Tiến Sĩ Nghiên cứu hành vi văn minh đô thị của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 21/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC
    NĂM 2013


    Trang
    Lời cam đoan
    Mục lục
    Danh mục các chữ viết tắt
    Danh mục các bảng
    Danh mục các biểu đồ
    MỞ ĐẦU 01
    CHƯƠNG 1
    NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN TÂM LÝ HỌC VỀ HÀNH VI VĂN MINH ĐÔ THỊ CỦA THANH NIÊN
    07
    1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 07
    1.2. Hành vi và hành vi văn minh 18
    1.3. Văn minh đô thị và hành vi văn minh đô thị 26
    1.4. Hành vi văn minh đô thị của thanh niên 32
    1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi văn minh đô thị của thanh niên 45
    Tiểu kết chương 1 55

    CHƯƠNG 2
    TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    57
    2.1. Nghiên cứu lý luận 57
    2.2. Nghiên cứu thực tiễn 60
    Tiểu kết chương 2 85

    CHƯƠNG 3
    KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG BIỂU HIỆN HÀNH VI VĂN MINH ĐÔ THỊ CỦA THANH NIÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ THỰC NGHIỆM CÁC BIỆN PHÁP TÁC ĐỘNG
    86
    3.1. Thực trạng biểu hiện hành vi văn minh đô thị của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh 86
    3.1.1. Nhận thức của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh về văn minh đô thị 86
    3.1.2. Thái độ của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh về văn minh đô thị 92
    3.1.3. Động cơ thực hiện hành vi văn minh đô thị 96
    3.1.4. Biểu hiện bên ngoài hành vi văn minh đô thị của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh 103
    3.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi văn minh đô thị của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh 121
    3.3. Kết quả thực nghiệm tác động 125
    3.4. Một số trường hợp điển hình 131
    3.5. Một số biện pháp kích thích việc thực hiện hành vi văn minh đô thị của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh 135
    Tiểu kết chương 3 137

    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 139
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 144
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 145
    PHỤ LỤC 151

    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Hành vi của con người trong các lĩnh vực hoạt động được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Đặc biệt trong bối cảnh tính ứng dụng của tâm lý học ngày càng được khẳng định và mang lại những kết quả rất tốt cho đời sống xã hội nói chung và cho từng cá nhân nói riêng. Những vấn đề xã hội đang được các chuyên gia phân tích dưới nhiều góc độ khác nhau, trong đó góc độ tâm lý đang được chú ý nhiều hơn. Những cách thức lý giải về các loại hành vi phù hợp hoặc không phù hợp với chuẩn mực xã hội được chú ý từ khía cạnh tâm lý học đang là một xu hướng ngày càng rõ nét.
    Những hành vi cụ thể trên từng thể loại cần được đầu tư nghiên cứu một cách có hệ thống để góp phần làm sáng tỏ các cơ sở tâm lý học của hành vi, những đặc trưng của các hành vi cụ thể để định hướng và thích ứng với sự biến đổi không ngừng và rất đa dạng của xã hội đương đại. Lý luận tâm lý học về hành vi văn minh đô thị đang rất cần được nghiên cứu để làm cơ sở cho việc đề xuất các phương pháp nghiên cứu, phát động thực hiện nếp sống văn minh và hình thành các hành vi văn minh đô thị trong giai đoạn hiện nay. Hành vi văn minh đô thị thể hiện trình độ văn hóa, thể hiện giá trị cá nhân, biểu thị các phẩm chất nhân cách của từng chủ thể, phản ánh lối sống của người dân đô thị và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc thực hiện các yêu cầu của một xã hội hiện đại, một xã hội công dân. Tuy vậy, lý luận tâm lý học về hành vi văn minh đô thị còn chưa được đề cập và nghiên cứu một cách thỏa đáng. Nghiên cứu hành vi văn minh đô thị dưới góc độ tâm lý học sẽ góp phần làm rõ cơ sở lý luận về sự hình thành, phát triển và biểu hiện của loại hành vi này. Nghiên cứu hành vi văn minh đô thị thực sự là vấn đề của tâm lý học hiện đại.
    Văn minh là thước đo cơ bản của một xã hội hiện đại. Một đô thị hiện đại, trước hết đô thị ấy phải là đô thị văn minh. Văn minh đô thị không phải tự nhiên hình thành mà nó được xây dựng từ nỗ lực và quyết tâm của những người sống trong đô thị đó, được khơi nguồn từ ý thức người dân trong cộng đồng. Lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh đã xác định: “Sử dụng các biện pháp tổng hợp với nhiều hình thức sinh động để giáo dục, thực hiện nếp sống văn minh” [61,tr 84]. Hiện nay việc nhận thức về văn minh đô thị, nếp sống và hành vi văn minh đô thị của các đối tượng công dân chưa được nghiên cứu một cách cơ bản để có cơ sở đánh giá và đề xuất các biện pháp xây dựng các hành vi văn minh đô thị phù hợp, đặc biệt là đối với giới trẻ. Số lượng người nhập cư vào thành phố Hồ Chí Minh sinh sống có khuynh hướng gia tăng hàng năm, điều này càng làm cho thành phố “giãn” ra về mặt địa lý, đông nhân khẩu hơn, phố phường chật chội hơn, các nếp sinh hoạt càng được yêu cầu cao hơn. Hàng ngày có thể nhận thấy sự bức xúc của nhiều người khi chứng kiến cảnh chen lấn xô đẩy ngột ngạt tại các bến tàu, bến xe, nhà ga, cảnh xả rác bừa bãi tại các nơi công cộng, cảnh lớn tiếng trong đêm khuya Đặc biệt trong các dịp lễ hội như Tết nguyên đán, ngày lễ giải phóng đất nước hay ngày Quốc khánh, lễ Noel . việc nhiều người thoải mái thể hiện sự tự do vô tổ chức qua các hành vi cá nhân, với những thói quen vốn có trong sinh hoạt ở nông thôn, tại nơi tôn nghiêm, nơi công cộng đã làm bức tranh văn minh đô thị càng trở nên lộn xộn hơn nữa. Những diễn biến mới về phát triển kinh tế - xã hội, tăng trưởng dân số cũng như tốc độ đô thị hoá gần đây đã làm cho những bất bình đẳng ngày càng gia tăng, sự bất bình đẳng ngay trong nội bộ một đô thị cũng đang ngày càng trở thành mối quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, nhiều nhà hoạt động thực tiễn. Với tốc độ phát triển đô thị hiện tại, nếu không nhanh chóng xác định cách sống phù hợp để đáp ứng yêu cầu của xã hội mới thì sự phát triển chắc chắn sẽ gặp những trở ngại nhất định.
    Những kết quả nghiên cứu về hành vi văn minh đô thị sẽ giúp các cơ sở đào tạo, các cơ quan thông tin, truyền thông vận dụng thực hiện chức năng của mình có hiệu quả trong vấn đề xây dựng, rèn luyện hành vi văn minh đô thị cho các đối tượng công dân. Nghiên cứu và đề xuất hệ thống biện pháp xây dựng hành vi văn minh đô thị ở thành phố Hồ Chí Minh không chỉ hướng tới việc xây dựng một nếp sống đô thị hiện đại mà còn có ý nghĩa tích cực tác động, ảnh hưởng đến sự chuyển biến trên nhiều lĩnh vực khác của thành phố trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh trở thành một thành phố văn minh hiện đại và đậm đà bản sắc dân tộc không chỉ là nguyện vọng của cư dân thành phố mà còn là một cơ sở vững chắc để tiến hành hiện đại hóa, văn minh hóa các thành phố khác trên cả nước.
    Thanh niên là lực lượng nòng cốt của xã hội, là những người rất nhạy bén với sự mới mẻ, là những người rất dễ thích ứng và thích ứng nhanh chóng với những thay đổi. Đối tượng thanh niên ngày nay với các đặc điểm tâm - sinh lý phong phú, phức tạp thể hiện các hành vi văn hóa nói chung và hành vi văn minh đô thị nói riêng chưa thực sự thường xuyên và tạo ra một phong trào rộng khắp, do đó việc nghiên cứu hành vi văn minh đô thị của thanh niên rất cần thiết vì thanh niên có vai trò đặc biệt trong việc thực hiện các chương trình hoạt động thực tế của xã hội.
    Tại thành phố Hồ Chí Minh, quận 1 là địa phương đầu tiên phát động việc thực hiện các hành vi văn minh đô thị, đã thực hiện đề án: “Xây dựng nếp sống văn minh đô thị trên địa bàn quận 1, thành phố Hồ Chí Minh”. Ủy ban nhân dân quận 1 đã có những nhận xét hết sức đáng chú ý trong báo cáo sơ kết đề án này: “Vẫn còn các khu dân cư có tệ nạn xã hội, vẫn còn thái độ thiếu tôn trọng nhân dân ở các công sở, vẫn còn tình trạng kẹt xe gây tắc nghẽn giao thông do phóng nhanh vượt ẩu, vẫn còn tình trạng khạc nhổ, xả rác ra đường và các hành vi khiếm nhã nơi công viên, đặc biệt là đối với thanh niên. Ý thức của một bộ phận dân chúng về giữ gìn vệ sinh văn minh đường phố chưa cao, hiện tượng chèo kéo khách du lịch tranh mua, giành bán, lang thang ăn xin trên đường phố ở một vài nơi vẫn còn làm hạn chế kết quả thực hiện nếp sống văn minh đô thị trên địa bàn quận”.
    Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu hành vi văn minh đô thị của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh

    2. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở lý luận tâm lý học về hành vi văn minh đô thị, chỉ rõ thực trạng hành vi văn minh đô thị của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh và những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi văn minh của họ. Từ đó, đề xuất các biện pháp xây dựng hành vi văn minh đô thị của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh theo hướng tích cực.

    3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Biểu hiện hành vi văn minh đô thị của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh.
    3.2. Khách thể nghiên cứu
     
Đang tải...