Luận Văn Nghiên cứu hiện trạng quản lý chất thải và bảo vệ môi trường tại khu vực Tân Cảng thành phố Hồ Chí M

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
    1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
    Bảo vệ môi trường là một vấn đề đặc biệt quan trọng và thiết yếu của đất nước, của nhân loại; là nhiệm vụ có tính chất xã hội sâu sắc, gắn liền với cuộc đấu tranh xóa đói giảm nghèo của mỗi nước, với cuộc đấu tranh vì hòa bình và tiến bộ xã hội trên phạm vi toàn thế giới.
    Từ nhiều năm qua, nhiệm vụ bảo vệ môi trường luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm và coi trọng. Ngày 15 tháng 11 năm 2004, Bộ Chính trị Ban chấp hành TW ĐCSVN đã có Nghị quyết số 41- NQ- TW về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nghị quyết này nêu rõ:” tuy hệ thống chính sách thể chế đã từng bước được xây dựng và hoàn thiện, phục vụ ngày càng có hiệu quả cao cho môi trường Tuy nhiên môi trường nước ta tiếp tục xuống cấp nhanh, có nơi có lúc đã đến mức báo động ”. Qua đó cho thấy sự nghiệp bảo vệ môi trường là rất cấp thiết và không chỉ của Nhà nước mà là của chung của các ngành và toàn thể nhân dân.
    Hoạt động bảo vệ môi trường của nước ta đã đạt được những kết quả bước đầu, đã xuất hiện những gương người tốt, việc tốt, những cơ sở, doanh nghiệp có ý thức cao trong bảo vệ môi trường.
    Thời gian qua, hoạt động vận tải bằng đường biển thông qua các cảng biển ngày một phát triển. Sự gia tăng nhu cầu vận tải hàng hóa đó kéo theo sự phát triển về số lượng các cảng biển trên thế giới. Hiện nay, có hơn 2000 cảng biển trên khắp Châu lục, bốc dỡ trên 80% lượng hàng hóa ngoại thương đến các nước đang phát triển [Wolrdbank, 2003].
    Việt Nam nằm ở khu vực nhiệt đới Đông Nam Á, được thiên nhiên ưu đãi, với đường bờ biển dài hơn 3200km, hàng trăm cửa sông, hàng nghìn hải đảo lớn nhỏ trên toàn bộ vùng thềm lục địa. Diện tích mặt biển rộng lớn của nước ta rất thuận lợi cho việc phát triển ngành hàng hải, giao thông vận tải biển, xây dựng các công trình ven biển, các khu công nghiệp, du lịch, dịch vụ và thương mại quốc tế. Hải phận Việt Nam nằm sát các tuyến hàng hải quốc tế lớn nối liền Thái Bình Dương với An Độ Dương; Châu Á với Châu Úc và Trung Đông, tạo thuận lợi cho việc phát triển cảng biển.
    Từ năm 1993, nhận thức rõ ưu thế của biển Việt Nam, Nghị quyết 03 năm 1993 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế đã chỉ rõ: “Phải phát triển đồng bộ hệ thống cảng biển, nâng cấp và xây dựng mới các cảng biển và tổ chức lại một cách hợp lý việc quản lý các cảng biển” của Việt Nam. Trong 20 năm thực hiện chính sách đổi mới và mở cửa, hệ thống cảng biển Việt Nam trong đó Tân Cảng đã không ngừng phát triển, lượng tàu trong nước, quốc tế và lượng hàng thông qua Tân Cảng ngày một tăng nhanh.
    Từ một quân cảng dã chiến của quân đội chế độ Mỹ – Ngụy cải tạo và xây dựng mới được mang tên gọi là Tân cảng. Với diện tích hơn 400.000 m2, là cảng biển sâu mang tầm cỡ chiến lược, là trung tâm giao dịch thương mại phát triển sôi động bậc nhất Thành phố. Trong những năm gần đây cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Tân cảng được cải thiện đáng kể.
    Tuy nhiên, hoạt động phát triển cảng biển ngày càng gây ra nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng đòi hỏi ban quản lý Tân cảng phải có các chương trình đáp ứng phù hợp để bảo vệ môi trường, hổ trợ cho các chương trình phát triển kinh tế xã hội được thưc hiện một cách bền vững. Sự gia tăng về lượng hàng thông qua Tân cảng phản ánh sự gia tăng về lượng tàu ra vào khu vực Tân cảng. Điều này đồng nghĩa với việc gia tăng mối đe dọa về ô nhiễm môi trường vùng nước tại Tân cảng do gia tăng lượng nước thải, rác thải và các chất độc hại từ nước la canh, nước dằn, rửa tàu, nước thải chứa dầu và các hóa chất khác
    Hàng loạt các dự án, công trình xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Tân cảng đã đang và sẽ được thực hiện gây nên những xáo trộn bắt buộc trong việc nâng cấp cầu cảng, hệ thống giao thông thủy, bố trí nhà xưởng, nạo vét , chống sạt lở và ngập lụt làm nảy sinh nhiều vấn đề môi trường và xã hội .
    Do vậy, “Nghiên cứu hiện trạng quản lý chất thải và bảo vệ môi trường tại khu vực Tân Cảng thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất những giải pháp quản lý thích hợp” là một nhiệm vụ cấp thiết, góp phần hạn chế tiêu cực bởi các hoạt động của cảng biển đến môi trường, góp phần phát triển bền vững hệ thống cảng biển Việt Nam, thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Chính phủ.
    Hiện tại chưa có một nghiên cứu toàn diện nào về các vấn đề môi trường tiềm tàng trong bối cảnh đô thị hóa của Tân cảng. Vì đây là đơn vị thuộc cơ quan quân đội quản lý, cũng như ở hầu hết các cảng khác trong cả nước, việc nghiên cứu đánh tác động môi trường chưa được tiến hành, một số vấn đề về môi trường và vệ sinh đô thị được đề cập trong Quy hoạch chung nhưng chỉ mới ở mức độ sơ sài.
    Trước thực trạng trên, việc nghiên cứu, đề xuất các giải pháp quản lý môi trường cụ thể cho Tân cảng là thật sự cần thiết, nhằm định hướng lâu dài cho việc giải quyết những vấn đề ô nhiễm môi trường tại Tân cảng và phát triển bềnvững, góp phần khắc phục một phần những áp lực do ô nhiễm môi trường trong thành phố hiện nay .

    1.2 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
    Việc nghiên cứu về hiện trạng môi trường trong khu vực Tân Cảng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải từ tàu ra vào cảng sẽ cung cấp cơ sở khoa học để đạt được sự tối ưu về các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường cho công tác quy hoạch hệ thống cảng biển nói chung và các kế hoạch quản lý môi trường tại Tân Cảng nói riêng. Kết quả nghiên cứu sẽ có đề xuất các giải pháp quản lý chất thải phù hợp với hoàn cảnh của Tân cảng về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và nhu cầu phát triển của hệ thống cảng biển trong những năm gần đây đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2020.

    1.3 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    Mục tiêu nghiên cứu là đưa ra cơ sở khoa học dể xây dựng các biện pháp quản lý chất thải cho khu vực Tân Cảng, T.p Hồ Chí Minh, quy trình khai thác, quản lý hệ thống đó, đảm bảo đáp ứng nhu cầu thu gom và quản lý chất thải từ hoạt động của cảng biển và tàu thuyền ra vào khu vực Tân Cảng hiện nay và trong tương lai.
    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu là Tân Cảng, T.p Hồ Chí Minh. Những khía cạnh quan tâm chính là đặc điểm và xu hướng phát triển hệ thống cảng biển, hiện trạng ô nhiễm tại khu vực Tân Cảng, các cơ sở và phương tiện tiếp nhận chất thải từ tàu tại Tân Cảng, các giải pháp trong việc quản lý chất thải từ tàu biển hiện nay đang được áp dụng trên thế giới và trong nước phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam.

    1.4 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    1.4.1 Nội dung nghiên cứu:
    Nội dung nghiên cứu bao gồm:
    · Giới thiệu tổng quan về môi trường khu vực Tân Cảng, T.p Hồ Chí Minh
    · Nghiên cứu hiện trạng quản lý chất thải từ hoạt động của cảng biển và tàu thuyền ra vào khu vực Tân Cảng và các vấn đề liên quan.
    · Đề xuất các giải pháp quản lý chất thải và bảo vệ môi trường
    1.4.2 Phương pháp nghiên cứu:
    · Phương pháp hồi cứu, thu thập tài liệu, các báo cáo khoa học của các tổ chức và cá nhân có liên quan đã được công bố có liên quan đến khu vực nghiên cứu.
    · Phương pháp khảo sát thực địa.
    · Phương pháp tổng hợp, thống kê.
    · Phương pháp phỏng đoán: nhờ vào lý luận và kinh nghiệm tham khảo từ các chuyên gia để phỏng đoán các tác động có thể có, trên cơ sở đó xem xét tác động của hoạt động cảng đến chất lượng môi trường.

    1.5 KẾT QUẢ THỰC HIỆN
    Các đề xuất dựa trên kết quả nghiên cứu cụ thể tình hình hoạt động cũng như các định hướng phát triển của cảng Tân Cảng, xác định các vấn đề ưu tiên cần giải quyết và đề xuất những giải pháp để quản lý môi trường khu vực Tân cảng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...