Thạc Sĩ Nghiên cứu hiện trạng và giải pháp phát triển hệ thống sản xuất rau an toàn tại khu vực Thành phố Vĩ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 24/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Nghiên cứu hiện trạng và giải pháp phát triển hệ thống sản xuất rau an toàn tại khu vực Thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc
    Mô tả bị lỗi font vài chữ, tài liệu thì bình thường
    Mục lục
    Lời cam đoan i
    Lời cảm ơn ii
    Mục lục iii
    Danh mục bảng v
    Danh mục hình viii
    1. Mở đầu 136
    1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    1.2. Mục đích, yêu cầu 2
    1.3. ýnghĩa khoa học và thực tiễn 3
    2. Tổng quan tài liệu 4
    2.1. Tình hình sản xuất rau trên thế giới 4
    2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau ở Việt Nam 14
    2.3. Sản xuất rau an toàn (RAT) 27
    3. Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu 38
    3.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu: 38
    3.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu: 38
    4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 41
    4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế x$ hộicủa thành phố
    Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc. 41
    4.1.1. Vị trí địa lý 41
    4.1.2. Đặc điểm khí hậu 41
    4.1.3. Đặc điểm đất đai và hệ thống sử dụng đất 44
    4.1.4. Đặc điểm nguồn nước 45
    4.1.5. Dân số ở thành phố Vĩnh Yên. 45
    4.2. Hiện trạng sản xuất rau của Vĩnh Yên những năm gần đây 46
    4.2.1. Diện tích trồng rau. 46
    4.2.2. Diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng rau trên địa bàn Vĩnh
    Yên từ năm 2000- 2009 50
    4.2.3. Cơ cấu chủng loại và diện tích sản xuất rautại một số địa phương
    ở Vĩnh Yên. 54
    4.2.4. Thực trạng về sử dụng phân bón trong sản xuất rau. 59
    4.2.5. Thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật 69
    4.2.6. Thực trạng sử dụng nguồn nước tưới trong sản xuất rau 74
    4.2.7. Thực trạng về sử dụng các giống rau. 76
    4.2.8. Thực trạng về đầu tư cơ sở hạ tầng cho sản xuất rau trên địa bàn
    Vĩnh Yên. 77
    4.2.9. Tình hình phân phối, tiêu thụ sản phẩm rau. 80
    4.3. Sản xuất sau an toàn ở thành phố Vĩnh Yên. 83
    4.3.1. Điều kiện sản xuất và sơ chế rau an toàn. 83
    4.3.3. Kết quả sản xuất rau an toàn tại các điểm nghiên cứu. 86
    5. Kết luận, Đề nghị 101
    5.1. Kết luận 101
    5.2. Đề nghị 103
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 104
    Phụ lục 1 108

    1. Mở đầu
    1.1. Tính cấp thiết của đề tài
    Rau là thực phẩm không thể thiếu được trong khẩu phần ăn hàng ngày
    của con người, đó là nguồn cung cấp chất dinh dưỡnghết sức quan trọng, đặc
    biệt là Vitamin và chất khoáng.
    ở Việt Nam, nhu cầu về rau lại càng trở nên quan trọng, trong kho tàng
    tục ngữ dân gian ta đ$ có câu “Cơm không rau như đau không có thuốc”, điều
    đó càng cho thấy vai trò của rau trong bữa cơm hàng ngày của người Việt
    Nam. Vì vậy, cây rau có một vai trò quan trọng và vị trí đáng kể trong cơ cấu
    cây trồng ở nước ta, rau xanh trở thành sản phẩm nông nghiệp có giá trị
    kinh tế cao và có thị trường tiêu thụ rộng lớn ở trong nước và xuất khẩu.
    Tuy nhiên, trong quá trình thâm canh tăng năng suấtcây trồng để tạo ra
    khối lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế ngày một cao, tình hình vệ sinh an
    toàn thực phẩm (VSATTP) trong nông sản ở Việt Nam, nhất là trong rau xanh
    đang là vấn gây nhiều lo lắng và bức xúc. Tình trạng rau bị ô nhiễm do thuốc
    bảo vệ thực vật (BVTV), Nitrate (NO
    3
    -), kim loại nặng, vi sinh vật (VSV) gây
    hại đ$ đến mức báo động từ nhiều năm nay. Kết quả phân tích dư lượng các
    chất độc hại trong rau của Cục BVTV và Viện BVTV trong thời gian gần đây
    cho thấy: có tới 30 - 50% số mẫu rau có dư lượng thuốc BVTV, kim loại nặng,
    Nitrate và vi sinh vật gây bệnh. Đó là những nguyênnhân chính gây nên tình
    trạng ngộ độc thực phẩm cấp tính cho người sử dụng.Đồng thời, cũng là một
    trong những nguyên nhân gây nên tình trạng ngộ độc m$n tính đưa đến các
    bệnh hiểm nghèo như: ung thư . làm suy giảm chất lượng cuộc sống và giống
    nòi của người Việt Nam.
    Nhằm giải quyết vấn đề này, thời gian qua, Bộ NN&PTNT, đ$ ban hành
    các quy trình tổng hợp sản xuất rau an toàn. Việc áp dụng và kiểm soát
    nghiêm ngặt việc thực hiện quy trình này trong sản xuất bước đầu đ$ cho
    những kết quả hết sức khả thi. Tuy nhiên, tình hìnhsản xuất rau hiện nay vẫn
    chưa có một quy hoạch hợp lý, chưa có một hệ thống phân phối hợp lý và bền
    vững, hầu hết vẫn ở tình trạng manh mún, nhỏ lẻ. Thêm vào đó, việc kiểm tra
    chất lượng sản phẩm rau cũng chưa được tiến hành đồng bộ. Đầu ra cho sản
    phẩm còn hạn hẹp, không ổn định, giá cả bấp bênh đ$ảnh hưởng không nhỏ
    tới quyết định của người dân trong việc tiếp thu vàứng dụng những quy trình
    này vào sản xuất thay cho lối trồng rau cũ. Dẫn đếnsản phẩm rau không đảm
    bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, ảnh hưởngrất lớn đến sức khoẻ
    cộng đồng.
    Đánh giá đúng thực trạng sản xuất rau hiện nay nhằmtìm ra những hạn
    chế, tạo cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp hữu hiệu, thúc đẩy phát triển sản
    xuất rau an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm rau,bảo vệ người tiêu dùng,
    tăng cao thu nhập cho người lao động vùng sản xuất rau là cần thiết. Xuất phát
    từ thực tiễn đó, được sự nhất trí của Bộ môn Hệ thống nông nghiệp, chúng tôi
    tiến hành thực hiện đề tài:
    “Nghiên cứu hiện trạng và giải pháp phát triển hệ thống sản xuất rau
    an toàn tại khu vực Thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc”.
    1.2. Mục đích, yêu cầu
    1.2.1. Mục đích
    Đánh giá thực trạng sản xuất, tiềm năng phát triển rau an toàn trên địa
    bàn Thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc. Từ đó, tham gia xây dựng một số giải
    pháp nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất rau an toàn,bảo vệ người tiêu dùng,
    nâng cao thu nhập cho người lao động vùng sản xuất rau.
    1.2.2. Yêu cầu
    a. Đánh giá được tình hình sản xuất rau an toàn trên địa bàn Thành phố
    Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc.
    b. Đánh giá được thực trạng sử dụng phân bón, thuốcbảo vệ thực vật, sử
    dụng nguồn nước tưới trong sản xuất rau an toàn.
    c. Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần phát triển sản xuất rau an
    toàn trên địa bàn Thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc.
    1.3. ýnghĩa khoa học và thực tiễn
    1.3.1. ýnghĩa khoa học
    Kết quả việc đánh giá những điều kiện thuận lợi và khó khăn của vùng sản
    xuất rau an toàn tại Thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc,sẽ là cơ sở cho những chỉ
    đạo sản xuất của địa phương theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững.
    1.3.2. ýnghĩa thực tiễn
    - Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần cho việc phát triển rau an toàn
    (về mặt kỹ thuật, sản xuất và tổ chức tiêu thụ).
    - Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần nâng cao h iệu quả kinh tế
    trong sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế x$ hội của Thành phố Vĩnh
    Yên, Vĩnh Phúc, đáp ứng được nhu cầu của người tiêudùng, bảo vệ cộng
    đồng.

    2. Tổng quan tài liệu
    2.1. Tình hình sản xuất rau trên thế giới
    2.1.1. Chất lượng rau và các nguy cơ ô nhiễm sản phẩm rau trên thế giới
    ởcác nước trên thế giới, nghề trồng rau rất phát triển và đ$ có một quá
    trình lịch sử lâu đời, vì vậy họ rất quan tâm đến chất lượng sản phẩm, năng
    suất và hiệu quả kinh tế.
    Chất lượng rau được đánh giá qua 2 chỉ tiêu: hàm lượng dinh dưỡng và
    độ an toàn vệ sinh thực phẩm của sản phẩm rau. Giá trị dinh dưỡng cơ bản của
    sản phẩm rau phụ thuộc vào các loại rau và các bộ phận thu hái khác nhau, kỹ
    thuật thâm canh và đặc tính di truyền của chúng.
    Có 4 tiêu chí để xác định độ an toàn của rau: hàm lượng Nitrate (NO
    3
    -),
    dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, hàm lượng một số kim loại nặng chủ yếu
    (dưới mức quy định của FAO, WHO và Việt Nam) và cácvi sinh vật gây hại.
    Nếu 1 trong 4 tiêu chí trên không đạt dưới ngưỡng cho phép thì loại rau đó
    không phải là rau an toàn.
    * ảnh hưởng tồn dư chất bảo vệ thực vật (BVTV)
    Hiện nay có hàng trăm loại chất hoá học với hàng nghìn tên thương
    phẩm khác nhau được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp. Do có chứa các
    gốc, nhóm gây độc (vô cơ, hữu cơ) nên khi chúng tiếp xúc hoặc xâm nhập vào
    cơ thể con người thường gây ra sự rối loạn các quá trình sinh hóa hoặc phá
    huỷ các cơ quan của cơ thể. Chúng có thể gây ra trúng độc cấp tính cho cơ thể
    khi ở liều lượng cao và gây độc m$n tính khi ở liềulượng thấp.
    Thường thì sau khi sử dụng, các hoá chất bảo vệ thực vật sẽ để lại trên
    các bộ phận của cây trồng và đất một lượng thuốc hoá học. Lượng thuốc tồn
    dư còn lại lớn hay nhỏ tuỳ thuộc vào loại thuốc, liều lượng sử dụng và thời
    gian cách ly.
    Đa số hoá chất bảo vệ thực vật phân huỷ trong nước rất chậm (từ 6 - 24
    tháng), tạo ra dư lượng đáng kể trong đất. Trung bình có khoảng 50% lượng
    thuốc trừ sâu được phun rớt xuống đất và lôi cuốn vào chu trình đất - cây trồng
    - động vật - người. Theo Lichtentei (1961) một năm sau khi phun DDT còn
    80%, Lindan 60%, Andrin còn 20%, sau 3 năm DDT còn 50% (Dẫn theo Lê
    Thị Kim Oanh) [17].
    Từ các nghiên cứu về sự phân huỷ của các hoá chất bảo vệ thực vật
    trong sản phẩm rau, quả cũng như khả năng bài tiết các chất này ra khỏi cơ thể
    con người mà các cơ quan y tế, lương thực, thực phẩm của các nước trên thế
    giới và của Liên hợp quốc đ$ liên tục đưa ra những quy định về mức giới hạn
    tồn dư tối đa cho phép của các hoá chất bảo vệ thực vật trên từng loại sản
    phẩm rau, quả. Theo quy định của FAO/WHO năm 1994 về mức dư lượng tối
    đa của một số loại thuốc bảo vệ thực vật trên rau tươi đ$ được đưa ra.
    Bảng 2.1. Mức dư lượng tối đa cho phép (MRL) của một số thuốc BVTV
    trên rau tươi (Theo FAO/WHO năm 1994)

    TàI LIỆU THAM KHẢO
    Tài liệu tiếng Việt
    1. Hồ Hữu An (2005), “Báo cáo tổng quan chung về công nghệ sản xuất rau
    an toàn và các thiết bị phục vụ công nghệ’’
    2. Nguyễn Vũ Mai Anh, “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sản xuất rau
    an toàn của người dân xl Văn Đức, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội”,Báo
    cáo thực tập tốt nghiệp - ĐH Nông nghiệp I Hà Nội, 2007.
    3. Nguyễn Văn Bộ (2001), “Nguy cơ ô nhiễm môi trường từ các nguồn phân
    bón”, Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 6.
    4. Phạm Văn Cận - Chi cục BVTV Hòa Bình, “Sản xuất rau an toàn ở thị xl
    Hòa Bình - tỉnh Hòa Bình”.
    5. Nguyễn Hồng Chính, “Đánh giá thực trạng sản xuất và đề xuất một số
    giải pháp góp phần sản xuất rau an toàn tại Đông Anh - Hà Nội”, Luận văn
    Thạc sĩ Khoa học nông nghiệp - ĐH Nông nghiệp.
    6. Đường Hồng Dật (2002), “Sổ tay người trồng rau”- tập 1,2, Nhà xuất bản
    Hà Nội.
    7. Nguyễn Tuấn Đạt và cộng tác viên (2001), “Bước đầu điều tra tình hình ô
    nhiễm mầm bệnh giun sán đường ruột ở môi trường ngoại cảnh TP. Buôn Ma
    Thuột 1998-1999”, Tập san khoa học Đại học Tây Nguyên tháng 3/2001.
    8. Bùi Vĩnh Diên và cộng sự (2005), “Tập san y học dự phòng Tây Nguyên”.
    9. Bùi Vĩnh Diên và cộng sự (2005), theo “Báo cáo giám sát thực trạng vệ sinh
    thực phẩm khu vực Tây Nguyên” , của Viện vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên.
    10. Bùi Vĩnh Diên, Vũ Đức Vọng (2004), “Tìm hiểu hoá chất BVTV sử
    dụng trong nông nghiệp ảnh hưởng đến sức khoẻ ngườilao động”.
    11. Trần Văn Hai (1999), “Điều tra thực trạng canh tác, sử dụng nông dược
    và biện pháp phòng trừ sâu hại trên cải xanh vụ hè thu 1998 tại Cần Thơ”,
    Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học 1997-1999,Đại học Cần Thơ.
    12. Nguyễn Công Hoan (2007), “Diễn đàn dinh dưỡng và sức khoẻ”,
    www.AVSNonline.net, Viện dinh dưỡng quốc gia.
    13. Trương Hồng (2007), “Khảo nghiệm một số giống rau và hoa xứ lạnh
    tại TP. Buôn Ma thuột”, báo cáo khoa học, Viện khoa học kỹ thuật Nông Lâm
    nghiệp Tây Nguyên.
    14. Hội khoa học đất Việt Nam (2000), “Đất Việt Nam”,nhà xuất bản
    nông nghiệp Hà Nội.
    15. Phạm Văn Lầm (2005), “Kỹ thuật bảo vệ thực vật”,nhà xuất bản lao
    động Hà Nội.
    16. Nhóm 2- Lớp MT49B, “Tìm hiểu thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau an
    toàn tại xl Cổ Bi - huyện Gia Lâm”, Báo cáo thực tập giáo trình - ĐH Nông
    nghiệp Hà Nội.
    17. Lê Thị Kim Oanh, “Tình hình sử dụng thuốc sâu ở vùng trồng rau họ
    thập tự ngoại thành Hà Nội và vùng phụ cận”, Tạp chí bảo vệ thực vật
    số1/2002
    18. Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp bộ Nông nghiệp và Phát triển
    nông thôn 2007, “Báo cáo tóm tắt rà soát chương trình phát triển rau quả,
    hoa cây cảnh đến năm 2010”.
    19. Trần Khắc Thi, Trần Ngọc Hùng, “Kỹ thuật trồng rau sạch”, NXB
    Nông nghiệp, 2001.
    20. Trần Khắc Thi, Trần Ngọc Hùng (2005), “ứng dụng công nghệ trong
    sản xuất rau”, nhà xuất bản Lao động Hà Nội.
    21. Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài (2005), “Trồng rau vụ đông xuân trong
    vườn nhà”, Nhà xuất bản lao động.
    22. “Trồng cây rau ở Việt Nam”,Trung tâm UNESCO phổ biến kiến thức
    văn hóa giáo dục cộng đồng, NXB Văn hóa dân tộc, 2004.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...