệm HH-TM ở nhiều bệnh viện cấp huyện, tỉnh, kể cả bệnh viện trung ương còn nhiều bất cập do thiếu nhân lực cả về số lượng và chất lượng, trang thiết bị còn lạc hậu và thiếu đồng bộ, dịch vụ cung cấp hoá chất và sinh phẩm chưa ổn định, thiếu hệ thống quản lý và giám sát chất lượng, thiếu các văn bản pháp quy về quản lý chất lượng, nhân lực cho hệ thống này chưa có, tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng các xét nghiệm HH-TM cũng chưa có để giải quyết công việc hàng ngày, dựa vào kiến thức chuyên môn đã có mỗi nơi tự xây dựng chất lượng cho mình, cho
    tới nay chưa có kiểm tra giám sát chất lượng mang tính quốc gia. Để có kế hoạch phát triển hệ thống labo HH-TM cho 5- 10 năm tới (2015,
    2020), việc điều tra thực trạng của hệ thống labo HH-TM ở các bệnh viện cấp huyện, tỉnh và trung ương là rất cần thiết, kết quả điều tra sẽ là cơ sở khoa học cho việc xây dựng kế hoạch trung hạn (5 năm) và dài hạn (10 năm). Với các lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với các mục tiêu sau:
    Mục tiêu chung: Đánh giá hiện trạng hệ thống xét nghiệm huyết học và truyền máu trong toàn quốc làm cơ sở xây dựng chiến lược phát triển và cải thiện hệ thống xét nghiệm huyết học và truyền máu.
    Mục tiêu cụ thể:
    1. Đánh giá hiện trạng nguồn nhân lực, nhu cầu đào tạo, trang thiết bị và hệ thống tổ chức xét nghiệm huyết học và truyền máu ở một số cơ sở y tế đại diện cho các khu vực có đặc điểm kinh tế, xã hội khác nhau trên phạm vi toàn quốc.

    2. Khảo sát các loại xét nghiệm về Huyết học và an toàn truyền máu đang được thực hiện tại các bệnh viện tuyến trung ương, tuyến tỉnh, tuyến huyện, đánh giá thực trạng chất lượng của các xét nghiệm này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...