Luận Văn Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm tại KCN Tân Tạo-Tp Hồ Chí Minh

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. ĐẶT VẤN ĐỀ - TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Xây dựng các KCN, KCX đang là mục tiêu hướng tới của nhiều tỉnh thành trong cả nước. Mỗi KCN ra đời sẽ là đầu mối quan trọng trong việc thu hút nguồn đầu tư trong nước và nước ngoài (FDI), tạo động lực lớn cho quá trình tiếp thu công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lao động phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế thế giới, tạo ra điều kiện cho việc phát triển công nghiệp theo quy hoạch tổng thể, tạo điều kiện xử lý tập trung, hạn chế tình trạng phân tán chất thải công nghiệp, Ngoài ra, phát triển KCN cũng thúc đẩy sự hình thành và phát triển các khu đô thị mới, phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ và dịch vụ. Tính đến tháng 6/2004, tổng số KCN theo quy hoạch đến năm 2010 đã được duyệt hoặc đã được chấp thuận về chủ trương là 154 KCN.
    Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Tp Hồ Chí Minh có tốc độ đầu tư nước ngoài và xây dựng các KCN tập trung rất cao. Ngành công nghiệp đã thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Tp Hồ Chí Minh. Bình quân ngành này tạo khoảng 34% GDP trên địa bàn và gần 30% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước. Hiện nay, Tp Hồ Chí Minh có 3 KCX (Tân Thuận, Linh Trung 1, Linh Trung 2) và 10 KCN (Tân Tạo, Hiệp Phước, Vĩnh Lộc, Bình Chiểu, Tân Bình, Tân Thới Hiệp, Lê Minh Xuân, Tây Bắc Củ Chi, Phong Phú, Cát Lái 2).
    Nhìn chung, các KCN đã đi vào hoạt động ổn định (đặc biệt là các KCN có cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện) và đáp ứng những nhu cầu cuộc sống của con người. Tuy nhiên, chất lượng quy hoạch phát triển các KCN trong thời gian qua còn thấp, việc hình thành và phân bố các KCN còn dàn trải, xác định quỹ đất cho KCN còn thiếu cơ sở khoa học, đặc biệt là vấn đề môi trường trong KCN vẫn chưa được quan tâm đúng mức và chưa được giải quyết hiệu quả. Bản thân các KCN-KCX cũng tồn tại những mâu thuẫn khó tránh khỏi. Đó là do áp lực của quá trình sản xuất công nghiệp lên môi trường, những vấn đề liên quan đến sức khoẻ cộng đồng,
    Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do sản xuất công nghiệp, trong giai đoạn ban đầu thường thực hiện kiểm soát và xử lí chất thải. Dần dần, các nhà quản lý đã nhận thấy sự hạn chế và tính thụ động của những giải pháp đó. Việc “xử lí chất thải cuối đường ống” vừa gây tốn kém về mặt kinh tế vừa làm con người phải thụ động đối phó với những tình huống rủi ro và sự cố môi trường. Ở các nước công nghiệp phát triển, công tác bảo vệ môi trường cũng bắt đầu bằng các giải pháp xử lí cuối đường ống. Tuy nhiên, sau đó, các nước này cũng nhận thấy những điểm bất lợi và tính không hiệu quả của những giải pháp này. Do đó, các giải pháp khác đã được nghiên cứu và phát triển nhằm khắc phục những hạn chế của giải pháp xử lí cuối đường ống. Trải qua kinh nghiệm lâu dài trong lĩnh vực xử lí cuối đường ống, với điều kiện kinh tế và công nghệ phát triển như hiện nay, các nước trên thế giới đã đề ra chiến lược bảo vệ môi trường với cơ cấu cấp bậc quản lí chất thải. Trong đó, các giải pháp “ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm” thuộc cấp bậc ưu tiên lựa chọn nhất.
    Ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm là chiến lược được ưa chuộng nhất, vì không có hoặc có rất ít chất thải phát sinh và không tốn chi phí xử lí và quản lí chất thải. Những nhà sản xuất có thể loại trừ hoặc ngăn chặn việc phát sinh chất thải từ quy trình sản xuất bằng cách quản lí tốt quy trình sản xuất, thay đổi nguyên liệu đầu vào, áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, thay đổi đặc tính hoặc thành phần của sản phẩm, Ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp là một bộ phận trong các giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm. Ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp là giải pháp tối ưu để xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường nhằm khắc phục những vấn đề môi trường còn tồn tại ở các KCN. Hiện nay, chiến lược ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp đang được Chương trình Môi trường của Liên Hiệp Quốc (UNEP) và các chương trình môi trường của các nước trên thế giới áp dụng triển khai.
    Khu công nghiệp Tân Tạo là một trong những khu công nghiệp tập trung đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh, hiện bao gồm nhiều doanh nghiệp hoạt động thuộc các ngành dệt nhuộm, giấy – bao bì, nhựa – cao su . là các ngành sản xuất phát sinh lượng chất thải nhiều. Nghiên cứu các giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm cho KCN Tân Tạo có ý nghĩa rất lớn trong việc rút ra các kinh nghiệm triển khai cho các KCN khác cũng như góp phần bảo vệ môi trường ở Thành phố Hồ Chí Minh.
    Xuất phát từ ý nghĩa và sự cần thiết nói trên, đề tài “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm tại KCN Tân Tạo-TpHCM” được chọn làm khoá luận tốt nghiệp ngành môi trường trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ.
    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    Nghiên cứu và đề xuất biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm thích hợp nhằm cải thiện môi trường, góp phần hoàn thiện và định hướng quản lí môi trường, hướng tới sự phát triển bền vững cho KCN Tân Tạo.
    3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    Đề tài triển khai trong phạm vi KCN Tân Tạo, trong đó triển khai khảo sát, đánh giá một số cơ sở tiêu biểu cho từng ngành nghề về khả năng áp dụng các giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm, sau đó đề xuất giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm cho một số ngành cụ thể : dệt nhuộm, giấy – bao bì, nhựa – cao su.
    4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
    - Tổng quan về đặc điểm và tình hình phát triển của KCN Tân Tạo.
    - Điều tra, thu thập số liệu và thông tin về những vấn đề môi trường của KCN Tân Tạo.
    - Trình bày nguyên lí ngăn ngừa ô nhiễm (Pollution Prevention).
    - Nghiên cứu những giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm có thể áp dụng .
    + Những giải pháp tổng thể cho KCN Tân Tạo.
    + Những giải pháp cụ thể cho một số loại hình sản xuất .
    5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    5.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
    Đề tài nghiên cứu trong luận văn dựa trên phương pháp luận ngăn ngừa ô nhiễm được trình bày chi tiết trong chương 1.
    5.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỤ THỂ
    5.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp
    Thông tin thứ cấp là những thông tin đã được công bố và tài liệu từ kho dữ liệu của Ban Quản Lý KCN Tân Tạo. Các thông tin bao gồm:
    - Thông tin tình hình phát triển;
    - Thông tin hiện trạng môi trường.
    5.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp
    Thông tin sơ cấp là những thông tin khai thác được thông qua việc quan sát, phỏng vấn những đối tượng doanh nghiệp. Thông tin sơ cấp có thể lấy bằng 2 cách:
    - Quan sát : ở đây chọn phương pháp quan sát không tham gia. Nghĩa là người quan sát sẽ là một chủ thể riêng biệt bên ngoài hệ thống được chọn quan sát và xem xét hệ thống một cách khách quan.
    - Phỏng vấn : là phương pháp thông dụng để thu thập thông tin. Luận văn lựa chọn phương pháp phỏng vấn theo cấu trúc với bảng liệt kê các câu hỏi hỗn hợp (câu hỏi mở và câu hỏi đóng).
    5.2.3. Phân tích và tổng hợp thông tin
    Khi thực hiện luận văn, phương pháp phân tích – tổng hợp thông tin được sử dụng nhiều nhất. Phương pháp phân tích giúp chia nhỏ các tổng thể hay các vấn đề phức tạp thành những phần đơn giản để dễ nghiên cứu và giải quyết vấn đề. Phương pháp tổng hợp giúp liên kết, thống nhất lại các phần, các yếu tố đã được phân tích để hệ thống hoá, khái quát vấn đề trong sự nhận thức tổng thể.
    Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng phương pháp thống kê để thống kê các thông tin sơ cấp, đảm bảo cho khả năng so sánh số liệu.
    5.2.4. Đề xuất giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm
    Sau khi thống kê, phân tích và tổng hợp các thông tin, số liệu; trong luận văn dùng phương pháp đánh giá để đánh giá, sắp xếp những giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm theo sự phù hợp, tính khả thi đối với từng ngành công nghiệp. Sau đó đề xuất giải pháp khả thi nhất dựa trên cơ sở đã đánh giá. Cuối cùng mô tả cụ thể các giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm khả thi hợp lí với điều kiện KCN Tân Tạo và các ngành công nghiệp đầu tư tại KCN.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...