Luận Văn Nghiên cứu hiện trạng phát triển các khu công nghiệp tại TP. Biên Hòa, Đồng Nai

Thảo luận trong 'Địa Lý' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: Nghiên cứu hiện trạng phát triển các khu công nghiệp tại TP. Biên Hòa, Đồng Nai
    Định dạng file word


    MỤC LỤC


    Trang phụ bìa
    Lời cảm ơn
    Danh mục viết tắt
    Danh mục bảng số liệu
    Danh mục biểu đồ
    Mục lục
    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    1. Lí do chọn đề tài: 1
    2. Mục đích nghiên cứu. 2
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu. 2
    4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu. 2
    5. Lịch sử nghiên cứu. 3
    6. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu. 7
    6.1.Quan điểm nghiên cứu. 7
    6.1.1. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ. 7
    6.1.2. Quan điểm hệ thống. 7
    6.1.3. Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững. 8
    6.1.4. Quan điểm lịch sử viễn cảnh. 8
    6.2. Phương pháp nghiên cứu. 8
    6.2.1. Phương pháp thực địa. 8
    6.2.2. Phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh. 8
    6.2.3. Phương pháp biểu đồ - bản đồ. 9
    7. Cấu trúc đề tài 9
    PHẦN NỘI DUNG 10
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU KHU CÔNG NGHIỆP 10
    1.1. Cơ sở lý luận. 10
    1.1.1. Khái niệm về khu công nghiệp. 10
    1.1.2. Đặc điểm về khu công nghiệp. 11
    1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới tổ chức lãnh thổ công nghiệp. 14
    1.2. Cơ sở thực tiễn. 17
    1.2.1. Hiện trạng phát triển các khu công nghiệp tại Việt Nam 17
    1.2.2. Hiện trạng phát triển các khu công nghiệp tại tỉnh Đồng Nai 19
    CHƯƠNG 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI TP.BIÊN HÒA - TỈNH ĐỒNG NAI. 23
    2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phân bố các khu công nghiệp tại TP. Biên Hòa – tỉnh Đồng Nai 23
    2.1.1. Vị trí địa lý. 23
    2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. 26
    2.1.3. Nguồn lực kinh tế - xã hội 28
    2.2. Thực trạng phát triển các KCN tại TP. Biên Hòa – Đồng Nai 35
    2.2.1. Thực trạng phát triển ngành công nghiệp của TP. Biên Hòa. 35
    2.2.2. Thực trạng phát triển các khu công nghiệp tại TP. Biên Hòa. 46
    2.2.3. Đánh giá thực trạng phát triển các khu công nghiệp tại TP. Biên Hòa 55
    CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI TP. BIÊN HÒA 67
    3.1. Định hướng phát triển công nghiệp TP. Biên Hòa đến năm 2015. 67
    3.1.1. Quan điểm phát triển kinh tế - xã hội của TP. Biên Hòa từ nay đến năm 2015 67
    3.1.2. Mục tiêu phát triển công nghiệp TP. Biên Hòa đến năm 2015,có tính đến năm 2020 70
    3.1.3. Định hướng phát triển công nghiệp TP. Biên Hòa đến năm 2015, có tính đến năm 2020 71
    3.2. Một số giải pháp đối với vấn đề phát triển các KCN tại TP. Biên Hòa 74
    3.2.1. Các giải pháp vĩ mô. 74
    3.2.2. Các giải pháp cụ thể đối với việc phát triển các KCN tại TP. Biên Hòa. 87
    PHẦN KẾT LUẬN 90
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
    PHỤ LỤC



    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài:Đại hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ IX với mục tiêu xây dựng Đồng Nai thành tỉnh cơ bản công nghiệp hóa - hiện đại hóa vào năm 2015. Với tinh thần khách quan, trung thực, nhìn thẳng vào sự thật, Đại hội đã đánh giá đúng mức những kết quả đạt được, chỉ rõ những tồn tại, yếu kém, nguyên nhân của những ưu, khuyết điểm và rút ra bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghị quyết đại hội lần thứ VIII Đảng bộ tỉnh trong 5 năm qua; từ đó, xác định những phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cho giai đoạn phát triển 5 năm tới.
    Thực hiện định hướng nói trên Đảng bộ tỉnh Đồng Nai đã xác định công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm trong giai đoạn 2001-2010, theo đó nhiệm vụ tiếp tục hoàn thiện và phát triển các KCN, KCX và khu công nghệ cao đã được đặt ra trong giai đoạn 2010-2015. Tính đến nay, tỉnh có 30 KCN với tổng diện tích 9.574,69 ha, trong đó diện tích có thể cho thuê 6.275,10 ha chiếm 65,54%. Riêng ở TP. Biên Hòa đã có 6 KCN được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên 1.679,01 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt gần 1.165,31 ha, chiếm khoảng 69,40% tổng diện tích đất tự nhiên. Đa số các KCN đã đi vào hoạt động và bước đầu đã đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế của cả nước nói chung và TP nói riêng. Nhưng trên thực tế, còn nhiều vấn đề đang nảy sinh và đã bộc lộ một số hạn chế trong công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng, quản lý và khai thác đối với các KCN. Những vấn đề này, nếu không giải quyết và giải quyết không đồng bộ sẽ gây ra hậu quả không lường cho đời sống kinh tế - xã hội của địa phương, khu vực và cả nước. Chính vì thế tác giả chọn đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng phát triển các khu công nghiệp tại TP. Biên Hòa – Đồng Nai”.
    Khắc phục được những vấn đề nêu trên, không chỉ giải quyết được những hạn chế trong việc phát triển các KCN tại TP mà còn đóng góp những giải pháp tốt để việc quy hoạch, đầu tư, xây dựng, quản lý và khai thác các KCN trong tỉnh, mang lại hiệu quả trước mắt cũng như lâu dài, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời kì mới.
    2. Mục đích nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng phát triển các khu công nghiệp tại thành phố Biên Hòa – Đồng Nai” nhằm mục đích đánh giá tổng hợp các nguồn lực ảnh hưởng đến các KCN ở thành phố Biên Hòa và thực trạng phát triển các KCN. Qua đó thấy được KCN là hình thức đang tồn tại phổ biến và hình thức có hiệu quả nhất ở TP.Biên Hòa. Trên cơ sở đó phát hiện ra một số vấn đề có tính chất cần thiết đối với sự phát triển kinh tế nói chung và vấn đề phát triển KCN ở TP.Biên Hòa.
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu Với mục đích nêu trên thì nhiệm vụ đặt ra là đề tài cần phải tập trung đi vào giải quyết một số vấn đề chính sau:
    + Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển các KCN ở Biên Hòa, từ đó rút ra những đánh giá và lợi thế cần khai thác và những hạn chế cần khắc phục của những nhân tố đó để tiến hành khai thác đạt hiệu quả cao nhất về mặt kinh tế - xã hội nhưng vẫn đảm bảo sự phát triển bền vững. Nghĩa là vẫn đảm bảo về mặt môi trường trong khi khai thác nguồn tài nguyên vốn là lợi thế của khu vực nghiên cứu.
    + Tìm hiểu và phân tích hiện trạng phát triển CN ở Biên Hòa giai đoạn 2005-2010.
    + Đề ra những phương hướng phát triển ngành CN ở Biên Hòa và các giải pháp đặt ra đối với vấn đề phát triển các KCN của TP trong thời gian tới.
    4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu + Không gian: Đề tài được nghiên cứu toàn bộ lãnh thổ thành phố Biên Hòa. Căn cứ vào mối liên hệ về mặt không gian với các địa phương khác trong tỉnh để tiến hành nghiên cứu.
    + Thời gian: nội dung đề tài sử dụng nguồn số liệu từ năm 2005 – 2010.
    + Nội dung: đề tài tập trung vào nghiên cứu quy mô các KCN, lao động trong các KCN, doanh thu trong các KCN của TP. Đồng thời nghiên cứu sự phân bố các KCN theo lãnh thổ của TP.
    5. Lịch sử nghiên cứuHiện nay, KCN đang được triển khai xây dựng ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước. Ở các địa phương, mô hình kinh tế KCN đã mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội to lớn, thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Tuy nhiên, đối với nhiều địa phương, việc xây dựng các KCN là vấn đề còn khá mới. Thực tế đó đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết để hoàn thiện công tác xây dựng, quản lý, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của các KCN: cơ sở khoa học, vai trò và những tác động của KCN đối với phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương và cả nước. Bởi vậy, mô hình KCN ở Việt Nam đang được nhiều cơ quan, nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.
    Liên quan đến đề tài có nhiều công trình nghiên cứu đề cập dưới các dạng khác nhau có thể chia làm mấy nhóm sau:
    Nhóm thứ nhất, các công trình nghiên cứu của các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà quản lý các cấp về phát triển các KCN: Cuốn Tiềm năng Việt Nam thế kỉ XXI của Phan Văn Khải, Vũ Khoan, Võ Hồng Phúc, Nhà xuất bản Thế giới ấn hành năm 2001. Các tác giả đã khái quát những tiềm năng phát triển CN, KCN của các địa phương, các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam. Trên cơ sở đó, định hướng ưu tiên thu hút đầu tư của mỗi vùng.
    Quy hoạch, quản lý và phát triển các KCN ở Việt Nam, của Vụ Kiến trúc Bộ Xây dựng, Nhà xuất bản Xây dựng ấn hành năm 1998. Cuốn sách trình bày quy hoạch tổng thể các KCN ở Việt Nam đến năm 2005, 2010. Trên cơ sở đánh giá tiềm năng, thế mạnh của các vùng, miền trong cả nước, tác giả chỉ ra những khu vực cần tập trung đầu tư, ưu tiên xây dựng các KCN.
    Đề tài Đổi mới và chỉnh đốn Đảng ở KCN Biên Hòa theo Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VII) của Tỉnh ủy Đồng Nai năm 1994, tổng kết sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai đối với KCN Biên Hòa từ 1986 đến 1994. Đây là KCN duy nhất ở Việt Nam có từ trước năm 1986. Từ đó rút ra những bài học của Đảng bộ trong công tác xây dựng Đảng ở KCN Biên Hòa.
    Cuốn Tổng kết quá trình xây dựng, phát triển các KCN và thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (1991-2004) của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai, Nhà xuất bản tổng hợp Đồng Nai ấn hành năm 2005. Cuốn sách gồm báo cáo của UBND tỉnh Đồng Nai về 15 năm xây dựng KCN ở địa phương, báo cáo của các ngành chức năng, các huyện về xây dựng KCN, báo cáo của một số tỉnh, thành phố trong Vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam về phát triển KCN. Cuốn sách phác họa bức tranh tổng quát về các KCN trong Vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam, khẳng định những kết quả đạt được, chỉ ra những vấn đề cần quan tâm trong quá trình phát triển KCN, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư, xây dựng KCN.
    Cuốn 10 năm hình thành và phát triển của Ban quản lý KCN Đồng Nai (1995-2005), khái quát những thành tựu nổi bật của Ban quản lý trong 10 năm xây dựng và phát triển; đánh giá thành công của Ban quản lý trong thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các KCN ở địa phương; chỉ rõ phương hướng, mục tiêu xây dựng ban quản lý vững mạnh, có khả năng quản lý tốt nhất các KCN trong tình hình mới.
    Cuốn Tiềm năng kinh tế Đông Nam Bộ của Trần Hoàng Kim, Nhà xuất bản Thống kê ấn hành năm 1995 đã chỉ ra lợi thế so sánh để phát triển kinh tế công nghiệp của khu vực miền Đông Nam Bộ; trên cơ sở đó đề xuất phương hướng phát triển các ngành kinh tế có lợi thế, các KCN của các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
    Nhóm thứ hai, các bài viết tiêu biểu về công tác xây dựng, quản lý các KCN và hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài như: Bài Tổng quan về hoạt động của các KCN, KCX của Vũ Huy Hoàng, bài các KCN, KCX trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập của TS Đinh Sơn Hùng, bài cơ chế quản lý “một cửa, tại chỗ” nhân tố có ý nghĩa quyết định cho sự thành công của các KCN, KCX và khu công nghệ cao của Lê Mạnh Hợp, in trong Kỷ yếu KCN, KCX Việt Nam năm 2002, các tác giả khái quát thực trạng các KCN ở Việt Nam thời điểm năm 2002; chỉ ra một số thành công, hạn chế và đề xuất ý kiến để phát triển KCN; khẳng định vai trò nổi bật của KCX trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; khẳng định sự cần thiết phải thực hiện cơ chế quản lý “một cửa, tại chỗ” trong quản lý Nhà nước các KCN. Đây là một yếu tố quan trọng tạo nên môi trường hấp dẫn thu hút đầu tư.
    Bài Để góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả phát triển KCN, KCX ở Việt Nam của Nguyễn Bích Đạt, bài Cơ sở lý luận phát triển mô hình KCN trong qúa trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta của GS.TS Trần Ngọc Hiên, bài Một số vấn đề trong công tác cải tạo và quy hoạch phát triển các KCN hiện nay của GS.TS Nguyễn Hữu Dũng, bài Một số nhận xét về quy hoạch KCN, KCX trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của PGS.TS Lưu Đức Hải, bài Thực trạng lao động tại các KCN, KCX ở miền Đông Nam Bộ của GS.TS Võ Thanh Thu, in trong Thông tin KCN Việt Nam, 11-2004. Các tác giả chỉ rõ những vấn đề cần giải quyết trong xây dựng KCN như xây dựng nguồn nhân lực; công tác quy hoạch; công tác quản lý nhà nước; một số vấn đề lý luận xây dựng KCN .
    Bài KCN, KCX với vấn đề bảo vệ môi trường và các tác động về mặt xã hội của TS Chu Thái Thành, bài Hoạch định chính sách phát triển các KCN ở Nhật Bản và một số kinh nghiệm cho Việt Nam của Lê Tuấn Dũng, in trong Tạp chí KCN Việt Nam, 4-2006. Tác giả nêu lên vai trò to lớn của các KCN đối với hạn chế ô nhiễm môi trường; chỉ ra thực trạng tác động môi trường của các KCN; khẳng định trách nhiệm của các KCN đối với nhiệm vụ bảo vệ môi trường; khái quát những thành công của Nhật Bản trong xây dựng KCN, như xây dựng khuôn khổ pháp lý, lập kế hoạch và cơ chế điều phối, một số cơ chế hỗ trợ phát triển KCN. Trên cơ sở đó, tác giả rút ra những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.
    Bài Nhà ở cho người ngoại tỉnh ở các khu đô thị và KCN của TS Nguyễn Đăng Sơn, in trong Tạp chí KCN Việt Nam, 1-2006. Tác giả đánh giá thực trạng, chỉ ra nguyên nhân, kiến nghị những giải pháp xây dựng nhà ở cho công nhân các KCN.
    Nhóm thứ ba, một số luận án nghiên cứu về KCN, tiêu biểu như: Đề tài Quy hoạch xây dựng KCN Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, Luận án Tiến Sĩ Kiến trúc của Nguyễn Xuân Hinh hoàn thành năm 2003. Tác giả đã khái quát quá trình hình thành và phát triển KCN trên thế giới và Việt Nam, xác định cơ sở khoa học quy hoạch, xây dựng KCN ở Việt Nam dưới góc độ khoa học kiến trúc thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Xây dựng những mô hình KCN, phương pháp lựa chọn địa điểm, quy mô, các giải pháp xây dựng quy hoạch KCN ở Việt Nam.
    Đề tài Một số giải pháp phát triển KCN tập trung tại tỉnh Đồng Nai đến năm 2010, Luận án Tiến Sĩ Kinh tế của Phạm Văn Thanh hoàn thành năm 2005. Tác giả đã chỉ ra hiện trạng phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, nêu ra được mặt tiêu cực cũng như tích cực của sự phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh. Để từ đó tác giả kiến nghị về một số giải pháp phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh được hiệu quả hơn trong thời gian tới.
    Đề tài Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lãnh đạo xây dựng KCN trong những năm đổi mới từ 1986 đến năm 2005, Luận án Tiến Sĩ Lịch sử của Nguyễn Khắc Thanh hoàn thành 2007. Tác giả đã nêu lên quá trình lãnh đạo xây dựng KCN của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai, những điều kiện xây dựng KCN ở tỉnh khi bước vào thời kì mới đồng thời Đảng bộ lãnh đạo đẩy mạnh xây dựng KCN của tỉnh. Bên cạnh đó tác giả cũng đã nêu lên được kết quả lãnh đạo xây dựng KCN ở tỉnh, sau đó đưa ra những kinh nghiệm chủ yếu trong quá trình Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng KCN (1986-2005).
    Nhìn chung, các công trình khoa học của các tác giả nghiên cứu quá trình xây dựng KCN ở Việt Nam là phong phú. Ở nhiều góc độ khác nhau, các công trình đã khẳng định yêu cầu khách quan và tính cấp thiết phải xây dựng mô hình kinh tế KCN ở Việt Nam. Nhiều công trình đã phản ánh khá rõ nét bức tranh các KCN ở Việt Nam, chỉ rõ thực trạng công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý nhà nước các KCN ở nước ta, những vấn đề đặt ra đối với hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài, hiệu quả hoạt động các KCN và đề xuất những giải pháp tăng cường thu hút đầu tư, nâng cao hiệu quả xây dựng, phát triển KCN thời gian tới. Tuy nhiên, riêng TP. Biên Hòa có rất nhiều KCN tập trung tại đây nhưng trong thời gian gần đây lại xảy ra một số vấn đề liên quan xảy ra đến việc phát triển KCN. Và chưa có công trình nghiên cứu nào nói về sự phát triển KCN của TP. Vì vậy, đề tài tác giả lựa chọn không trùng lặp.
    Các công trình nghiên cứu trên là nguồn tư liệu tham khảo rất quý đối với bản thân em trong quá trình thực hiện đề tài.
    6. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu6.1. Quan điểm nghiên cứu6.1.1. Quan điểm tổng hợp lãnh thổCác yếu tố tự nhiên và các yếu tố kinh tế xã hội có sự đan kết với nhau, là động lực cho nhau phát triển. Do vậy, khi nghiên cứu các yếu tố kinh tế xã hội thì phải đi đôi với việc nghiên cứu các yếu tố tự nhiên.
    Tìm hiểu các KCN ở TP.Biên Hòa để thấy được các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển CN của TP, cũng như những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế công nghiệp thành phố.
    Trên cơ sở quan điểm lãnh thổ chúng ta có thể phân chia TP.Biên Hòa ra thành những khu vực hay tiểu vùng nghiên cứu để thấy được tình hình hoạt động sản xuất CN của từng vùng và mức độ tập trung công nghiệp theo từng vùng lãnh thổ của thành phố.
    6.1.2. Quan điểm hệ thốngPhần cốt lõi của quan điểm này là đối tượng nghiên cứu được coi là một hệ thống. Hệ thống đó bao gồm nhiều phân hệ có mối quan hệ mật thiểu với nhau.
    Dựa vào quan điểm này, chúng ta phải xem xét TP.Biên Hòa là một hệ thống gồm nhiều phân hệ nhỏ như hệ thống các ngành kinh tế. Vì vậy, khi nghiên cứu khu công nghiệp ở TP.Biên Hòa chúng ta phải chú ý đến mối quan hệ giữa KCN với các tổ chức lãnh thổ của các ngành kinh tế khác.
    6.1.3. Quan điểm sinh thái và phát triển bền vữngNghiên cứu KCN của từng vùng, từng lãnh thổ cũng như nghiên cứu hiện trạng phát triển các KCN tại TP.Biên Hòa đều vì mục đích phát triển bền vững.
    Vì vậy, tất cả các công tác liên quan đến việc phát triển CN đều đặt trong quan hệ chặt chẽ với môi trường, nhằm giảm thiểu những bất lợi với môi trường sinh thái.
    6.1.4. Quan điểm lịch sử viễn cảnhSự hình thành các ngành kinh tế như ngày nay là kết quả phát triển của các giai đoạn lịch sử. KCN cũng có lịch sử phát triển riêng của nó.
    Do vậy, khi nghiên cứu chúng ta phải xem xét sự phát triển của nó trong lịch sử, để từ đó đề ra những phương pháp cho sự phát triển của nó trong tương lai.
    6.2. Phương pháp nghiên cứu6.2.1. Phương pháp thực địaTrong quá trình nghiên cứu, người nghiên cứu cần phải đi tới địa bàn nghiên cứu. Từ đó sẽ đối chiếu từ thực tế địa phương với các thông tin tư liệu đã thu thập được nhằm đưa ra những ý kiến đánh giá xác thực nhất, đáng tin cậy nhất. Điều đó quyết định rất lớn đến giá trị khoa học của đề tài.
    6.2.2. Phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánhCác số liệu thống kê là những chỉ số quan trọng để chúng ta đánh giá chính xác thực trạng phát triển kinh tế của các KCN. Tuy nhiên, để sử dụng được nguồn tư liệu quan trọng này thì chúng ta phải sử dụng phương pháp tổng hợp, thống kê để thấy được tổng quan tình hình phát triển kinh tế của các khu công nghiệp.
    Đồng thời, kết hợp với việc phân tích và so sánh các số liệu để có thể đưa ra những ý kiến đánh giá chính xác nhất. Từ đó có thể định hướng phát triển cho các KCN tại TP.Biên Hòa.
    6.2.3. Phương pháp biểu đồ - bản đồĐây là phương pháp quan trọng, đặc trưng nhất của Địa lí học và không thể thiếu đối với việc nghiên cứu một vấn đề địa lí. Sử dụng phương pháp này, chúng ta sẽ dễ dàng chứng minh các ý kiến đưa ra một cách trực quan nhất thông qua việc đưa ra các số liệu đã thu thập được lên bản đồ, biểu đồ.
    7. Cấu trúc đề tàiNgoài phần mục lục, danh mục bảng biểu, phần mở đầu và phần kết luận thì phần nội dung nghiên cứu gồm có 4 chương:
    Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn nghiên cứu khu công nghiệp.
    Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng và hiện trạng phát triển các khu công nghiệp tại TP.Biên Hòa tỉnh Đồng Nai
    Chương 3: Định hướng và một số giải pháp đối với vấn đề khu công nghiệp tại TP.Biên Hòa tỉnh Đồng Nai


    PHẦN NỘI DUNG
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU KHU CÔNG NGHIỆP

    1.1. Cơ sở lý luận
    1.1.1. Khái niệm về khu công nghiệp
    Có rất nhiều quan niệm khác nhau về KCN, nhưng chúng chưa thật sự thống nhất về nội dung và những đặc trưng chủ yếu. Các nhà khoa học của trường đại học tổng hợp Matcơva đưa ra một số quan niệm khác nhau, có thể dẫn ra một vài định nghĩa như sau:
    + KCN là sự kết hợp theo lãnh thổ của những điểm công nghiệp ở gần nhau được quy tụ về một hay một vài trung tâm công nghiệp bị chi phối bởi các nhân tố phân bố công nghiệp đồng nhất.Một định nghĩa khác cho rằng: KCN là sự tập hợp theo lãnh thổ của những điểm công nghiệp, tạo thành sự thống nhất kinh tế với nền tảng là các ngành công nghiệp lớn có ý nghĩa toàn quốc và các ngành phục vụ có liên quan. (Iu.GXauxkin, 1981).
    + KCN là một đối tượng xản xuất phức tạp kết hợp hàng loạt các nhân tố kinh tế, xã hội, tự nhiên có quan hệ với nhau nhưng khác nhau về loại hình và mục đích (Xêmênôv- 1981)
    Nhìn chung các quan niệm nêu trên đều không thật rõ ràng và cụ thể. Quan niệm của một số nhà khoa học thuộc Viện Hàn Lâm khoa học Liên Xô trước đây tương đối rõ hơn. KCN trước đây bao gồm một nhóm trung tâm công nghiệp phân bố gần nhau và kết hợp với nhau bằng việc sử dụng chung kết cấu hạ tầng, mạng lưới giao thông vận tải và có chung những mối liên hệ sản xuất chặt chẽ. Về đại thể, có 3 tiêu chuẩn để xác định một KCN:
    + KCN phải gồm một số trung tâm công nghiệp. Từ đây có thể nhận thấy rằng quy mô lãnh thổ của nó rất lớn mà ít nhất là có hai trung tâm công nghiệp trở lên, mỗi trung tâm lại gồm một số cụm công nghiệp gắn với một thành phố.
    + Các trung tâm công nghiệp phân bố gần nhau và gắn bó với nhau trên cơ sở cùng hướng chuyên môn hóa. Tất nhiên, trong tiêu chuẩn này còn có một số điểm không rõ ràng.
    + Những KCN có mạng lưới vận tải thống nhất và các mối liên hệ sản xuất chặt chẽ, các mối liên hệ kinh tế- sản xuất giữa các trung tâm công nghiệp để tạo thành một KCN bao gồm có:
    - Liên hệ trực tiếp về mặt phối hợp sản xuất, cùng tham gia vào quá trình tạo ra một loại sản phẩm hoặc quá trình tham gia chế biến các phế liệu hay điều phối nhân lực cho nhau.
    - Liên hệ gián tiếp về mặt sử dụng chung một nguồn nguyên liệu, nhiên liệu và cơ sở hạ tầng
    So với khoa học của Địa lý Xô Viết, KCN ở Việt Nam là một hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp hoàn toàn khác. Trong nghị định 192/CP ngày 25 tháng 12 năm 1994 đã nêu: “khu công nghiệp quy định trong quy chế này là công nghiệp tập trung do chính phủ quyết định thành lập, có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất công nghiệp và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ công nghiệp, không có dân cư sinh sống”. Hiện nay, đã được bổ sung bằng Nghị định 36/CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ: “khu công nghiệp là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Trong khu công nghiệp có thể có doanh nghiệp chế xuất”.
    1.1.2. Đặc điểm về khu công nghiệp Có ranh giới rõ ràng, với quy mô từ một đến vài trăm ha, không có dân cư sinh sống, trong đó tập trung tương đối nhiều các xí nghiệp CN sản xuất các sản phẩm vừa để tiêu thụ trong nước vừa để xuất khẩu và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ sản xuất CN.
    Vị trí các KCN phần lớn là gần cảng biển, quốc lộ lớn, gần sân bay, ngoại vi các TP lớn, thuận lợi về giao lưu hàng hóa và liên hệ với bên ngoài để


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    [1] Báo cáo tình hình và định hướng xây dựng các KCN Đồng Nai của Ban quản lý KCN Đồng Nai, 1995.
    [2] Báo cáo tình hình các KCN Đồng Nai (tính đến 30/12/2011) của Ban quản lý KCN Đồng Nai.
    [3] Nguyễn Thị Bình (2003), Tổ chức lãnh thổ công nghiệp tỉnh Đồng Nai, luận văn thạc sĩ địa lí, Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
    [4] Nguyễn Hồng Hải, khu công nghiệp Biên Hòa trong 20 năm đổi mới (1986-2006) (2009), NXB Lao Động.
    [5] Cục thống kê Đồng Nai (2011), Niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai 2010, NXB Thống kê, Đồng Nai.
    [6] Kỷ yếu khu công nghiệp khu chế xuất Việt Nam 2002 (2002), NXB TP. HCM.
    [7] Lê Thị Năm (2002), đánh giá tình hình hoạt động của 10 khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, luận văn tốt nghiệp, Đại học Sư phạm TP. HCM.
    [8] Nguyễn Viết Thịnh, Đỗ Thị Minh Đức (2000), Giáo trình địa lý kinh tế xã hội Việt Nam (tập 1, phần đại cương), NXB Giáo dục, Hà Nội.
    [9] Phạm Văn Thanh (2005), Một số giải pháp phát triển khu công nghiệp tập trung tại tỉnh Đồng Nai đến năm 2010, luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế TP. HCM.
    [10]Lê Thông và Nguyễn Minh Tuệ (2000), Tổ chức lãnh thổ công nghiệp Việt Nam, NXB Giáo Dục, Hà Nội.
    [11]Lê Thông (Tổng Chủ biên) (2007), Địa lý lớp 10 (nâng cao), NXB Giáo Dục, Hà Nội.
    [12]Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) (2009), Địa lý các vùng kinh tế Việt Nam, NXB Giáo Dục, Hà Nội.
    [13]Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) (2006), Địa lý kinh tế - xã hội đại cương, NXB Đại học Sư phạm.
    Ø Các website đã sử dụng:
    [1] Dongnai.gov.vn/dongnai/solieukinhte
    [2] vi.wikipedia.org/DongNai
    [3] www.diza.com
    [4] www.gis.diza/880.com
    [5] http://sonadezi.com.vn/detail-project/chuyen-doi-cong-nang-kcn-bien-hoa-i-183.html
    [5] http://www.bienhoa-dongnai.gov.vn/index_bienhoa
    [7] http://www.dongnai.gov.vn/dong-nai/VT-DiaLy/20080916.633/20080916.232
    [8] http://www.bienhoa-dongnai.gov.vn/
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...