Luận Văn Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại cho KCN Lê Minh

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1.Sự cần thiết của đề tài:

    Nước ta đang trên con đường hội nhập và phát triển kinh tế, ngành công nghiệp là một trong những ngành quan trọng và chủ đạo mang lại doanh thu chính cho đất nước. Hàng loạt các khu công nghiệp (KCN) tập trung nổi lên khắp đất nước, đặc biệt là ở các đô thị lớn. Việc gia tăng nhanh chóng các KCN gây ra một vấn đề cấp thiết trong xã hội hiện nay, đó là việc ô nhiễm môi trường. Sự thiếu đồng bộ trong quản lý cộng với sự gia tăng nhanh chóng của các ngành công nghiệp ở các KCN hiện nay đã thải bỏ ra môi trường một tải lượng lớn chất thải rắn (CTR) – chất thải nguy hại (CTNH) gây ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế, đời sống của người dân và hệ sinh thái môi trường đất, nước, không khí, sinh vật xung quanh các KCN.
    CTR đặc biệt là CTNH, là một thách thức lớn đối với công tác quản lý môi trường của nhiều đô thị, nhất là những đô thị có KCN tập trung như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, . Tháng 8 năm 2007, TP.HCM có 11 KCN, 3 KCX, 1 khu công nghệ cao và hàng nghìn đơn vị sản xuất vừa và nhỏ, mỗi ngày thải ra khoảng 250 – 300 tấn CTR không nguy hại (ước tính), 120 – 150 tấn CTNH. Số liệu tương tự tại Đồng Nai là 300 tấn và 60 tấn tại Bình Dương, theo số lượng thống kê năm 2003, lượng CTR và CTNH phát sinh từ các KCN ước tính khoảng 10 tấn/ngày. Trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, khối lượng CTR (kể cả chất thải dầu khí) phát sinh là 30-35 tấn/ngày.
    Thực trạng hiện nay là đã có những hoạt động tái sử dụng, tái sinh, tái chế và trao đổi chất thải đã tồn tại và đang diễn ra tại các đơn vị sản xuất trong và ngoài KCN. Tuy nhiên, do chưa được tổ chức một cách hệ thống nên mỗi cơ sở tự tìm “nơi tiếp nhận” phế liệu của cơ sở mình. Đối tác có thể là các nhà máy khác trong cùng KCN, nhưng đa phần là những người thu mua phế liệu hoặc những cơ sở tái chế bên ngoài KCN. Thông thường, quá trình tái sinh, tái chế các loại phế liệu hầu hết chỉ áp dụng đối với các loại có giá trị cao. Trong khi đó, các loại phế liệu (chất thải) có giá trị thấp (như xỉ lò, cặn bã ) vẫn chưa được tái chế. Đây là vấn đề cần được nghiên cứu sâu hơn. Trước tình hình CTR, CTNH thải bỏ ra môi trường ngày càng nhiều gây ô nhễm môi trường nghiêm trọng, các nghiên cứu thực hiện để làm giảm thiểu CTR – CTNH và tìm ra giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường do CTR – CTNH gây ra là rất quan trọng và cấp thiết hiện nay cho các KCN. Đề tài “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn – chất thải nguy hại cho KCN Long Hậu & KCN Lê Minh Xuân” thành công sẽ phần nào giúp giải quyết được những vấn đề nêu trên.
    2.Mục tiêu của đề tài:



    “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn – chất thải nguy hại cho KCN Long Hậu & KCN Lê Minh Xuân”
    3.Đối tượng nghiên cứu



    CTR – CTNH được thải bỏ ra ở các đơn vị sản xuất của KCN;
    Các chính sách quản lý được thực hiện tại các đơn vị sản xuất của KCN hiện tại;
    Nghiên cứu hiệu quả của các biện pháp giảm thiểu phát sinh CTR – CTNH tại nguồn;
    Nghiên cứu cơ chế quản lý, nguồn nhân lực trong việc thu gom, vận chuyển, xử lý CTR – CTNH tại các đơn vị sản xuất của KCN;
    Nghiên cứu hiện trạng các giải pháp kỹ thật được thực hiện để xử lý CTR – CTNH tại các đơn vị sản xuất của KCN.
    4.Địa điểm thực hiện đề tài

    KCN Lê Minh Xuân ở xã Tân Nhựt và xã Lê Minh Xuân, Huyện Bình Chánh,Tp.Hồ Chí Minh.
    KCN Long Hậu nằm ở ranh giới Huyện Cần Giuộc (Tỉnh Long An) và Huyện Nhà Bè (Tp.Hồ Chí Minh).
    5.Nội dung nghiên cứu



    Tìm hiểu về CTR – CTNH và hệ thống quản lý.
    Tìm hiểu về KCN Long Hậu và KCN Lê Minh Xuân.
    Tìm hiểu về hiện trạng quản lý CTR – CTNH tại KCN Long Hậu và KCN Lê Minh Xuân.
    Đánh giá hiện trạng quản lý CTR – CTNH.
    Đề xuất biện pháp quản lý CTR – CTNH.
    6.Phương pháp nghiên cứu

    a.Phương pháp tham khảo tài liệu

    Tham khảo các tài liệu chuyên ngành liên quan, tìm hiểu các tài liệu đề cập đến vấn đề CTR-CTNH trong KCN, các tài liệu nói về các cách quản lý CTR-CTNH trong KCN. Ngoài ra cần tìm hiều các văn bản pháp luật về định nghĩa, phân loại, quản lý, xử lý CTR-CTNH trong KCN.
    b.Phương pháp điều tra bằng phiếu điều tra

    Sử dụng phương pháp này, người điều tra sẽ soạn thảo phiếu thông tin, trong phiếu thông tin thể hiện những nội dung cần thu thập để thống kê thành phần và khối lượng CTR – CTNH phát sinh từ các đơn vị sản xuất. Nội dung chính của phiếu điều tra bao gồm:


    Tên đơn vị sản xuất, địa chỉ, ngày thành lập và đi vào hoạt động;
    Sản phẩm;
    Công nghệ sản xuất;
    Thời gian hoạt động trong năm (ngày/năm, vào các tháng nào trong năm, và làm việc bao nhiêu ca trong ngày);
    Loại, lượng phế liệu, hình thức tái sử dụng hiện tại;
    Loại, lượng CTR/CTNH, công đoạn phát sinh, hình thức xử lý hiện tại;
    Nếu mục đích là thu thập số liệu, tạo nên một cơ sở dữ liệu để dự đoán, tính toán lượng CTR – CTNH phát sinh trong tương lai cần thu thập thêm thông tin


    Nguyên liệu chính (loại, nguồn gốc, lượng sử dụng);
    Sản phẩm chính (loại, lượng);
    Tổng diện tích cơ sở, diện tích sản xuất;
    Số lượng công nhân.
    Ưu điểm:


    Có thể tiến hành điều tra khảo sát một lượng lớn các đơn vị sản xuất;
    Giảm được thời gian và nhân lực trong việc khảo sát, có thể gởi và thu phiếu bằng cách fax, gởi bưu điện hay qua email;
    Cũng có thể thu thập thông tin này qua hình thức bắt buộc đăng ký chủ nguồn thải;
    Có được số liệu trong thời gian ngắn.
    Nhược điểm:


    Độ tin cậy của số liệu phụ thuộc vào cán bộ chịu trách nhiệm điền vào phiếu thông tin;
    Các số liệu cơ sở cung cấp đã trở nên lạc hậu so với thời điểm khảo sát;
    Cán bộ điều tra khảo sát không thể đánh giá được mức độ chính xác của số liệu đã thu thập được.
    Trong điều kiện nước ta hiện nay việc sử dụng phương pháp này rất khó khăn. Hiện nay việc quản lý CTNH tại Việt Nam chưa chủ động, do đó các cơ sở có thể bất hợp tác, không có số liệu để cung cấp hoặc cung cấp số liệu không chính xác (do cố ý hoặc cơ sở chưa cập nhập được số liệu mới).
    c.Phương pháp điều tra khảo sát thực tế tại các đơn vị sản xuất

    Để thực hiện phương pháp này, nhân viên tiến hành khảo sát từng đơn vị sản xuất để xem xét hiện trạng công nghệ sản xuất, biết được nguồn nguyên nhiên liệu sản xuất, sản phẩm tạo ra, dây chuyền công nghệ sản xuất tạo ra chất thải ở công đoạn nào, thành phần, tính chất của chất thải, nhân viên khảo sát tiến hành thu gom, cân khối lượng chất thải rắn là bao nhiêu, xem xét công tác phân loại tại nguồn, xử lý chất thải đúng không? Các công việc trên được tiến hành lặp lại theo các ngày trong tuần, theo các tháng khác nhau trong năm và theo các giai đoạn sản xuất theo đơn đặt hàng.
    Ưu điểm:


    Có thể xác định chính xác khối lượng và thành phần CTR – CTNH của cơ sở được khảo sát;
    Có điều kiện đánh giá nguyên nhân phát sinh chất thải;
    Có cơ sở để đánh giá tại sao có sự khác nhau về thành phần, khối lượng chất thải giữa các đơn vị sản xuất cùng ngành;
    Số liệu khảo sát chính xác giúp ta tạo được tập số liệu phục vụ cho việc dự đoán thành phần khối lượng chất thải có thể thải bỏ ra trong tương lai.
    Nhược điểm:


    Tốn nhiều công khảo sát nên chỉ có thể tiến hành điều tra khảo sát với một số lượng đơn vị sản xuất giới hạn;
    Tốn nhiều thời gian để có thể xác định khối lượng và thành phần chất thải của mỗi cơ sở;
    Cần có sự đồng tình của các đơn vị sản xuất, nếu không sẽ không thu được số liệu như mong muốn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...