Tiến Sĩ Nghiên cứu hiện trạng ấu trùng sán lá có khả năng lây truyền cho người nhiễm trên cá ở Khu vực miền

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 19/10/17.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI CÁM ƠN
    Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Phan Thị Vân,
    người thầy đã luôn động viên, khích lệ đúng lúc và có những góp ý, phản biện khoa
    học sâu sắc giúp tôi hoàn thành Luận án này.
    Tôi cũng xin gửi lời cám ơn chân thành tới TS. Nguyễn Văn Hà, một người
    thầy hướng dẫn có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn sâu về lĩnh vực ký sinh trùng,
    làm việc với TS. Hà đã giúp tôi tích lũy nhiều kinh nghiệm quý báu.
    Tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt cho GS. Darwin Murrell, người đã hỗ trợ tôi
    rất nhiều trong công tác nghiên cứu và cũng là người cộng tác khoa học nhiệt tình
    của tôi trong hơn 10 năm qua.
    Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Tập thể cán bộ và Lãnh đạo Trung
    tâm Quan trắc Môi trường và Bệnh Thủy sản khu vực miền Bắc, đặc biệt là chị
    Nguyễn Thị Nguyện và em Phạm Thị Thanh vì những hỗ trợ đắc lực trong công
    tácphân tích, xét nghiệm và làm thí nghiệm. Xin được cảm ơn ông Trần Anh Tuấn,
    giám đốc Trung tâm Tư vấn, Sản xuất, Dịch vụ và Chuyển giao Công nghệ Thủy
    sản, đã luôn tạo điều kiện thuận lợi trong công việc để tôi có thể hoàn thành tốt
    Luận án này. Xin cảm ơn tất cả những tình cảm và chia sẻ của tập thể Phòng ký sinh
    trùng, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ
    Việt Nam.
    Xin được cảm ơn Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ quốc gia
    (NAFOSTED) đã tài trợ kinh phí cho nghiên cứu này.
    Cuối cùng, tôi xin giành lời cảm ơn đặc biệt vợ đã luôn ở bên cạnh, động
    viên, chăm sóc và lo lắng mọi công việc gia đình để tôi yên tâm nghiên cứu, học tập
    và hoàn thành Luận án này.
    Một lần nữa xin được cảm ơn tất cả vì sự ủng hộ cho bản Luận án này!
    Bùi Ngọc Thanh iii

    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN i
    LỜI CÁM ƠN ii
    MỤC LỤC . iii
    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi
    DANH MỤC BẢNG vii
    DANH MỤC HÌNH .ix
    PHẦN MỞ ĐẦU . 1
    Đặt vấn đề__________________________________________________________ 1
    Mục tiêu nghiên cứu __________________________________________________ 2
    Nội dung nghiên cứu _________________________________________________ 2
    Những đóng góp mới của Luận án _______________________________________ 3
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU . 4
    1.1. Đặc điểm vòng đời sán lá truyền qua cá _______________________________ 4
    1.2. Nghiên cứu sán lá truyền lây qua cá trên thế giới ________________________ 5
    1.2.1. Sán lá truyền qua cá trên người ____________________________________ 5
    1.2.2. Ấu trùng sán lá truyền qua cá ở động vật thủy sản _____________________ 8
    1.3. Nghiên cứu sán lá truyền lây qua cá trong nước ________________________ 12
    1.3.1. Sán lá truyền qua cá trên người ___________________________________ 12
    1.3.2. Sán lá truyền qua cá trên động vật _________________________________ 14
    1.3.3. Ấu trùng sán lá truyền qua cá trên ốc _______________________________ 16
    1.3.4. Ấu trùng sán lá trên cá __________________________________________ 17
    1.4. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực miền núi phía Bắc ___________ 29
    1.4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ________________________________ 29
    1.4.2. Đặc điểm hồ Thác Bà, Yên Bái ___________________________________ 30 iv

    1.5. Những tồn tại trong nghiên cứu về sán lá truyền qua cá __________________ 32
    CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
    2.1. Cách tiếp cận ___________________________________________________ 34
    2.2. Đối tượng nghiên cứu ____________________________________________ 35
    2.3. Thời gian, địa điểm nghiên cứu ____________________________________ 35
    2.4. Phương pháp thu mẫu, bảo quản và định danh cá _______________________ 36
    2.5. Kỹ thuật phân lập và định loại sán lá truyền qua cá _____________________ 39
    2.5.1. Phân lập ấu trùng sán lá từ cá _____________________________________ 40
    2.5.2. Định loại sán lá truyền qua cá ____________________________________ 42
    2.6. Xác định điều kiện bất hoạt và lưu giữ ấu trùng sán lá truyền qua cá _______ 45
    2.6.1. Bố trí các thí nghiệm xác định điều kiện bất hoạt _____________________ 46
    2.6.3. Kỹ thuật xác định ấu trùng bất hoạt ________________________________ 54
    2.6. Phân tích và xử lý số liệu _________________________________________ 54
    CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 56
    3.1. Thành phần ấu trùng sán lá nhiễm trên cá ở khu vực miền núi phía Bắc ____ 56
    3.1.1. Ấu trùng sán lá gan nhỏ Clonorchis sinensis _________________________ 56
    3.1.2. Ấu trùng sán lá ruột nhỏ Haplorchis pumilio ________________________ 59
    3.3.3. Ấu trùng sán lá ruột nhỏ Haplorchis taichui _________________________ 62
    3.3.4. Ấu trùng sán lá ruột nhỏ Haplorchis yokogawai ______________________ 64
    3.3.5. Ấu trùng sán lá ruột nhỏ Procerovum varium ________________________ 65
    3.1.6. Ấu trùng sán lá ruột nhỏ Centrocestus formosanus ____________________ 66
    3.2. Kết quả khảo sát nhanh ấu trùng sán ở khu vực miền núi phía Bắc _________ 68
    3.2.1. Tình hình nhiễm ấu trùng sán lá trên cá _____________________________ 68
    3.2.2. Thành phần ấu trùng sán lá nhiễm trên cá ở các loại hình mặt nước _______ 68
    3.3. Kết quả nghiên cứu về sán lá nhiễm trên cá tại hồ Thác Bà _______________ 75
    3.3.1. Ấu trùng sán lá ruột nhỏ _________________________________________ 75
    3.3.2. Ấu trùng sán lá gan nhỏ ________________________________________ 79 v

    3.4. Điều kiện bất hoạt ấu trùng sán lá truyền qua cá _______________________ 85
    3.4.1. Điều kiện đông lạnh ____________________________________________ 85
    3.4.2. Điều kiện gia nhiệt _____________________________________________ 91
    3.4.3. Điều kiện ướp muối ____________________________________________ 94
    3.4.4. Điều kiện kháng sinh và praziquantel ______________________________ 97
    3.4.5. Điều kiện nước chanh và rượu ____________________________________ 99
    3.5. Thảo luận chung _______________________________________________ 102
    3.5.1. Hiện trạng ấu trùng sán lá nhiễm trên cá ở Khu vực miền núi phía Bắc ___ 102
    3.5.2. Sán lá gan nhỏ Clonorchis sinensis _______________________________ 104
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 112
    4.1. Kết luận ______________________________________________________ 112
    4.2. Kiến nghị _____________________________________________________ 113
    NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
    LUẬN ÁN . 114
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 115









    vi

    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
    CĐN Cường độ nhiễm
    DANIDA
    Viện trợ phát triển quốc tế của Đan Mạch - Danish International
    Development Agency
    ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu long
    ĐBSH Đồng bằng sông Hông
    EFSA
    Cơ quan an toàn thực phẩm Châu Âu - European Food Safety
    Authority
    FDA
    Tổ chức quản lý thuốc và thực phẩm Hoa kỳ - Food Drug
    Administration
    FIBOZOPA
    Dự án Ký sinh trùng có nguồn gốc Thủy sản – Fishborne Zoonotic
    Parasites in Vietnam
    IARC
    Hiệp hội nghiên cứu ung thư quốc tế - International Association
    Research Cancers
    Max Giá trị lớn nhất – Maximum
    Min Giá trị nhỏ nhất – Minimum
    MNPB Miền núi phía Bắc Việt Nam
    N Số lượng mẫu kiểm tra
    NTTS Nuôi trồng thủy sản
    PBS Nước muối sinh lý (0,89% muối) – Physical Biology Saline
    SD Độ lệch chuẩn – Standard deviation
    SLTQC Sán lá truyền qua cá lây nhiễm cho người
    TLN Tỉ lệ nhiễm
    WHO Tổ chức Y tế thế giới – World Health Organization




    vii

    DANH MỤC BẢNG
    Bảng 1.1: Sán lá truyền qua cá trên người tại một số vùng dịch tễ ở nước ta . 14
    Bảng 1.2: Sán lá truyền qua cá trên động vật tại một số vùng dịch tễ ở nước ta . 15
    Bảng 1.3: Danh mục loài cá đã được xác định nhiễm ấu trùng sán lá gan nhỏ 23
    Bảng 1.4: Danh mục loài cá đã được xác định nhiễm ấu trùng sán lá ruột nhỏ 24

    Bảng 2.1: Địa điểm thu mẫu khảo sát ấu trùng sán lá truyền qua cá 35
    Bảng 2.2: Các loài cá thu được ở khu vực miền núi phía Bắc . 36
    Bảng 2.3: Các loài cá thu được ở hồ Thác Bà, Yên Bái . 38
    Bảng 2.4: Thí nghiệm thực nhằm xác định điều kiện bất hoạt ấu trùng sán lá 46
    Bảng 2.5: Thí nghiệm đông lạnh nhằm bất hoạt ấu trùng sán lá ruột nhỏ 47
    Bảng 2.6: Thí nghiệm đông lạnh bất hoạt ấu trùng sán lá gan nhỏ . 48
    Bảng 2.7: Thí nghiệm đông lạnh bất hoạt ấu trùng sán lá gan nhỏ trong cá . 48
    Bảng 2.8: Thí nghiệm gia nhiệt nhằm bất hoạt ấu trùng sán lá ruột nhỏ 49
    Bảng 2.9: Thí nghiệm gia nhiệt nhằm bất hoạt ấu trùng sán lá gan nhỏ . 50
    Bảng 2.10: Thí nghiệm ngâm muối nhằm bất hoạt ấu trùng sán lá gan nhỏ . 50
    Bảng 2.11: Thí nghiệm ướp muối cá nhằm bất hoạt ấu trùng sán lá gan nhỏ . 51
    Bảng 2.12: Thí nghiệm bất hoạt ấu trùng sán lá gan nhỏ bằng praziquantel 52
    Bảng 2.13: Thí nghiệm dùng nước chanh để bất hoạt ấu trùng sán lá gan nhỏ 53
    Bảng 2.14: Thí nghiệm bất hoạt ấu trùng sán lá gan nhỏ bằng rượu gạo . 53
    Bảng 2.15: Tiêu chí căn cứ xác định ấu trùng sán lá bất hoạt . 54

    Bảng 3.1: Ấu trùng các loài sán lá truyền qua cá ở khu vực miền núi phía Bắc . 56
    Bảng 3.2: Loài cá nhiễm ấu trùng sán lá gan nhỏ Clonorchis sinensis . 58
    Bảng 3.3: Loài cá nhiễm ấu trùng sán lá ruột nhỏ Haplorchis pumilio . 60
    Bảng 3.4: Loài cá nhiễm ấu trùng sán lá ruột nhỏ Haplorchis taichui 63
    Bảng 3.5: Loài cá nhiễm ấu trùng sán lá ruột nhỏ Haplorchis yokogawai 64
    Bảng 3.6: Loài cá nhiễm ấu trùng sán lá ruột nhỏ Procerovum varium 66
    Bảng 3.7: Loài cá nhiễm ấu trùng sán lá ruôt nhỏ Centrocestus formosanus . 67
    Bảng 3.8: Tỉ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng sán lá trên cá . 68 viii

    Bảng 3.9: Thành phần và mức độ nhiễm ấu trùng sán lá theo thủy vực 69
    Bảng 3.10: Thành phần và mức độ nhiễm ấu trùng sán lá trên cá ao 70
    Bảng 3.11: Thành phần ấu trùng sán lá nhiễm trên cá sông suối . 71
    Bảng 3.12: Thành phần ấu trùng sán lá trên cá hồ chứa . 73
    Bảng 3.13: Ấu trùng sán lá ruột nhỏ nhiễm trên cá hồ Thác Bà 75
    Bảng 3.14: Thành phần, tỉ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng sán lá . 77
    Bảng 3.15: Tỉ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng sán lá gan nhỏ 79
    Bảng 3.16: Biến động mùa vụ ấu trùng sán lá gan nhỏ trên cá tại hồ Thác Bà . 81
    Bảng 3.17: Vật chủ của sán lá gan nhỏ ở khu vực miền núi phía Bắc . 106










    ix


    DANH MỤC HÌNH
    Hình 1.1: Vòng đời sán lá gan nhỏ Clonorchis sinensis 4
    Hình 1.2: Các tinh thuộc khu vực miền núi phía Bắc, Việt Nam 30
    Hình 1.3: Khu vực vùng của hồ Thác Bà, Yên Bái . 31

    Hình 2.1. Cách tiếp cận của nghiên cứu . 34
    Hình 2.2: Quy trình chung để xác định thành phần ấu trùng sán nhiễm trên cá 39
    Hình 2.3: Quy trình phân lập ấu trùng sán lá truyền qua cá 40
    Hình 2.4: Ấu trùng sán thoát khỏi bào nang . 43

    Hình 3.1: Ấu trùng sán lá gan nhỏ Clonorchis sinensis . 57
    Hình 3.2: Sự khác biệt về kích cỡ ấu trùng sán lá gan nhỏ và sán lá ruột nhỏ 57
    Hình 3. 3: Bào nang ấu trùng Haplorchis pumilio . 60
    Hình 3. 4: Bào nang ấu trùng Haplorchis taichui 62
    Hình 3. 5: Bào nang ấu trùng Haplorchis yokogawai 64
    Hình 3. 6: Bào nang ấu trùng Procerovum varium 65
    Hình 3. 7: Bào nang ấu trùng Centrocestus formosanus 66
    Hình 3.8: Tép dầu, vật chủ ấu trùng sán lá gan nhỏ ở hồ Thác Bà, Yên Bái . 80
    Hình 3.9: Mương xanh, vật chủ của sán lá gan nhỏ tại hồ Thác Bà 82
    Hình 3.10: Biến động ấu trùng sán lá gan nhỏ theo tháng trên cá tại hồ Thác Bà 83
    Hình 3.11: Biến ấu trùng sán lá gan nhỏ trên Tép dầu hồ Thác Bà . 84
    Hình 3.12: Tỷ lệ sống sót của ấu trùng H. pumilio trong điều kiện đông lạnh 85
    Hình 3.13: Ấu trùng sán lá ruôt nhỏ H. pumilio trong điều kiện đông lạnh 87
    Hình 3.14: Tỉ lệ sống sót của ấu trùng C. sinensis trong điều kiện đông lạnh . 88
    Hình 3.15: Tỉ lệ sống sót của ấu trùng C. sinensis trong cá đông lạnh . 89
    Hình 3.16: Ấu trùng sán lá gan nhỏ C. sinensis trong cá đông lạnh 90
    Hình 3.17: Tỉ lệ sống sót của ấu trùng H. pumilio trong điều kiện gia nhiệt . 91
    Hình 3.18: Ấu trùng sán lá ruột nhỏ H. pumilio trong điều kiện gia nhiệt 92
    Hình 3.19: Tỉ lệ ấu trùng C. sinensis sống sót trong điều kiện gia nhiệt . 93 x

    Hình 3.20: Tỉ lệ sống sót của ấu trùng C. sinensis trong điều kiện muối . 94
    Hình 3.21: Tỉ lệ sống sót của ấu trùng C. sinensis trong cá ướp muối 95
    Hình 3.22: Ấu trùng sán lá gan nhỏ C. sinensis trong điều kiện muối . 96
    Hình 3.23: Tỉ lệ sống của ấu trùng C. sinensis lưu giữ trong kháng sinh 97
    Hình 3.24: Tỉ lệ ấu trùng C. sinensis bất hoạt trong praziquantel . 98
    Hình 3.25: Tỉ lệ sống sót của ấu trùng C. sinensis trong nước chanh . 100
    Hình 3.26: Tỉ lệ sống sót của ấu trùng C. sinensis trong rượu 101
    Hình 3.27: Ấu trùng sán lá gan nhỏ C. sinensis trong điều kiện đông lạnh . 110
    1

    PHẦN MỞ ĐẦU
    Đặt vấn đề
    Sán lá truyền lây qua cá (SLTQC) hiện vẫn đang là một vấn nhức nhối đối
    với sức khỏe cộng đồng các nước thuộc khu vực Châu Á. SLTQC như sán lá gan
    nhỏ Clonorchis sinensis và Opisthorchis viverrini gây ra các bệnh lý về gan mật,
    như xơ gan, tắc ống mật và thậm chí là có thểdẫn tới ung thư đường ống mật ở
    người bệnh [1–3]. Con người nhiễm SLTQC do ăn gỏi cá hoặc cá nấu chưa chín có
    nhiễm ấu trùng các loài sán này. Do vậy, việc nghiên cứu về ấu trùng SLTQC trên
    cá là yêu cầu cấp bách nhằm tạo cơ sở khoa học để kiểm soát SLTQC, bảo vệ sức
    khỏe cộng đồng.
    Ở nước ta, những năm gần đây, SLTQC trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản
    (NTTS) đã bắt đầu được quan tâm bởi nó liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm.
    Đã có nhiều nghiên cứu khảo sát về ấu trùng SLTQC tại nhiều vùng trong cả nước
    như đồng bằng sông Hồng (ĐBSH), đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và miền
    Trung. Những khảo sát này đều đã ghi nhận sự hiện diện ấu trùng SLTQC trên động
    vật thủy sản (cá) như một mối nguy đối với sức khỏe cộng đồng. Đặc biệt, ấu trùng
    của các loài sán lá ruột nhỏ như Haplorchis pumilio chưa từng được ghi nhận trên
    người thì thì nay xuất hiện phổ biến ở cá. Trong khi đó, ấu trùng sán lá gan nhỏ C.
    sinensis, được cho là nhiễm phổ biến trên người [4–6] và động vật thủy sản [5,7] thì
    những nghiên cứu gần đây lại ít gặp và có mức độ nhiễm thấp trên động vật thủy
    sản, cá [8–11].
    Khu vực miền núi phía Bắc (MNPB) là vùng thượng nguồn của hệ thống
    sông ngòi tạo nên vùng châu thổ sông Hồng; nơi này có các hệ thống sông suối, hồ
    chứa lớn, là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của động vật thủy sản như cá,
    tôm, đây là nguồn thực phẩm quan trọng của người dân và cũng có thể là mối
    nguy với sức khỏe bởi SLTQC do tập quán ăn gỏi cá ở đây [12]. Hiện nay, hầu như
    chưa có khảo sát nào về vấn đề SLTQC trên các động vật thủy sản tại MNPB, ngoại
    trừ có báo cáo về ấu trùng sán lá ruột Centrocestus formosanus nhưng là trên khía
    cạnh tác nhân gây bệnh cho cá [13]. Chính vì vậy, cần thiết phải tiến hành khảo sát 2

    về ấu trùng SLTQC tại đây nhằm bổ sung thông tin về vùng dịch tễ, đối tượng
    nhiễm và sự biến động mùa vụ để thấy được bức tranh tổng thể về hiện trạng
    SLTQC ở Việt Nam nói chung.
    Hơn nữa, hầu hết các nghiên cứu về SLTQC ở Việt Nam trong thời gian gần
    chủ yếu trung vào điều tra, khảo sát nhằm xác định vùng phân bố của SLTQC, mức
    độ nhiễm và đối tượng nhiễm. Tập quán ăn gỏi cá vẫn khá phổ biến không chỉ ở khu
    vực ĐBSH [14] mà cả MNPB [12]. Trong khi đó, những mô hình can thiệp thử
    nghiệm nhằm giảm thiểu sự lây nhiễm ấu trùng SLTQC trong nuôi hệ thống NTTS
    vẫn chưa thực sự hiệu quả [10,15,16]. Do vậy cần phải có những nghiên cứu xác
    định các điều kiện để vô hiệu hóa khả năng lây nhiễm của ấu trùng SLTQC cho con
    người, đây là cơ sở khoa học để xây dựng các hướng dẫn trong bảo quản, chế biến
    sản phẩm thủy sản đảm bảo an toàn với SLTQC như sán lá gan nhỏ C. sinensis.
    Với kinh nghiệm, hiểu biết và trăn trở của bản thân về vấn đề SLTQC ở Việt
    Nam, chúng tôi đã triển khai Đề tài “Nghiên cứu hiện trạng ấu trùng sán lá có
    khả năng lây truyền cho người nhiễm trên cá ở Khu vực miền núi phía Bắc Việt
    Nam” làm Luận án tiến sỹ với những mục tiêu cụ thể như sau:
    Mục tiêu nghiên cứu
    1) Xác định được thành phần ấu trùng sán lá truyền qua cá và sự phân bố của
    chúng trên cá ở khu vực miền núi phía Bắc;
    2) Xác định được sự biến động mùa vụ của ấu trùng sán lá truyền qua cá phổ
    biến trên cá ở khu vực miền núi phía Bắc;
    3) Xác định được các điều kiện chế biến và bảo quản có khả năng bất hoạt ấu
    trùng sán lá truyền qua cá;
    Nội dung nghiên cứu
    Để đạt được những mục tiêu nêu trên, Đề tài đã thực hiện 3 nội dung nghiên
    cứu chính như sau:
    1) Nghiên cứu thành phần ấu trùng sán lá có khả năng gây bệnh cho người
    trên cá tại một số tỉnh (Thái Nguyên, Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên, và Sơn 3

    La) thuộc khu vực miền núi phía Bắc;
    2) Nghiên cứu sự biến động của ấu trùng sán lá gan nhỏ C. sinensis trên một
    số loài cá tại khu vực hồ Thác Bà, Yên Bái;
    3) Nghiên cứu điều kiện bất hoạt và lưu giữ ấu trùng sán lá truyền qua cá;
    Những đóng góp mới của Luận án
    Đưa Khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam vào trong bản đồ phân bố chung
    của sán lá truyền qua cá (ấu trùng của 6 loài sán lá gồm C. sinensis, H. pumilio, H.
    taichui, H. yokogawai, C. formosanus và P. varium) ở Việt Nam, trong đó đặc biệt
    là nghiên cứu đã xác định được vùng dịch tễ mới và hết sức quan trọng của sán lá
    gan nhỏ C. sinensis là vùng hồ Thác Bà, Yên Bái, đây không chỉ là đóng góp mới
    với Việt Nam mà cả với khu vực.
    Nghiên cứu đã phát hiện thêm 6 loài vật chủ mới gồm Tép dầu, Ngão gù, cá
    Nhưng, Cháo thường, Dầm đất và Bống hoa vào danh mục vật chủ của sán lá gan
    nhỏ tại Việt Nam, trong đó đặc biệt là cá Tép dầu T. houdemeri được xác định như
    vật chủ đặc trưng, vật chủ chỉ thị của sán lá gan nhỏ C. sinensis ở Việt Nam. Việc
    xác định được vật chủ chỉ thị có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc khảo sát xác
    định vùng dịch tễ của sán lá gan nhỏ này.
    Nghiên cứu đã bổ sung cơ sở khoa học mới về điều kiện bất hoạt ấu trùng
    sán lá truyền qua cá, đặc biệt là ấu trùng sán lá gan nhỏ C. sinensis góp phần xây
    dựng các hướng dẫn trong việc chế biến và bảo quản đúng quy trình nhằm đảm bảo
    an toàn đối với ấu trùng sán lá trong các sản phẩm thủy sản.
     
Đang tải...