Luận Văn Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt huy

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    63719

    KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
    CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU

    1.1 Đặt vấn đề:

    Thành phố Hồ Chí Minh với dân số 7.123.340 người (thống kê năm 2010) sống tại 24 quận huyện, với hơn 800 nhà máy riêng lẻ, 23.000 cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, 12 khu công nghiệp, 3 khu chế xuất và 1 khu công nghệ cao, hàng trăm bệnh viện, trung tâm chuyên khoa, trung tâm y tế hàng ngàn phòng khám tư nhân . đang đổ ra mỗi ngày khoảng 5.500-5.700 tấn chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH), 1.1001300 tấn chất thải rắn xây dựng (xà bần), khoảng hơn 1000 tấn (ước tính) chất thải rắn công nghiệp, trong đó có khoảng 200 tấn chất thải nguy hại, 7-9 tấn chất thải rắn y tế

    Để quản lý khối lượng lớn chất thải rắn nói trên với mức tăng 10-15% năm, TP HCM đã hình thành (có tổ chức và tự phát) hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị với sự tham gia của gần 30 công ty nhà nước, 3-5 công ty trách nhiệm hữu hạn, 01 hợp tác xã, hàng trăm cơ sở tái sinh tái chế tư nhân hàng ngàn tổ dân lập và 30.000 người( gồm hơn 6.000 người hoạt động trong thu gom, vận chuyển, chôn lấp và hơn 20.000 người hoạt động trong hệ thống phân loại, thu gom và mua bán trao đổi phế liệu).

    Tuy nhiên cho đến nay, mặc dù đã hoàn thành hàng chục năm, mỗi năm tiêu tốn 600-700 tỉ tiền vận hành và hàng trăm tỉ tiền đầu tư trang thiết bị, xây dựng bãi chôn lấp và cơ sở hạ tầng khác, công tác quản lí chất thải rắn đô thị của TP HCM vẫn phải đối mặt với rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết theo kiểu “tình thế” đó là:

    s Khó khăn trong việc quản lí hệ thống thu gom rác dân lập. s Chưa thực hiện được việc thu phí quản lý chất thải rắn. s Chưa thực hiện được chương trình phân loại rác tại nguồn. s Chưa quy hoạch và thiếu nghiêm trọng hệ thống điểm hẹn, trạm trung

    chuyển.

    s Chưa quy hoạch được vị trí xây dựng bãi chôn lấp.
    KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
    s Ô nhiễm nặng nề từ các bãi chôn lấp do nước rò rỉ và khí từ bãi chôn lấp.

    s Hệ thống quản lý của các cơ quan nhà nước còn yếu về cả nhân lực và trang thiết bị.

    s Các công ty quản lí chất thải rắn còn thiếu các đội ngũ cán bộ kỹ thuật, quản lý giỏi và công nhân lành nghề.

    s Chi phí cho công tác quản lý chất thải rắn tăng nhanh.

    Đứng trước tình thế đó, đề tài “ Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt huyện Củ Chi - TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2010-2020” được thực hiện với mong muốn góp phần tìm ra các giải pháp quản lý CTR thích hợp cho huyện Củ Chi nói riêng và TP Hồ Chí Minh nói chung trong giai đoạn thành phố ngày càng phát triển hiện nay.

    1.2 Mục tiêu của đề tài

    - Nghiên cứu hiện trạng rác thải sinh hoat huyện Củ Chi

    - ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt tới chất lượng môi trường huyện Củ Chi

    - tìm hiểu hoạt động: thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt tại phòng Tài Nguyên Môi Trường Huyện Củ Chi.

    - Trên cơ sở đó tìm ra những giải pháp quản lý CTR sinh họat hợp lý cho hệ thống quản lý CTR huyện Củ Chi. Đề tài nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý CTR, giảm thiểu ô nhiễm môi trường do thu gom, vận chuyển CTR chưa hợp lý, bảo vệ tốt môi trường và vệ sinh phòng dịch, sức khỏe cộng đồng

    1.3 Nội dung nghiên cứu

    ■ Tổng quan về chất thải rắn.

    ■ Khái quát một số điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tại huyện Củ Chi - TP Hồ Chí Minh.

    ■ Nghiên cứu hiện trạng và dự báo tốc độ phát sinh chất thải rắn đến năm 2020.
    KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
    ■ Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt huyện Củ Chi.

    1.4 Phương pháp nghiên cứu 1.4.1 Phương pháp luận

    - Dựa vào hiện trạng diễn biến môi trường, các dữ liệu môi trường cơ sở phải được nghiên cứu, thu thập, chính xác, khách quan. Từ đó, đánh giá phương án thực hiện cần thiết, nhằm thực hiện công tác quản lý môi trường đạt hiệu quả.

    - Với sự gia tăng dân số, tốc độ đô thị hóa, tăng trưởng kinh tế diễn ra mạnh mẽ, là tiền đề cho nguồn phát sinh CTR sinh hoạt ngày càng gia tăng cả về mặt khối lượng và đa dạng về thành phần. do đó CTR đã và đang xâm phạm mạnh vào hệ sinh thái tự nhiên, kinh tế, xã hội, ô nhiễm môi trường và sức khỏe con người một cách nghiêm trọng, nếu không được quản lý và xử lý thích hợp.

    - Là huyện có tỉ lệ gia tăng dân số nhanh, chưa quy hoạch tổng thể khu dân cư, các thành phần kinh tế - xã hội, giá trị sản xuất công nghiệp

    1.4.2 Phương pháp cụ thể

    - Thu thập tài liệu liên quan: tham khảo tài liệu của nhiều tác giả, từ các báo cáo khoa học.

    - Thu thập số liệu tại Phòng Tài Nguyên Môi Trường Huyện Củ Chi.

    - Khảo sát thực tế tại huyện để nắm rõ tình hình quản lý CTR sinh hoạt thực hiện trên địa bàn huyện.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...