Đồ Án Nghiên cứu hiện trạng các hợp chất ô nhiễm hữu cơ bền (POPs) phát thải ở ngành sản xuất và tái chế n

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đồ án tốt nghiệp

    1.1. MỞ ĐẦU
    Tái chế phế thải nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tiết kiệm tài nguyên đã và đang được quan tâm ở bất cứ quốc gia nào muốn phát triển kinh tế bền vững Do những tiện nghi, những thuận lợi của các sản phẩm nhựa. Điều đó dẫn đến lượng nhựa phế thải trong rác thải đô thị ngày càng nhiều gây sức ép cho môi trường ở nhiều quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
    Việc xử lý, tái chế các sản phẩm nhựa là những mục tiêu lớn trong chiến lược quản lý chất thải rắn đô thị. Nhưng hiện trạng tái chế nhựa tại TP.HCM còn nhiều bất cập trong công tác quản lý. Quy mô sản xuất vừa và nhỏ. Các thiết bị công nghệ xử lý áp dụng trong ngành tái chế còn thô sơ, lạc hậu, nặng về thủ công đã phát sinh các chất thải nguy hại và các hợp chất ô nhiễm hữu cơ bền (POPs). Làm ô nhiễm môi trường và gây độc hại đến sức khoẻ con người.
    Xuất phát từ nhu cầu thưc tế đó, mà đề tài tập trung nghiên cứu, đưa ra một bức tranh tổng thể về hiện trạng các nguồn phát thải, lưu giữ CTNH và POPs trong môi trường sản xuất và tái chế nhưạ. Từ đó đê xuất quy trình và giải pháp phù hợp cho công tác quản lý, xử lý và thải bỏ CTNH và POPs trong ngành này.
    1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỒ ÁN.
    Chúng ta đang sống trong một xã hội hiện đại, thường xuyên sử dụng và tiếp xúc với một lượng lớn các hóa chất cũng như các chất thải hữu cơ độc hại khác nhau trong sinh hoạt hàng ngày, trong các hoạt động dịch vụ và trong môi trường sản xuất công nghiệp. Mặc dù chúng ta đều đã biết khá rõ là các chất thải đó là nguy hại cho cơ thể sống, cho môi trường nhưng phần lớn chúng ta không bày tỏ mối lo ngại của mình vì đôi lúc chúng ta thực sự chưa hiểu rõ các loại chất thải này gây các tác động có hại cho sức khỏe hay môi trường sống của chúng ta ở mức độ như thế nào?.
    Trong thế kỷ 20, hàng loạt các tai nạn đã được ghi nhận mà nguyên nhân của chúng có liên quan trực tiếp đến việc sử dụng, quản lý không hợp lý, không đúng cách hóa chất và chất thải nguy hại. Bằng cách xác định cấu trúc, nhóm chức, cấu tạo của chúng, ta có thể chỉ ra mối nguy hiểm tiềm tàng của nó. Tuy nhiên, việc xác định này đòi hỏi thời gian và tiền bạc rất nhiều khi tiến hành thí nghiệm lâm sàn để đánh giá mức độ độc tính của nó nên chúng ta chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu nguồn gốc, phương cách mà các chất POPs phát thải trong quá trình sản xuất và tái chê nhựa. Từ đó đề xuất chiến lược quản ly, giảm thiểu nguồn phát thải vào môi trường.
    Để giảm thiểu, ngăn chặn những ảnh hưởng cũng như hậu quả của POPs đối với môi trường và con người cần tìm hiểu nguồn phát thải của những chất ô nhiễm hữu cơ bền trong môi trường sản xuất và tái chế nhựa, ảnh hưởng của những loại hoá chất hữu cơ bền đến môi trường và con người là gì, chúng ta kiểm soát nó ra sao, kế hoạch giảm thiểu thế nào đó là những nội dung sẽ trình bày trong đồ án.
    Vì vậy Mục tiêu chính của Đồ án là: Đưa ra hiện trạng các nguồn phat thải, lưu giữ CTNH và POPs trong môi trường sản xuất và tái chế nhựa. Từ đó đưa ra các biện pháp giảm thiểu CTNH và POPs trong ngành này.
    1.3. NỘI DUNG CỦA ĐỒ ÁN
    Với ý tưởng và mục tiêu vừa nêu, đồ án tập trung vào công việc điều tra, khái quát hiện trạng sản xuất và tái chế nhựa tại Tp.HCM đã phát sinh ra các CTNH và các hợp chất ô nhiễm hữu cơ bền. Và đề xuất chiến lược giảm thiểu khả năng phát thải CTNH và POPs vào môi trường cho ngành sản xuất và tái chế nhựa. Đồ án bao gồm các nội dung chính sau:
    · Sưu tầm, tìm hiểu và xác định các thông tin quan trọng nhất về CTNH và các hợp chất POPs chính, cùng việc tổng quan các nghiên cứu liên quan trong và ngoài nước đã và đang thực hiện về POPs.
    · Nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm do POPs phát thải trong ngành nghiên cứu
    · Ước đoán tải lượng POPs phát thải
    · Đề xuất chiến lược giảm thiểu khả năng phát thải CTNH và POPs
    Tương ứng với những nội dung chính sẽ thực hiện, bố cục trong nội dung của đồ án gồm bốn chương và phần kết luận- kiến nghị như sau:

    Chương 1: Mở đầu.
    Chương 2: Tổng quan về chất thải nguy hại và các chất ô nhiễm hữu cơ bền.
    Chương 3: Nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm do CTNH và POPs phát thải tại ngành sản xuất và tái chế nhựa.
    Chương 4: Đề xuất quy trình và giải pháp phù hợp cho công tác quản lý, xử lý và thải bỏ CTNH và POPs trong ngành sản xuất và tái chế nhựa
    Phần: Kết luận và kiến nghị
    1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    14.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của đồ án tập trung vào CTNH và các chất ô nhiễm hữu cơ bền, gọi tắt là POPs phát thải từ ngành sản xuất và tái chế nhựa. Từ đó đề xuất giải pháp quản lý phù hợp nhất.
    1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
    Căn cứ vào khái niệm về CTNH các chất ô nhiễm hữu cơ bền, với khoảng thời gian thực hiện đồ án cho phép, đồ án chỉ tập trung vào các loại CTNH và POPs phát thải, tồn lưu trong môi trường sản xuất và tái chế nhựa. Địa bàn nghiên cứu chính là khu vực TPHCM. Tuy nhiên, đối với một số các vấn đề khác liên quan đến chủ đề nghiên cứu thì có đề cập đến hiện trạng của cả nước ta.
    1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
    1.5.1. Thu thập và thừa kế chọn lọc
    Phương pháp thu thập và thừa kế chọn lọc được sử dụng trong đồ án thông qua việc tổng hợp tài liệu, thu thập các cơ sở dữ liệu có liên quan đến nội dung sẽ trình bày trong đồ án. Các nguồn tài liệu thu thập tập trung chủ yếu từ các nguồn tài liệu trong và ngoài nước, từ các sách vở, giáo trình, tài liệu hội thảo, từ internet đặc biệt là các tài liệu về các định hướng, chiến lược trong công tác quản lý môi trường, quản lý chất thải nguy hại của thành phố.
    1.5.2. Phương pháp đánh giá nhanh thông qua khảo sát thực địa
    Phương pháp này được sử dụng để đánh giá hiện trạng thông qua các cuộc điều tra khảo sát thực địa. Từ đó thống kê, phân tích các tác động đến môi trường và sức khỏe cộng đồng tại khu vực Tp. HCM và tìm ra giải pháp phục vụ mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề xuất chiến lược giảm thiểu, thải bỏ POPs vào môi trường tại khu vực TP.HCM.
    Đồ án tốt nghiệp
    GVHD: PGS.TS Hoàng Hưng
    SVTH : Nguyễn Thị Nhung Trang vi
    MỤC LỤC

    v NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP .
    v LỜI CẢM ƠN .
    v MỤC LỤC
    v CÁC TỪ VIẾT TẮT
    v DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
    v DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

    CHƯƠNG I .
    MỞ ĐẦU
    1.1. LỜI MỞ ĐẦU
    1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI .
    1.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .
    1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . .
    1.5.1.Thu thập và thừa kế chọn lọc
    1.5.2.Phương pháp đánh giá nhanh thông qua khảo sát thực địa .

    CHƯƠNG II
    TỔNG QUAN VỀ THẢI NGUY HẠI VÀ HỢP CHẤT HỮU CƠ BỀN (POPs) .
    2.1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI NGUY HẠI .
    2.1.1. Khái niệm cơ bản về CTNH
    2.1.2. Phân loại về CTNH
    2.2. TỔNG QUAN VỀ CÁC HỢP CHẤT HỮU CƠ BỀN (POPs)
    2.2.1. Khái niệm cơ bản về POPs .
    2.2.2. Nguồn gốc phát sinh POPs
    2.2.3. Phân loại POPs .
    2.2.4. Độc tính của POPs
    2.2.5. Tính chất của POPs
    2.3. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU POPs TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
    2.3.1. Tình hình nghiên cứu POPs trên thế giới
    2.3.2. Tình hình nghiên cứu POPs tại Việt Nam

    CHƯƠNG III . .
    NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM DO CHẤT THẢI NGUY HẠI VÀ POPs PHÁT THẢI Ở NGÀNH SẢN XUẤT VÀ TÁI CHẾ NHỰA .
    3.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TÁI CHẾ NHỰA TRÊN THẾ GIỚI .
    3.1.1 Tình hình sản xuất nhựa trên thế giới
    3.1.2 Tình hình tái chế nhựa trên thế giới
    3.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TÁI CHẾ NHỰA TẠI TP.HCM . .
    3.2.1 Tình hình sản xuất nhựa tại Tp.HCM
    3.2.2 Công nghệ áp dụng trong ngành nhựa
    3.2.3 Tình hình tái chế nhựa tại Tp.HCM .
    3.3. NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM DO CHẤT THẢI NGUY HẠI VÀ POPs PHÁT THẢI TỪ NGÀNH SẢN XUẤT VÀ TÁI CHẾ NHỰA .
    3.3.1. Hiện trạng ô nhiễm do CTNH và POPs phát thải từ ngành sản xuất nhựa.
    3.3.2. Hiện trạng ô nhiễm do CTNH và POPs phát thải từ ngành tái chế nhựa .
    3.4 ƯỚC ĐOÁN TẢI LƯỢNG DIOXIN/FURAN TRONG NGÀNH SẢN XUẤT VÀ TÁI CHẾ NHỰA PVC . . .
    3.4.1 Xây dựng phương pháp ước đoán tải lượng Dioxin/furan.
    3.4.2 Ước đoán tải lượng Dioxin/furan phát thải cho ngành sản xuất và tái chế nhựa PVC .

    CHƯƠNG IV .
    ĐỀ XUẤT QUI TRÌNH VÀ GIẢI PHÁP PHÙ HỢP CHO CÔNG TÁC QUẢN LÝ, XỬ LÝ VÀ THẢI BỎ CTNH VÀ POPs TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT VÀ TÁI CHẾ NHỰA .
    4.1. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH QUẢN LÝ . .
    4.2. ĐỀ XUẤT CẢI TIẾN CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ KỸ THUẬT .
    4.2.1. Các công nghệ mới .
    4.2.2. Tiêu chí lựa chọn công nghệ và kỹ thuật mới .
    4.2.3 Đề xuất công nghệ nhằm giảm thiểu CTNH và POPs phát thải
    4.3. KHUYẾN KHÍCH ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH VÀ DÙNG CÁC SẢN PHẨM NHỰA PHÂN HỦY SINH HỌC .
    4.3.1. Áp dụng sản xuất sạch hơn .
    4.3.2.Khuyến khích sử dụng các sản phẩm nhựa phân huỷ sinh học .
    4.4. GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG

    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .
    KẾT LUẬN . .
    KIẾN NGHỊ .
    v TÀI LIỆU THAM KHẢO
    v PHỤ LỤC HÌNH ẢNH
    v PHỤ LỤC 1- CÔNG THỨC HÓA HỌC CỦA POPs .
    v PHỤ LỤC 2- CÔNG THỨC CẤU TẠO CỦA NHỰA
    v PHỤ LỤC 3 – PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT
    v PHỤ LỤC 4 – CÁC PHIẾU ĐIỀU TRA CHẤT THẢI Trang
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...