Tiến Sĩ Nghiên cứu hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
    Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
    NĂM- 2012
    MỤC LỤC
    Lời cam đoan i
    MỞ ĐẦU 1
    1 Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu 1
    2 Mục tiêu nghiên cứu 3
    3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3
    4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4
    5 Đóng góp mới của luận án về lý luận và học thuật 4
    Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỆ THỐNG TÍN DỤNG NÔNG THÔN NGOẠI THÀNH
    1.1 Cở sở lý luận 5
    1.1.1 Khái niệm tín dụng, tín dụng nông thôn và hệ thống tín dụng nông thôn
    1.1.2 Bản chất, chức năng và hình thức tín dụng 8
    1.1.3 Đặc điểm, vai trò và hoạt động của hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành
    1.1.4 Cấu trúc hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành 29
    1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành 1.2 Cơ sở thực tiễn 38
    1.2.1 Hệ thống tín dụng nông thôn ở một số quốc gia trên thế giới 38
    1.2.2 Hệ thống tín dụng nông thôn ở Việt Nam 45

    Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 59
    2.1.1 Vị trí địa lý 59
    2.1.2 Dân số và lao động 60
    2.1.3 Đặc điểm sản xuất kinh doanh 60
    2.1.6 Đặc điểm đối tượng tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội 63
    2.1.7 Đặc điểm tài chính ngoại thành Hà Nội 65
    2.2 Phương pháp nghiên cứu 66
    2.2.1 Phương pháp tiếp cận hệ thống và khung phân tích 66
    2.2.2 Chọn điểm nghiên cứu 71
    2.2.3 Phương pháp thu thập dữ liệu 71
    2.3.3 Phương pháp tính toán và tổng hợp số liệu 74
    2.3.4 Phương pháp phân tích 74
    2.3.5 Phương pháp đánh giá nông dân có sự tham gia (PRA) 78
    2.4 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 78
    CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG HỆ THỐNG TÍN DỤNG NÔNG THÔN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI
    3.1 Đặc điểm và cấu trúc của hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội 82
    3.1.1 Đặc điểm hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội 82
    3.1.2 Tình hình phát triển và cấu trúc của hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội
    3.2 Thực trạng hoạt động của hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội 99
    3.2.1 Tình hình phát triển sản phẩm của các tổ chức tín dụng 99
    3.2.2 Thực trạng hoạt động huy động vốn của các tổ chức tín dụng Nông thôn Hà Nội
    3.2.3 Phân tích hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội
    3.2.4 Phân tích thực trạng các hoạt động khác 122
    3.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội 123
    3.3.1 Các yếu tố bên trong hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội 123
    3.3.2 Các yếu tố bên ngoài hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội 128
    3.4 Đánh giá thực trạng hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội 141
    3.4.1 Điểm mạnh 141
    3.4.2 Điểm yếu 142
    3.4.3 Cơ hội 143
    3.4.4 Thách thức 146
    Chương 4 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TÍN DỤNG NÔNG THÔN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI
    4.1 Định hướng phát triển Hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội 148
    4.2 Cơ sở đề xuất các giải pháp 150
    4.2.1 Môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng nông thôn 150
    4.2.2 Các chính sách tín dụng nông thôn 159
    4.3 Giải pháp phát triển Hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội 163
    4.3.1 Giải pháp nâng cao năng lực cho các tổ chức tín dụng nông thôn và khả năng tiếp cận nguồn vốn vay của khách hàng
    4.3.2 Giải pháp phát triển đối với các tổ chức trong hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành
    4.3.2 Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ nông dân trong hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành
    KẾT LUẬN 171
    1 Kết luận 171
    2 Kiến nghị 173

    DANH MỤC CÁC BẢNG
    STT Tên bảng Trang
    1.1 Tổng kết những đặc điểm cơ bản của các tổ chức tín dụng nông thôn chủ yếu tại các nước đang phát triển
    1.2 Tỷ trọng cho vay, huy động vốn của toàn hệ hệ thống tín dụng chính thống (Tháng 3/2010)
    2.1 Cơ cấu kinh tế Hà Nội 2001-2010 61
    2.2 Số lượng mẫu điều tra theo địa phương 73
    2.3 Mô tả các biến độc lập sử dụng trong mô hình 76
    3.1 Số điểm giao dịch, phòng giao dịch ngoại thành Hà Nội 86
    3.2 Số nhân viên của một số chi nhánh khu vực ngoại thành Hà Nội 88
    3.3 Hoạt động cho vay của các chủ cho vay tư nhân 96
    3.4 Đối tượng tham gia của các hình thức tín dụng phi chính thức 97
    3.5 Các sản phẩm của các tổ chức tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội 102
    3.6 Tình hình huy động vốn của Chi nhánh ngân hàng Agribank tại Gia Lâm, Sóc Sơn và Thanh Trì
    3.7 Giá trị món vay của các tổ chức tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội 108
    3.8 Tình hình dư nợ cho vay của ngân hàng Agribank tại các điểm nghiên cứu năm 2009
    3.9 Đánh giá thủ tục cho vay tại các Chi nhánh ngân hàng 112
    3.10 Lãi suất cho vay và huy động đối với khách hàng cá nhân của các tổ chức tín dụng nông thôn
    3.11 Đánh giá lãi suất cho vay tại các Chi nhánh ngân hàng 114
    3.12 Thu nhập từ hoạt động tín dụng của chi nhánh Ngân hàng nông nghiêp và PTNT Gia Lâm, Sóc Sơn, Thanh Trì
    3.13 Cơ cấu doanh số vay theo nguồn và mục đích sử dụng vốn vay của hộ nông dân
    3.14 Tình hình phát hành thẻ ngân hàng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Gia Lâm, Sóc Sơn và Thanh Trì
    3.15 Ảnh hưởng yếu tố nhân lực tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Gia Lâm, Sóc Sơn và Thanh Trì
    3.16 Tình hình biến động lãi suất ngân hàng tại ba Chi nhánh Agribank Gia Lâm, Sóc Sơn và Thanh Trì
    3.17 Tổng hợp kết quả cho vay năm 2009 của ngân hàng Agribank Gia Lâm theo nghị định 41/2010/NĐ-CP
    3.18 Tình hình vay nợ của các hộ nông dân điều tra 130
    3.19 Thống kê mô tả các biến 131
    3.20 Kết quả phân tích mô hình Heckman hai bước về việc tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nông dân ở ngoại thành Hà Nội
    3.21 Hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ điều tra trên địa bàn huyện Sóc Sơn 139

    DANH MỤC BIỂU ĐỒ
    STT Tên biểu đồ Trang
    3.1 Dư nợ tín dụng của các TCTD nông thôn trên địa bàn Hà Nội giai đoạn năm 2006 – 2009
    3.2 Cho vay trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, chế biến bảo quản nông lâm thủy sản, cho vay phát triển ngành nghề nông thôn
    3.3 Phân bố địa lý và dân cư của phòng giao dịch Agribank 87
    3.4 Phân bố phòng giao dịch, quỹ tín dụng nhân nhân, ATM 88
    3.5 Cơ cấu huy động vốn phân loại theo tiền tệ 89
    3.6 Cơ cấu huy động vốn theo thành phần kinh tế 90
    3.7 Cơ cấu doanh số cho vay theo từng phương thức vay 95
    3.8 Cơ cấu các hình thức vay không chính thức 97
    3.9 Cơ cấu các tổ chức tín dụng đã tham gia vào việc cung cấp các dịch vụ tín dụng ở khu vực nông thôn
    3.10 Tình hình sử dụng vốn huy động vào hoạt động cho vay 104
    3.11 Giá trị và cơ cấu cho vay theo phân loại tiền 105
    3.12 Tình hình thế chấp của các khoản vay tín dụng 111
    3.13 Tình hình thu thập của Chi nhánh Agribank tại ngoại thành Hà Nội 116
    3.14 Mục đích sử dụng vốn vay của hộ điều tra theo tỷ lệ % 117
    3.15 Giá trị khoản vay theo mục đích vay và sử dụng đúng mục đích vay 119
    3.16 Cơ cấu tiếp cận các nguồn vốn vay của hộ và cơ cấu theo giá trị khoản vay từ các nguồn
    3.17 Tỷ lệ cho vay/nhu cầu vay (theo giá trị) 121
    3.18 Mối tương quan giữa số lượng lao động, tỉ lệ lao động từ đại học trở lên với số vốn huy động và dư nợ tin dụng
    DANH MỤC SƠ ĐỒ
    STT Tên sơ đồ Trang
    1.1 Quá trình phát triển của các tổ chức tín dụng nông thôn 18
    1.2 Tiếp cận hệ thống của các tổ chức tín dụng nông thôn ngoại thành 24
    1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của hệ thống tín dụng nông thôn Việt Nam 48
    2.1 Khung phân tích nghiên cứu hệ thống tín dụng nông thôn. 70
    3.1 Hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội 93


    MỞ ĐẦU
    1 Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
    Sau gần 30 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng nhanh và ổn định, đi cùng với đó là tốc độ đô thị hoá nhanh và sự bất bình đẳng đang ngày càng gia tăng giữa khu vực nông thôn và thành thị. Với hơn 73% dân số sinh sống, khu vực nông thôn đã có sự đóng góp đặc biệt quan trọng cho phát triển nền kinh tế đất nước và đảm bảo an sinh xã hội (Jan Rudengre, 2008). Công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa, đa dạng, phát triển nhanh và bền vững, có năng suất, có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, gắn phát triển kinh tế với xây dựng nông thôn mới. Mối quan hệ giữa nông thôn và thành thị, các vùng miền cần được giải quyết tốt hơn để góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội.
    Điều kiện căn bản cho phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững là phải có thị trường tín dụng nông thôn phát triển, trong đó hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng cho kinh tế hộ gia đình nông thôn đóng vai trò hết sức quan trọng. Phát triển kinh tế nông thôn làm nảy sinh các cơ hội đầu tư cho sản xuất kinh doanh. Nhu cầu đầu tư vốn phát triển sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình nông thôn một phần là tự đáp ứng, phần khác được huy động từ các nguồn tín dụng chính thức và phi chính thức. Việc cung cấp các khoản vay có lãi suất phù hợp có thể thúc đẩy ứng dụng công nghệ mới, mở rộng sản xuất lương thực và tăng thu nhập trong nông nghiệp (Zeller và CS., 1997). Mặt khác, tiếp cận dễ dàng các dịch vụ tín dụng phù hợp và ổn định có vai trò lớn trong việc giảm nghèo ở nông thôn (Buchenrieder và CS., 2003; Sharma, 2001; Zeller, 1999).
    Cũng như các nước đang phát triển khác, Chính phủ Việt Nam đã thành lập các tổ chức tín dụng nông thôn chuyên biệt và hệ thống ngân hàng để cung cấp các nguồn tín dụng với lãi suất phù hợp nhằm hỗ trợ cho sự phát triển của khu vực kinh tế nông thôn như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quỹ tín dụng nhân dân, Ngân hàng Chính sách xã hội. Mặc dù vậy, khả năng cung cấp tín dụng từ
    các tổ chức chính thức này chưa đủ mạnh để hạn chế sự tồn tại và hoạt động một cách mạnh mẽ của các tổ chức tín dụng phi chính thức và cá nhân chuyên cho vay nặng lãi (Nguyễn Quốc Oánh và Phạm T. Mỹ Dung, 2010).
    Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ nông nghiệp, nông thôn có nhiều đổi mới, đã thu hút các ngân hàng, tổ chức tín dụng tham gia, đầu tư cho khu vực nông nghiệp, nông thôn nhiều hơn. Các dịch vụ tín dụng ngày càng đa dạng phong phú và có chất lượng. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), hiện nay hầu hết nông dân Việt Nam đã có điều kiện tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn từ các tổ chức tín dụng vi mô.
    Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển của khu vực này, tín dụng nông thôn Việt Nam vẫn chưa phát huy tối đa tiềm năng của các tổ chức tín dụng nông thôn, hiệu quả hoạt động còn thấp, đặc biệt chưa có hệ thống cảnh báo rủi ro sớm đối với khách hàng ở khu vực nông thôn. Sự kết hợp hoạt động giữa các tổ chức tín dụng nông thôn trong nước với hệ thống các tổ chức tín dụng nông thôn quốc tế còn hạn chế. Việc phân bổ nguồn vốn của khu vực này chưa thực sự trọng tâm, trọng điểm, chưa cân đối với nhu cầu và khả năng tạo ra hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa xuất khẩu của từng vùng, miền. Trong khi đó, sự cạnh tranh giữa các Tổ chức tín dụng vi mô ở nông thôn đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ.
    Hiện nay, kinh tế ngoại thành đang ngày càng phát triển, song song với quá trình đô thị hóa. Chính vì thế, nhu cầu về vốn cho các hộ kinh doanh ngày càng cao, đặc biệt là các hộ nông dân. Nhiều ngân hàng thương mại vẫn dễ dàng hơn khi cung cấp dịch vụ tài chính cho các doanh nghiệp lớn, các cá nhân giàu trong khu vực nông thôn. Trong khi đó, những hộ nghèo và khá lại khó khăn trong vay vốn, khiến người đi vay nản trí và nghĩ cách xoay sở bằng các nguồn khác, điều này làm mất cân đối hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành.
    Nghiên cứu cơ sở lý luận về hệ thống tín dụng nông thôn, xác định đặc điểm, hoạt động và các nhân tố ảnh hưởng cũng như xu thế phát triển của hệ thống tín dụng nông thôn và các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của hệ thống là cần thiết nhằm đánh giá đúng hệ thống tín dụng cho nông thôn tại Việt Nam hiện nay. Bên cạnh đó,nghiên cứu kinh nghiệm về việc phát triển hệ thống tín dụng cho nông thôn trong và ngoài nước nhằm rút ra những bài học áp dụng vào thực tiễn phát triển hệ thống tín dụng cho nông thôn Việt Nam là rất cần thiết. Trong đó, Hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội có những nét đặc trưng riêng so với hệ thống tín dụng nông thôn nói chung. Đặc trưng về kinh tế và xã hội của ngoại thành Hà Nội đã tạo ra sự khác biệt đó. Xuất phát từ những vấn đề trên, đó chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội”

    2 Mục tiêu nghiên cứu
    2.1 Mf:lc tiêu chung
    Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành, tập trung làm rõ thực trạng hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nhằm phát triển hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội trong thời gian tới.
    2.2 Mục tiêu cụ thể
    Góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội;
    Phản ánh, đánh giá thực trạng và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội;
    Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...