Thạc Sĩ Nghiên cứu hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài văn bản văn học lớp 11 qua hai bộ sách Ngữ văn chuẩn v

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU


    1. Lý do chọn đề tài:


    1.1 Dạy học văn là một quá trình nhận thức trải qua nhiều công đoạn khác nhau. Mỗi công đoạn có một vai trò, nhiệm vụ riêng. Trong đó, câu hỏi hướng dẫn học bài (CHHDHB) là một công đoạn rất quan trọng, có tác dụng quyết định chất lượng học tập, tạo tâm thế cho học sinh chiếm lĩnh tác phẩm, giúp học sinh hình thành và rèn luyện một phương pháp tự tìm hiểu, tự khám phá và cảm nhận tác phẩm văn học.
    1.2 Hệ thống CHHDHB trong tác phẩm văn chương không phải là vấn đề mới mẻ nhưng trong quan niệm cũng như trong cách vận dụng của giáo viên phổ thông còn nhiều lúng túng. Cần phải khẳng định rằng, hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa (SGK) không chỉ quan trọng đối với học sinh mà còn giúp giáo viên xây dựng cho mình một phương án dạy tối ưu, đạt hiệu quả cao. Giáo án của giáo viên không thể không tính đến nội dung và cách thức
    xõy dựng của những câu hỏi trong SGK. Câu hỏi mà học sinh chuẩn bị ở nhà theo SGK và câu hỏi trong giáo án của giáo viên tuy có sự khác nhau nhưng cùng hướng đến một mục đích chung là giúp học sinh tự mình tìm hiểu tác phẩm bằng cách tự học, tự suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo. Vì thế chúng có liên quan mật thiết và hỗ trợ cho nhau.
    Tuy vậy, nhiều giáo viên trong quá trình soạn bài và lên lớp chưa quan tâm đúng mức tới CHHDHB trong SGK, chưa thể hiện được mối liên hệ giữa những vấn đề mà học sinh chuẩn bị ở nhà với những vấn đề mà thầy cô phát vấn trên lớp. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng dạy học văn trong nhà trường phổ thông.
    Với đề tài này của luận văn, chúng tôi muốn góp một phần nhỏ việc thay đổi cách nhìn nhận và vận dụng câu hỏi trong SGK đối vói quá trình dạy và học của giáo viên.
    13 CHHDHB trong SGK thể hiện được rất rõ tư tưởng đổi mới hay chưa đổi mới phương pháp. Vì vậy việc đi sâu, nghiên cứu, tìm hiểu, để nhận định những đóng góp quan trọng vào quá trình đổi mới phương pháp dạy học văn trong nhà trường phổ thông hiện nay là công việc cần thiết.
    1.4 Đổi mới phương phỏp dạy học văn theo định hướng coi học sinh là chủ thể sỏng tạo phải là sự thay đổi toàn diện và đồng bộ, trong đó có sự thay đổi của hệ thống câu hỏi trong SGK. Nhưng để đi đến sự hoàn thiện của công việc đổi mới cần phải có sự cố gắng từ nhiều phía, đặc biệt là những nhà sư phạm và đông đảo giáo viên. Là giáo viên trực tiếp giảng dạy chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài về hệ thống CHHDHB trước hết là để rút kinh nghiệm, trên cơ sở đó đưa ra những đề xuất nhằm góp phần tích cực vào quá trình đổi mới phương pháp dạy học văn.

    Trên đây là những lý do để chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài '' Nghiên cứu hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài văn bản văn học lớp 11 qua hai bộ sách Ngữ văn chuẩn và nâng cao'' cho luận văn thạc sỹ của mình. Chúng tôi cho rằng, kết quả của việc khảo sát đánh giá, xem xét hệ thống câu hỏi trong hai bộ sách Ngữ văn chuẩn và nâng cao sẽ là một yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy học văn ở nhà trường phổ thông.






    Trang

    MỤC LỤC


    Phần 1: Phần mở đầu .1


    1. Lí do chọn đề tài 1

    2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .2

    3. Mục đích nghiên cứu .3

    4. Nhiệm vụ nghiên cứu 3

    5. Phương pháp nghiên cứu .3

    6. Giả thuyết khoa học .4

    7. Lịch sử vấn đề .4

    8. Cấu trúc luận văn .7

    Phần 2: Nội dung .8

    Chương 1: Khảo sát hệ thống CHHDHB (phần thơ hiện đại) trong hai bộ

    SGK Ngữ văn chuẩn và nâng cao lớp 11 (NXB giáo dục, 2007) 8

    1. Mục đích khảo sát .8

    2. Thống kê, phân loại 8

    2.1 Thống kê số lượng câu hỏi 8

    2.2 Phân loại câu hỏi .9

    3. Những ưu điểm và hạn chế của hệ thống câu hỏi (Phần thơ hiện đại) 13

    3.1 Ưu điểm .14

    3.1.1 Số lượng câu hỏi .14

    3.1.2 Câu hỏi sáng tạo .14

    3.1.3 Câu hỏi mang tính hệ thống 17

    3.1.4 Câu hỏi có tính then chốt 19

    3.1.5 Câu hỏi vừa sức 21

    3.1.6 Câu hỏi khó 21

    3.2 Nhược điểm .22

    3.2.1 Câu hỏi còn chưa chú ý đến việc đọc diễn cảm cho học sinh 22

    3.2.2 Câu hỏi có dung lượng kiến thức lớn và khó, chưa phù hợp với thời

    gian và khả năng nhận thức của học sinh .23

    3.2.3 Cách đặt câu hỏi 23

    3.3 Kết luận 25

    Chương 2: Tiêu chí xây dựng hệ thống CHHDHB tác phẩm văn chương trong SGK Ngữ văn 28
    1. Cơ sở lí luận cho việc xây dựng hệ thống câu hỏi .28

    1.1 CHHDHB thể hiện tư tưởng đổi mới phương pháp dạy học .28

    1.2 Thể hiện rõ chức năng định hướng của CHHDHB .33

    1.3 Vận dụng những thành tựu của thi pháp học hiện đại vào hệ thống

    CHHDHB .36

    1.4 Vận dụng thành tựu của ngành ngôn ngữ học hiện đại vào CHHDHB 39

    1.5 Vận dụng những ưu điểm của dạy học nêu vấn đề .42

    2. Những tiêu chí xây dựng hệ thống CHHDHB trong SGK Ngữ văn .46

    2.1 Câu hỏi phải định hướng cho học sinh khám phá giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm 47
    2.2 Câu hỏi thể hiện được đặc trưng thi pháp của tác phẩm .48

    2.3 Câu hỏi có tính hệ thống .50

    2.4 Câu hỏi khơi gợi tình cảm, cảm xúc, tâm hồn của học sinh 53

    2.5 Câu hỏi phải chuẩn bị tâm thế cho học sinh học trên lớp 55

    2.6 Câu hỏi cần phù hợp với trình độ và thời gian thực tế của học sinh .56

    Chương 3: Thể nghiệm – xây dựng câu hỏi hướng vào một số bài học cụ thể .58
    1. Giới thuyết chung 58

    2. Xây dựng câu hỏi cho bài “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử .58

    2.1 Bảng đối chiếu hệ thống câu hỏi sách Ngữ văn chuẩn và nâng cao với câu hỏi luận văn .58
    2.2 Thuyết minh cho câu hỏi luận văn 60

    3. Xây dựng câu hỏi cho bài “Tôi yêu em” của Puskin .62

    3.1 Bảng đối chiếu hệ thống câu hỏi sách Ngữ văn chuẩn và nâng cao với câu hỏi luận văn 62
    3.2 Thuyết minh cho câu hỏi luận văn 64

    4. Kết luận rút ra từ câu hỏi thể nghiệm 65

    Phần 3: Kết luận chung .67

    Phụ lục 70

    Tài liệu tham khảo .80
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...