Luận Văn Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa bàn th

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I
    MỞ ĐẦU

    1.1. Đặt vấn đề
    Sóc Sơn là một huyện nằm ở phía Bắc của thành phố Hà Nội. Cũng như các quận, huyện khác trong thành phố, quá trình đô thị hoá đang diễn ra ở đây rất nhanh, kinh tế ngày càng phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng cao nên đời sống nhân dân từng bước cải thiện, do vậy nhu cầu tiêu dùng, tiện nghi trong sinh hoạt cũng tăng lên một cách đáng kể, kết quả dẫn đến là khối lượng rác thải chất thải rắn sinh hoạt tăng lên liên tục tạo áp lực rất lớn cho công tác quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Quá trình hình thành khu đô thị, khu dân cư ở huyện Sóc Sơn sẽ tạo ra một lượng đáng kể chất thải rắn sinh hoạt, bên cạnh đó việc thải bỏ chất thải rắn sinh hoạt một cách bừa bãi và không đảm bảo các điều kiện vệ sinh ở các khu đô thị, khu dân cư là nguyên nhân chính là nguồn gốc gây ô nhiễm môi trường, cụ thể nó tác động trực tiếp lên môi trường đất, nước, không khí làm cho chất lượng môi trường ở đây giảm đi rất nhiều gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và sức khoẻ của người dân sống trong khu vực.
    Chất thải rắn nói chung và rác thải sinh hoạt nói riêng nếu không có biện pháp quản lý hay xử lý thích hợp thì sẽ là môi trường sống tốt cho các vật trung gian gây bệnh cũng như các hiện trạng ô nhiễm môi trường ở các bãi chôn lấp cụ thể là hiện tượng nước rò rỉ hay các khí phát sinh từ đây đều có ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của người dân trong khu vực.
    Thị trấn Sóc Sơn cũng đã và đang đối mặt với những thách thức trên. Mặc dù đã được tăng cường về cở sở vật chất, phương tiện kỹ thuật và con người, thế nhưng công tác thu gom, xử lý rác thải vẫn chưa đáp ứng được so với nhu cầu thực tế.
    Chính vì thế, việc nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại địa bàn thị trấn Sóc Sơn là một công việc cấp thiết và có ý nghĩa thực tế. Vì vậy, trước những yêu cầu đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa bàn thị trấn Sóc Sơn - Hà Nội ”. Đề tài được thực hiện với mong muốn sẽ góp phần tìm ra các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt thích hợp cho thị trấn Sóc Sơn nói riêng và Hà Nội nói chung.
    Thông qua việc thực hiện đề tài này, chúng ta thấy vấn đề ô nhiễm do rác thải sinh hoạt là một vấn đề cấp bách đối với các đô thị đang phát triển trong đó có thị trấn Sóc Sơn. Do vậy việc đánh giá tác động môi trường thông qua các công cụ khoa học là cần thiết để từ đó chúng ta có cơ sở để đề xuất ra các biện pháp quản lý và xử lý thích hợp, nhằm mục đích làm cho chất lượng cuộc sống tốt đẹp hơn.


    MỤC LỤC
    Phần 1. MỞ ĐẦU 1
    1.1. Đặt vấn đề 1
    1.2. Mục tiêu . 2
    1.3. Ý nghĩa của đề tài . 2
    PHẦN II. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN VÀ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DO CHẤT THẢI RẮN 3
    2.1. Cơ sở lý luận 3
    2.1.1. Khái niệm về chất thải rắn . 3
    2.1.2. Nguồn gốc phát sinh và thành phần chất thải rắn sinh hoạt 3
    2.1.3. Phân loại chất thải rắn . 6
    2.1.3.1. Phân loại theo tính chất 6
    2.1.3.2. Phân loại theo vị trí hình thành 7
    2.1.3.3. Phân loại theo nguồn phát sinh 7
    2.1.3.4. Phân loại theo mức độ nguy hại . 8
    2.1.4. Tính chất của chất thải rắn sinh hoạt 9
    2.1.4.1. Tính chất vật lý 9
    2.1.4.2. Tính chất hóa học . 10
    2.1.4.3. Tính chất sinh học 10
    2.1.5. Tác động môi trường của chất thải rắn 12
    2.1.5.1. Tác động môi trường nước của chất thải rắn 12
    2.1.5.2. Tác động môi trường đất của chất thải rắn . 13
    2.1.5.3. Tác động môi trường không khí của chất thải rắn 14
    2.1.5.4. Tác động đến cảnh quan và sức khỏe con người của chất thải rắn 15
    2.2. Các phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt 16
    2.2.2. Xử lý hoá học 19
    2.2.3. Phương pháp xử lý nhiệt . 19
    2.2.4. Xử lý sinh học . 20
    2.2.5.Tái sử dụng/tái chế phế liệu 21
    2.2.6. Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp chôn lấp . 22
    2.3. Cơ sở pháp lý . 23
    2.4. Cơ sở thực tiễn . 24
    2.5. Hiện trạng rác thải sinh hoạt trên thế giới và ở việt nam 25
    2.5.1. Hiện trạng rác thải sinh hoạt trên thế giới . 25
    2.5.2. Hiện trạng rác thải sinh hoạt ở Việt Nam 26
    PHẦN III: VẬT LIỆU - NỘI DUNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
    3.1. Vật liệu nghiên cứu: Rác thải 29
    3.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 29
    3.2.1. Nội dung nghiên cứu 29
    3.2.2. Phương pháp nghiên cứu . 30
    PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 33
    4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Sóc Sơn 33
    4.1.1. Điều kiện tự nhiên . 33
    4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 35
    4.2. Giới thiệu chung về xí nghiệp môi trường Đô thị huyện Sóc Sơn - Hà Nội 39
    4.2.1. Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động của Công ty 39
    4.2.2. Mô hình tổ chức 40
    4.2.3. Mục tiêu hoạt động của Xí nghiệp . 41
    4.2.4. Chức năng, nhiệm vụ . 41
    4.2.5. Trang thiết bị thu gom . 42
    4.2.6. Những thuận lợi, khó khăn 42
    4.3. Hiện trạng quản lý rác thải tại huyện Sóc Sơn - Hà Nội . 43
    4.3.1. Hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển 43
    4.3.2. Lượng rác thu gom v à thành phần rác thải . 48
    4.3.3. Hiện trạng phân loại tại nguồn 48
    4.3.4. Hiện trạng công tác xử lý rác thải 49
    4.3.5. Hiện trạng công tác thu hồi và tái sử dụng 52
    4.4. Đánh giá công tác quản lý rác sinh hoạt trên địa thị trấn Sóc Sơn 53
    4.4.1. Nhưng thành công ban đầu trong công tác quan lý rác sinh hoat tại địa bàn thị trấn Sóc Sơn 53
    4.4.2. Những tồn tại trong công tác quản lý rác sinh hoạt tại địa bàn thị trấn Sóc Sơn 56
    4.5. Dự đoán tốc độ phát sinh khối lượng rác sinh hoạt tại huyện Sóc Sơn đến năm 2015 55
    4.5.1. Căn cứ dự báo . 55
    4.5.2. Tính toán tải lượng 55
    4.6.1. Giải pháp kỹ thuật 58
    4.6.2. Giải pháp quản lý 59
    4.6.2.1. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường của cộng đồng dân cư, nhất là nâng cao nhận thức và xây dựng thói quen tốt trong việc thu gom rác thải sinh hoạt, cụ thể như sau: . 59
    4.6.2.2. Xã hội hóa quản lý chất thải rắn 59
    4.6.2.3. Các công cụ kinh tế 60
    4.6.2.4. Tăng cường trang bị cơ sở vật chất . 61
    4.6.2.5. Hình thức thưởng phạt . 61
    PHẦN V : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63
    5.1. Kết luận 63
    5.2. Kiến nghị 64
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...