Tiểu Luận Nghiên cứu hệ sinh thái rừng cao su tại xã Chàval huyện Nam Giang tỉnh Quảng Nam

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 8/12/14.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    #1 Quy Ẩn Giang Hồ, 8/12/14
    Last edited by a moderator: 8/12/14
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài.
    Nam Giang là một huyện miền núi,địa hình cách trở,dân cư thưa thớt,phần lớn dân cư là người đồng bào dân tộc thiểu số,đời sống của đại bộ phận người dân trong vùng còn gặp nhiều khó khăn. Giao thông cách trở, đi lại khó khăn, nhất là mùa mưa.Việc phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp là chính.
    Huyện Nam Giang có tài nguyên rừng giàu có, nó trở thành một đối tượng quan trọng và chủ yếu trong đời sống sản xuất của người dân. Việc phá rừng làm nương raayxkhai thác nguồn tài nguyên rừng trái phép và quá mức làm cho tài nguyên rừng ngày càng can kiệt. Kéo theo hệ sinh thái rừng cũng bị tác động, môi trường bị ô nhiễm Để khắc phục tình trạng trên trong những năm qua huyện Nam Giang thực hiện các chương trình trồng cây gây rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc, như trồng keo, đặc biệt trong những năm gần đây diện tích rừng cao su của huyện không ngừng tăng lên. Trong đó, Chàval là một trong những xã có diện tích rừng cao su lớn trong huyện. Đó cũng là một hình thức tạo thức để tạo thêm việc làm và tăng thêm thu nhập cho người dân trên địa bàn huyện nói chung và người dân xã Chàval nói riêng.
    Nhằm giới thiệu sơ lược về hệ sinh thái rừng cao su tại xã Chàval huyện Nam Giang tỉnh Quảng Nam,từ đó có cái nhìn khái quát về sự khác nhau cơ bản giữa hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo,đưa ra những biện pháp hợp lí góp phần nâng cao năng suất cây cao su,đồng thời nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ và cải thiện hệ sinh thái rừng ngày càng phong phú,đa dạng hơn,ngăn ngừa sự phá vỡ môi trường sinh thái tự nhiên ở Việt Nam và trên toàn cầu. Chính vì những lí do trên tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu hệ sinh thái rừng cao su tại xã Chàval huyện Nam Giang tỉnh Quảng Nam
    2. Mục đích nghiên cứu.
    -Nắm được đặc điểm cấu trúc của quần xã, mối quan hệ giữa các loài và giữa quần xã với môi trường.
    -Nắm được sự khác nhau cơ bản giữa hệ sinh thái tự nhiên với hệ sinh thái nhân tạo.
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
    -Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc, mối quan hệ giữa các loài trong hệ sinh thái rừng cao su.
    -Nghiên cứu sự chuyển hóa vật chất và năng lượng trong quần xã, giữa quần xã với ngoại cảnh thể hiện qua lưới và chuỗi thức ăn.
    -Nghiên cứu các nhân tố vô cơ cần thiết cho sinh vật tham gia vào chu trình địa hóa trong thiên nhiên, từ đó xác định rõ mối tương tác giữa các nhân tố làm nâng cao năng suất sinh học của quần xã sinh vật.
    4.Đối tượng và phạm vì nghiên cứu.
    4.1.Đối tượng nghiên cứu.
    -Sinh vật rừng cao su và môi trường vật lý của chúng.
    4.2 .Phạm vi nghiên cứu.
    -Không gian: khu rừng cao su tại xã Chàval, huyện Nam Giang tỉnh Quản Nam.
    -Thời gian: 1 tuần.
    5 .Phương pháp nghiên cứu.
    -Nghiên cứu tài liệu: sách giáo trình, sách tham khảo, tài liệu internet.
    -Nghiên cứu ngoài thực địa.

    MỤC LỤC
    A. MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài. 1
    2. Mục đích nghiên cứu. 1
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu. 2
    4.Đối tượng và phạm vì nghiên cứu. 2
    4.1.Đối tượng nghiên cứu. 2
    4.2 .Phạm vi nghiên cứu. 2
    5 .Phương pháp nghiên cứu. 2
    B. NỘI DUNG 3
    CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỆ SINH THÁI 3
    1.1 .Khái niệm về hệ sinh thái 3
    1.2.Đặc điểm chung về hệ sinh thái 3
    1.3. Khái niệm hệ sinh thái rừng cao su 3
    1.4. Các thành phần của hệ sinh thái 4
    1.4.1. Thành phần vô cơ. 4
    1.4.2. Thành phần hữu cơ 4
    1.4.2.1. Sinh vật sản xuất: 4
    1.4.2.2.Sinh vật tiêu thụ: 4
    1.5. Quan hệ sinh thái giữa các loài trong hệ sinh thái rừng cao su 5
    1.5.1. Quan hệ hỗ trợ 5
    1.5.2. Quan hệ đối kháng 5
    CHƯƠNG 2: SỰ CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT TRONG HỆ SINH THÁI RỪNG CAO SU 7
    2.1. Chuỗi thức ăn 7
    2.1.1. Khái niệm 7
    2.1.2. Đặc điểm chuỗi thức ăn 7
    2.1.2.1. Chuỗi thức ăn mở đầu bằng sinh vật tự dưỡng 7
    2.1.2.2. Chuỗi thức ăn bắt đầu bằng mùn bã sinh vật và vật tiêu thụ bậc 1 là vật phân hủy. 8
    2.2.2. Lưới thức ăn trong hệ sinh thái rừng cao su 8
    2.3. Bậc dinh dưỡng và hình tháp sinh thái rừng cao su 10
    2.3.1. Bậc dinh dưỡng 10
    2.3.2. Các hình tháp sinh thái học rừng cao su. 10
    2.3.2.1. Khái niệm hình tháp sinh thái học 10
    2.3.2.2. Phân loại: 11
    2.3.2.2.1. Hinh tháp số lượng: 11
    2.3.2.2.2. Hình tháp sinh vật lượng 12
    2.3.2.2.3. Hình tháp năng lượng 12
    2.4. Chu trình địa hóa trong hệ sinh thái rừng cao su 13
    2.4.1. Chu trình nước 14
    2.4.2. Chu trình cacbon 15
    2.4.3. Chu trình nitơ 15
    2.4.4. Chu trình photpho 16
    2.4.5. Các con đường hoàn lại vật chất vào chu trình sinh địa hóa 16
    CHƯƠNG 3: SỰ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ SINH THÁI RỪNG CAO SU VÀ NĂNG SUẤT SINH HỌC 17
    3.1. Năng suất sinh học của hệ sinh thái rừng cao su 17
    3.2. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái rừng cao su 17
    3.3. Khái niệm về hiệu suất và cân đối năng lượng 19
    3.3.1. Cân đối năng lượng 19
    3.3.2. Khái niệm về hiệu suất sinh thái 19
    3.4. Sản lượng sinh vật sơ cấp 20
    CHƯƠNG 4: SO SÁNH HỆ SINH THÁI RỪNG CAO SU VỚI HỆ SINH THÁI SÔNG THU BỒN – HỘI AN 21
    4.1. Khái quát về hệ sinh thái sông Thu Bồn ở Hội An 21
    4.2. So sánh hệ sinh thái rừng cao su (hệ sinh thái nhân tạo) với hệ sinh thái sông Thu Bồn ở Hội An (hệ sinh thái tự nhiên) 23
    4.2.1. Giống nhau: 23
    4.2.2.Khác nhau 23
    4.3. Nhận xét 25
    4.4. Các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái trên Trái Đất 25
    C. KẾT LUẬN 28
    D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 29
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...