MỤC LỤC DANH MỤC BIỂU ĐỒ 2 DANH MỤC HÌNH 2 Chương 1 GIỚI THIỆU 3 1.1 Lý do chọn đề tài 3 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3 1.3 Phạm vi nghiên cứu 3 1.4 Nội dung nghiên cứu 3 1.5 Phương pháp nghiên cứu 4 1.6 Ý nghĩa nghiên cứu 4 Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 5 I. Cơ sở lý thuyết 5 2.1 Giới thiệu 5 2.2 Hành vi tiêu dùng 5 2.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm 6 2.3.1 Yếu tố văn hóa 6 2.3.2 Yếu tố xã hội 7 2.3.3 Yếu tố cá nhân 8 2.3.4 Yếu tố tâm lý 9 2.4 Quá trình quyết định mua hàng 11 2.4.1 Ý thức nhu cầu 11 2.4.2 Tìm kiếm thông tin 11 2.4.3 Đánh giá các phương án mua hàng 12 2.4.4 Quyết định mua hàng 12 2.4.5 Hành vi sau khi mua 12 II. Mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 13 2.1 Mô hình nghiên cứu 13 2.2 Quy trình nghiên cứu 14 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 15 3.1 Đặc điểm của mẫu 15 3.2 Hành vi thuê 16 3.2.1 Nhận thức nhu cầu 16 3.2.2 Tìm kiếm thông tin 17 3.2.3 Đánh giá các yếu tố 17 3.2.4 Ra quyết định 21 3.2.5 Hành vi sau khi thuê 22 Chương 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 24 4.1 Kết quả chính 24 4.2 Kiến nghị 25 PHỤ LỤC 25 Phụ lục 1: Dàn bài thảo luận tay đôi 25 Phụ lục 2: Bảng câu hỏi phỏng vấn chính thức 26 Tài liệu tham khảo 29 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Thu nhập hàng tháng 15 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu giới tính 15 Biểu đồ 2.3: Giá thuê nhà trọ 16 Biểu đồ 2.4: Nguồn thông tin đáng tin cậy 17 Biểu đồ 2.5: Mức độ quan trọng của các tiêu chí ảnh hưởng đến việc thuê nhà trọ 17 Biểu đồ 2.6: Có dọ giá trước khi thuê 18 Biểu đồ 2.7: Diện tích thuê phòng 18 Biểu đồ 2.8: Thiết bị sẵn có 19 Biểu đồ 2.9: Mức độ ồn ào 20 Biểu đồ 2.10: Khoảng cách từ nhà trọ đến trường 20 Biểu đồ 2.11: Người ảnh hưởng nhất đến quyết định thuê nhà trọ 21 Biểu đồ 2.12: Đánh giá mức độ hài lòng 22 Biểu đồ 2.13 Dự định đổi nhà trọ 22 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Mô hình hành vi của người mua – trích theo Kotler, Philip (1998), trang 1988.7 5 Hình 2.2: Mô hình chi tiết các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi – trích theo Kotler, Philip (1998), trang 198 6 Hình 2.3: Thứ bậc của nhu cầu theo Maslow 9 Hình 2.4: Mô hình 5 giai đoạn quyết định mua hàng 11 Hình 2.5: Mô hình nghiên cứu 13 Hình 2.6: Qui trình tiến hành nghiên cứu 14 Chương 1 GIỚI THIỆU 1.1 Cơ sở hình thành đề tài Với sự phát triển không ngừng của kinh tế, văn hóa, xã hội và khoa học kỹ thuật đã tạo cho con người có mức sống ngày càng tăng, và nền kinh tế tri thức thực sự là mục tiêu của nhiều nước trên thế giới. Nhận thấy tầm quan trọng của giáo dục, vì thế ở nước ta nhiều trường lớp đã được xây dựng để đáp ứng nhu cầu học tập của người dân. Nói về trường Đại Học An Giang, thì hàng năm số lượng sinh viên tham gia vào học ở trường là rất nhiều, mà phần lớn là sinh viên đi học xa nhà nên phải tìm một chỗ ở thích hợp, đó có thể là ký túc xá, ở nhà người quen nhưng vẫn không đáp ứng nổi nhu cầu chỗ ở cho số luợng sinh viên quá lớn như vậy. Do đó, nhiều nhà trọ đã được xây dựng để thỏa mãn nhu cầu này, và đây cũng là lọai hình kinh doanh khá hấp dẫn (vì số lượng sinh viên theo học ở trường là khá đông, cụ thể năm học 2009-2010 trường có gần 11000 sinh viên các hệ chính quy và không chính quy) . Hiểu biết cặn kẽ hành vi thuê nhà trọ của sinh viên giúp cho các chủ nhà trọ có thể thay đổi để đáp ứng được nhu cầu ở trọ cho sinh viên và thu hút sinh viên đến thuê nhà trọ. Nghiên cứu hành vi thuê nhà trọ là nghiên cứu các cách thức mà mỗi sinh viên sẽ thực hiện và đưa ra quyết định thuê. Những hiểu biết về hành vi này thực sự có ý nghĩa đối với sinh viên, đề tài cung cấp cho chúng ta những hiểu biết về thuận lợi và khó khăn khi sinh viên đi thuê nhà trọ, đây còn là một biện pháp nghiên cứu thị trường cho việc kinh doanh nhà trọ: sinh viên cần những gì? Lựa chọn nhà trọ dựa trên những tiêu chí nào? . Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề nên tôi chọn đề tài “Nghiên cứu hành vi thuê nhà trọ của sinh viên Khoa kinh tế - QTKD ở trường Đại Học An Giang” để tạo hướng đi đúng và thúc đẩy sự phát triển cho hoạt động kinh doanh nhà trọ. Căn cứ vào cơ sở và các câu hỏi trên, mục tiêu đặt ra cho nghiên cứu như sau: 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ã Mô tả hành vi thuê nhà trọ của sinh viên khoa kinh tế - quản trị Kinh doanh, trường Đại Học An Giang. ã Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi thuê nhà trọ của sinh viên 1.3 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài là sinh viên khóa 8 khoa kinh tế - QTKD trường Đại Học An Giang, thời gian thực hiện từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2010. 1.4 Nội dung nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu hành vi thuê nhà trọ của sinh viên khoa kinh tế - QTKD trường Đại Học An Giang. 1.5 Phương pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện qua 2 bước: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ là sử dụng phương pháp thảo luận tay đôi để khai thác những vấn đề xung quanh đề tài nghiên cứu, từ đó phác thảo ra bản câu hỏi. Nghiên cứu chính thức: - Bước 1: Sử dụng bản câu hỏi đã phác thảo ở bước nghiên cứu sơ bộ để phỏng vấn thử nhằm hiệu chỉnh bản câu hỏi để đưa ra bản câu hỏi chính thức. - Bước 2: Tiến hành phỏng vấn chính thức thông qua bản câu hỏi đã hoàn chỉnh ở bước một với cỡ mẫu n= 80. Các dữ liệu sau khi thu thập sẽ được tổng hợp và xử lý với sự trợ giúp của phần mềm Excel. 1.6 Ý nghĩa nghiên cứu Kết quả nghiên cứu không những là nguồn thông tin hữu ích đối với ban lãnh đạo trường Đại Học An Giang mà còn giúp cho các dịch vụ nhà trọ xây dựng kế hoạch kinh doanh tốt hơn và làm tăng khả năng cạnh tranh về chất lượng của dịch vụ. a