Luận Văn Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại quận 3 TP.HCM

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU1.1. Lý do chọn đề tài:
    Đất nước ta hiện nay đang trong quá trình đô thị hóa phát triển không ngừng cả về tốc độ lẫn qui mô, số lượng lẫn chất lượng. Bên cạnh những mặt tích cực, những tiến bộ vượt bậc thì vẫn còn những mặt tiêu cực, những hạn chế mà không một nước đang phát triển nào không phải đối mặt, đó là tình trạng môi trường ngày càng bị ô nhiễm cụ thể đó là ô nhiễm về đất, nước, không khí và tình trạng tài nguyên thiên nhiên ngày càng trở nên cạn kiệt, và hàng loạt các vấn đề về môi trường khác cần được quan tâm sâu sắc và kịp thời giải quyết một cách nghiêm túc, triệt để. Cùng với sự phát triển vượt bậc của đất nước, Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam, gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích 2.095,01 km². Theo kết quả điều tra dân số chính thức vào ngày 1 tháng 4 năm 2009 thì dân số thành phố là 7.123.340 người (chiếm 8,30% dân số Việt Nam), mật độ trung bình 3.401 người/km². Tuy nhiên nếu tính những người cư trú không đăng ký thì dân số thực tế của thành phố vượt trên 8 triệu người. Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 20,2 % tổng sản phẩm và 27,9 % giá trị sản xuất công nghiệp của cả quốc gia. Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam và Đông Nam Á, bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không. Vào năm 2007, thành phố đón khoảng 3 triệu khách du lịch quốc tế, tức 70 % lượng khách vào Việt Nam. Các lĩnh vực giáo dục, truyền thông, thể thao, giải trí, Thành phố Hồ Chí Minh đều giữ vai trò quan trọng bậc nhất. Tuy vậy, Thành phố Hồ Chí Minh đang phải đối diện với những vấn đề của một đô thị lớn có dân số tăng quá nhanh, tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng cao nên đời sống nhân dân từng bước được cải thiên, do vậy nhu cầu tiêu dùng, tiện nghi trong sinh hoạt cũng tăng lên một cách đáng kể, kết quả dẫn đến là khối lượng rác thải chất thải rắn sinh hoạt tăng lên liên tục tạo áp lực rất lớn cho công ty, thu gom và xử lý chất thải rắc sinh hoạt. Quá trình hình thành các khu đô thị, khu dân cư ở thành phố sẽ tạo ra một lượng đáng kể chất thải rắn sinh hoạt, bên cạnh đó việc thải bỏ chất thải rắn sinh hoạt một cách bừa bãi và không đảm bảo các điều kiện vệ sinh ở các khu đô thị, khu dân cư là nguyên nhân chính là nguồn gốc gây ô nhiễm môi trường, cụ thể nó tác động trực tiếp lên môi trường đất, nước và không khí làm cho chất lượng môi trường ở đây giảm đi rất nhiều gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và sức khỏe của người dân sống trong khu vực. Chất thải rắn nói chung và rác thải sinh hoạt nói riêng nếu không có biện pháp quản lý hay xử lý thích hợp thì sẽ là môi trường sống tốt cho các vật trung gian gây bệnh cũng như các hiện trạng ô nhiễm môi trường ở các bãi chôn lấp cụ thể là hiện tượng nước rò rỉ hay các khí phát sinh từ đây đều có ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của người dân trong khu vực. Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã và đang đối mặt với những thách thức trên. Mặc dù đã được tăng cường về cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật và con người, thế nhưng công tác thu gom, xử lý rác thải vẫn chưa đáp ứng được so với nhu cầu thực tế. Điều này nó thể hiện cái được và cái chưa được trong công tác quản lý chất thải rắn nói chung và rác thải sinh hoạt nói riêng của thành phố. Chính vì thế, việc nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại thành phố Hồ Chí Minh là một công việc cấp thiết và có ý nghĩa thực tế. Vì vậy, trước những yêu cầu thực tế, đề tài: “Ngiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản rác thải sinh hoạt tại Quận 3 – Thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện với mong muốn đề tài sẽ góp phần tìm ra các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt thích hợp. 1.2. Mục tiêu của đề tài
    Trước sức ép ngày cành gia tăng về khối lượng chất thải rắn sinh hoạt, hệ thống quản lý đã có nhiều khuyết điểm yếu trong các khâu thu gom, vận chuyển cũng như trong cơ cấu tổ chức thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố. Vì vậy, đề tài này được thực hiện với mục tiêu: - Đành giá và nêu những ưu khuyết điểm trong công tác thu gom, vận chuyển và các yếu tố ảnh hưởng đến chương trình phân loại rác tại nguồn để từ đó có thể áp dụng thành công việc phân loại rác tại nguồn trên địa bàn quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. - Xây dựng các giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt nhằm hạn chế ô nhiễm ra môi trường và tăng cường tiết kiệm nguyên liệu thông qua việc phân loại và tái chế. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Chất thải rắn có nhiều loại: CTR y tế, CTR sinh hoạt, CTR công nghiệp, chất
    thải rắn xây dựng, nhưng do thời gian, điều kiện có hạn và còn nhiều hạn chế
    nên đối tượng tập trung nghiên cứu chủ yếu là CTR sinh hoạt bao gồm:
    + Chất thải rắn từ hộ gia đình
    + Chất thải rắn phát sinh từ chợ
    + Chất thải rắn phát sinh từ cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, trường học, trung tâm thương mại.
    Trên cơ sở khảo sát thu thập tài liệu và số liệu sẵn có về hệ thống thu gom, vận chuyển CTR trên địa bàn Quận 3. - Đánh giá được hiện trạng hệ thống quản lý CTRSH trên địa bàn Quận (Nguồn, thu gom, vận chuyển, xử lý ). - Dự báo tốc độ phát sinh CTR, nhu cầu vận chuyển, nhu cầu xử lý CTR đến năm 2020. - Đưa ra các giải pháp quản lý để nghiên cứu lựa chọn phương án tối ưu hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải đô thị của quận 3 Thành phố Hồ Chí Minh. 1.4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu: 1.4.1 Phương pháp luận: Mục tiêu chính của đề tài là nhằm thu thập thông tin đầy đủ về khối lượng và các quy trình thu gom, vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn quận. Tiến đến kiểm kê các chất thải này và dự báo sự phát sinh chất thải trong tương lai (đến năm 2020). Việc thu gom, vận chuyển và chôn lấp rác hiện nay đã được thực hiện trên địa bàn quận nhưng chưa thật sự có hiệu quả cao. Trong đó vấn đề đô thị hóa sẽ kéo theo nhiều nhu cầu sống, gia tăng dân số kéo theo nhu cầu đất ở, gia tăng khối lượng sản phẩm cũng như nảy sinh nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường, vấn đề chính là rác thải sing hoạt ngày càng nhiều. Vì vậy cần “nghiên cứu hệ thống quản lý CTR đô thị cho quận”, để đảm bảo lượng rác được thu gom một cách triệt để và giữ vệ sinh công cộng, đem lại nguồn nguyên liệu tái chế, tái sử dụng rác hiệu quả góp phần đem lại mỹ quan đô thị cho quận nói riêng và lợi ích môi trường nói chung. 1.4.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Trong khuôn khổ điều kiện và thời gian cho phép, tôi đã chọn phương pháp thích hợp với các nguồn lực hỗ trợ sau: - Thu thập và chọn lọc các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và Quận 3 nói riêng. - Thu thập tư liệu về hiện trạng môi trường đô thị ( thu gom, vận chuyển, xử lý sơ bộ chất thải rắn ), các định hướng của ngành vệ sinh đến năm 2020. - Kế thừa các số liệu thông tin, bài học, kinh nghiệm từ dự án vận động người dân thu gom, phân loại rác tại nguồn do sở khoa học công nghệ và môi trường cùng tổ chức ENDA thực hiện. - Thăm dò, phỏng vấn tham khảo các ý kiến của các cán bộ đầu ngành, những người làm việc trực tiếp trong công tác vệ sinh cùng với các cơ quan liên quan, đặc biệt là tham khảo các ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực chất thải rắn. - Tham khảo thực địa trên địa bàn quận tại các điểm tập kết rác, trạm trung chuyển, bô rác. - Phương pháp mô hình hóa môi trường được sử dụng trong luận văn để dự báo dân số và tốc độ phát sinh chất thải rắn trên địa bàn quận 3 từ nay đến năm 2020 thông qua phương pháp EuLer cải tiến trên cơ sở số liệu dân số hiện tại và tốc độ gia tăng dân số.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...