Luận Văn Nghiên cứu hệ thống tái sinh cây cà chua (Lycopersicum esculentum L.) phục vụ chuyển gen

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC Trang

    Mở đầu 1

    ChươNG I. TổNG QUAN TÀI LIỆU .3

    1.1. Giới thiệu chung về cây cà chua . 3

    1.1.1. Nguồn gốc, phân loại 3

    1.1.2. Đặc điểm sinh học . 4

    1.1.3. Giá trị kinh tế và giá trị sử dụng 5

    1.2. Công nghệ tế bào thực vật trong cải tạo giống cây trồng . 7

    1.2.1. Hệ thống nuôi cấy mô tế bào thực vật . 7

    1.2.1.1. Cơ sở của kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật 8

    1.2.1.2. Một số yếu tố ảnh hưởng lên quá trình nuôi cấy mô tế bào 9

    1.2.1.3. ứng dụng của kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật . 12

    1.2.2. Tạo giống cây trồng mới bằng phương pháp chuyển gen 13

    1.2.3. Một số thành tựu chuyển gen ở cà chua 15

    chương II. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 18

    2.2.1. Vật liệu 18

    2.2. Phương pháp nghiên cứu 18

    2.2.1. Thu và xử lý mẫu . 18

    2.2.2. Môi trường nuôi cấy 19

    2.2.3. Điều kiện thí nghiệm . 20

    2.2.4. Chỉ tiêu đánh giá 20

    Kết quả và thảo luận 21

    3.1. ảnh hưởng của một số chất kích thích sinh trưởng lên khả năng nảy mầm của hạt 21

    3.1.1. ảnh hưởng của BAP lên khả năng nảy mầm của hạt . 21

    3.1.2. ảnh hưởng phối hợp của BAP và kinetin lên khả năng nảy mầm của hạt .

    23

    3.1.3. ảnh hưởng phối hợp của BAP và ỏ – NAA lên khả năng nảy mầm của hạt

    25

    3.2. ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng lên khả năng

    tái sinh cây

    27

    Kết luận và đề nghị . 29

    tài liệu tham khảo 30


    Đặt vấn đề

    Cà chua là nguồn thực phẩm quan trọng trong đời sống thường ngày của con người. Đây là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, dễ trồng, vốn chi phí ban đầu thấp, có thể mở rộng sản xuất ở hầu khắp các vùng sinh thái khác nhau.

    Nhu cầu tiêu thụ cà chua ở nước ta rất lớn và nhu cầu này ngày càng tăng vì cà chua là loại rau ăn quả có giá trị dinh dưỡng cao, trong cà chua có chứa nhiều loại vitamin như A, B, C, B2, PP, K, và các chất khoáng như Ca, Fe, P, S, Na, K, Mg và đường. Mặt khác, cà chua là loại thực phẩm dễ chế biến và sử dụng, có thể dùng ăn tươi, nấu, chế biến thành cà chua khô, cà chua bột, tương cà chua, Bên cạnh đó, cà chua còn là mặt hàng xuất khẩu có nhiều triển vọng vì sản phẩm cà chua ở nước ta được thu hoạch vào đúng thời điểm nhiều nước không trồng được trong mùa đông lạnh [15].

    Tuy nhiên, năng suất và chất lượng cà chua phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Bởi cà chua là loại cây rất dễ bị sâu bệnh phá hại, đặc biệt là những bệnh do nấm, vi khuẩn, virus. Chúng gây hại từ giai đoạn cây con trong vườn ươm, giai đoạn trồng ngoài sản xuất cho đến khi thu hoạch [16]. Do đó làm giảm năng suất đồng thời người trồng phải sử dụng rất nhiều loại thuốc phòng trừ sâu bệnh với liều lượng cao hơn khuyến cáo rất nhiều lần, vì thế chúng thường gây độc cho người tiêu dùng do dư lượng trong sản phẩm. Bên cạnh đó, với năng suất trung bình 14 tấn/1 ha, sản lượng hàng năm trên cả nước là 100 ngàn tấn mới chỉ đảm bảo cho bình quân đầu người trên cả nước hơn 1 kg sản phẩm một năm. Mặt khác, do vùng trồng cà chua và thời gian thu hoạch thường tập trung nên sản phẩm có nơi có lúc thừa, giá bán quá rẻ, dập nát và hư hỏng khi vận chuyển và bảo quản, . [15]. Vì vậy, việc tạo ra những giống cà chua có khả năng kháng sâu bệnh, nâng cao năng suất, chất lượng là rất cần thiết.

    Trước đây, muốn tạo ra được một giống cây mới, người ta đã phải mất rất nhiều năm bằng cách lai tạo, chọn lọc qua nhiều thế hệ, tuy nhiên không phải lúc nào cũng tạo ra được giống cây mang được các đặc tính như mong muốn. Nhưng ngày nay, công nghệ gen đã giúp cho việc chuyển gen ưu việt vào việc lai tạo giống mới trong nông nghiệp được tiến hành một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn [13].

    Tuy nhiên, một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu dẫn tới sự thành công của công tác chọn tạo giống cây trồng nói chung và chuyển gen vào thực vật nói riêng là việc xây dựng hệ thống tái sinh có hiệu quả cao [14]. Chính vì vậy chúng tôi quyết định tiến hành"Nghiên cứu hệ thống tái sinh cây cà chua (Lycopersicum esculentum L.) phục vụ chuyển gen" nhằm khảo sát khả năng tái sinh in vitro cây cà chua từ thân mầm để phục vụ cho việc chuyển gen sau này.

    2. Nội dung nghiên cứu.

    - Tìm hiểu ảnh hưởng cuả một số chất kích thích sinh trưởng lên khả năng nảy mầm của hạt.

    - Tìm hiểu khả năng tái sinh cây từ thân mầm.

    Đề tài được thực hiện tại phòng thí nghiệm thuộc Bộ môn Sinh học - Khoa KHTN & XH - ĐHTN.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...