Luận Văn Nghiên cứu hành vi sử dụng sim điện thoại khuyến mãi của sinh viên khóa 8 khoa kinh tế-qtkd trường đ

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT

    Đề tài “Nghiên cứu hành vi sử dụng sim điện thoại khuyến mãi của sinh viên khóa 8-khoa Kinh tế-QTKD, trường Đại Học An Giang ” được thực hiện với mục tiêu mô tả lại hành vi sử sim điện thoại khuyến mãi của sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế - QTKD trường Đại Học An Giang.

    Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai bước chính: Nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu chủ yếu sử dụng ba loại thang đo danh nghĩa, thang đo Likert và thang đo khoảng. Mẫu được lấy theo phương pháp thuận tiện với các tiêu chí như: Ngành học, giới tính, thu nhập. Cỡ mẫu dự kiến là 60. Dữ liệu được thu thập thông qua quá trình phỏng vấn trực tiếp bằng bản câu hỏi được thiết kế sẵn. Sau khi làm sạch, dữ liệu được phân tích bằng phương pháp thống kê mô tả để mô tả thông tin mẫu và quá trình ra quyết định mua hàng của sinh viên. Từ đó, đưa ra một số kiến nghị đến nhà cung cấp sim điện thoại khuyến mãi.

    Kết quả nghiên cứu phản ánh rằng phần đông sinh viên sử dụng sim điện thoại khuyến mãi là do giá sim khá rẻ giúp họ có thể tiết kiệm được chi tiêu. Có hai kênh mà sinh viên quan tâm nhất trong việc tìm kiếm thông tin về sim điện thoại khuyến mãi là do bạn bè giới thiệu và từ quảng cáo của các nhà cung cấp. Mức chi tiêu hàng tháng của đa số sinh viên cho sim điện thoại khuyến mãi hiện nay là 50 ngàn đồng/tháng. Đối với các tiêu chí của sim điện thoại khuyến mãi sinh viên cảm thấy hài lòng với các tiêu chí như: Tặng nhiều tiền, giá cước thấp và không hài lòng ở các tiêu chí như: Số thuê bao không đẹp và chất lượng đường truyền kém. Đánh giá nơi mua thì thấy rằng sinh viên thường mua sim điện thoại khuyến mãi ở các cửa hàng điện thoại di động và các chi nhánh của các nhà cung cấp.

    Sau khi tìm kiếm được các thông tin cần thiết và đo lường các lựa chọn thì sinh viên sẽ đưa ra quyết định cuối cùng trong việc chọn mua sản phẩm. Nhìn chung sim điện thoại khuyến mãi của Viettel được lựa chọn sử dụng nhiều hơn so với sim điện thoại khuyến mãi của các nhà cung cấp khác trong khi mạng Sfone và Beelive hầu như ít được sinh viên lựa chọn để sử dụng.

    Sau một thời gian sử dụng sim điện thoại khuyến mãi có 60% sinh viên cám thấy hài lòng với sim điện thoại khuyến mãi mà mình đang sử dụng tuy nhiên, mức độ ưa thích về sim điện thoại khuyến đang sử dụng của các bạn sinh viên chỉ có 44%. Điều này cho thấy sinh viên có xu hướng sẽ thay đổi sim khuyến mãi khi nó không còn tiền trong tài khoản, có 52% sinh viên trả lời có thay đổi và thời gian thay đổi trong vòng một tháng kể từ ngày bắt đầu sử dụng.

    Khi cảm thấy hài lòng sinh viên vẫn duy trì việc sử dụng sim điện thoại khuyến mãi trong tương lai (chiếm 92%) vì giá sim khá rẻ và còn giúp họ tiết kiệm được chi tiêu trong liên lạc so với sử dụng các sim điện thoại khuyến mãi thông thường và có đến 82% sinh viên sẽ giới thiệu cho bạn bè sử dụng sim điện thoại khuyến mãi mà mình đang sử dụng. Số ít sinh viên còn lại không có nhu cầu sử dụng sim điện thoại khuyến mãi trong tương lai (chiếm 8%) vì họ cho rằng sử dụng sim điện thoại khuyến mãi sẽ gây khó khăn cho họ trong việc liên lạc.

    Qua các kết quả phân tích như trên đề tài đưa ra một số kiến nghị đến nhà cung cấp là, cần quan tâm và chú trọng đến chất lượng dịch vụ, nên mở rộng thêm vùng phủ sóng, hạn chế các chương trình giảm giá sim, tặng tiền vào tài khoản. Thay vào đó có thể khuyến mãi vào thẻ nạp tiền hoặc trực tiếp vào phút nghe

    MỤC LỤC


    Danh mục các hình

    Danh mục bảng

    Danh mục các biểu đồ

    Chương 1 GIỚI THIỆU 1

    1.1 Cơ sở hình thành đề tài 1

    1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1

    1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 1

    1.4 Phương pháp nghiên cứu 2

    1.5 Ý nghĩa nghiên cứu 2

    1.6 Cấu trúc của bài nghiên cứu 2

    CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3

    2.1 Khái niệm hành vi mua của người tiêu dùng 3

    2.2 Mô hình hành vi mua của người tiêu dùng 3

    2.2.1 Các kích thích 3

    2.2.2 “Hộp đen” ý thức của người tiêu dùng 4

    2.2.3 Những phản ứng đáp lại của người tiêu dùng 4

    2.3 Những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng 4

    2.3.1 Các yếu tố về văn hóa 4

    2.3.2 Các nhân tố về xã hội 5

    2.3.3 Các nhân tố mang tính chất cá nhân 5

    2.3.4 Các yếu tố về tâm lý 6

    2.4 Quá trình ra quyết định mua 7

    2.5.Mô hình nghiên cứu 8

    2.6 Vài nét về sim điện thoại khuyến mãi 9

    2.7 Bảng giá các loại sim điện thoại khuyến mãi của các nhà cung cấp 9

    CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10

    3.1 Phương pháp nghiên cứu 10

    3.1.1 Tiến độ nghiên cứu 10

    3.1.2 Phương pháp phân tích 10

    3.1.3 Nguồn dữ liệu 11

    3.1.4 Quy trình nghiên cứu 11

    3.2 Mẫu nghiên cứu 12

    3.3 Thang đo 12

    CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 13

    4.1 Thông tin mẫu 13

    4.1.1 Giới tính 13

    4.1.2 Thu nhập 13

    4.1.3 Ngành học 14

    4.2 Quá trình ra quyết định mua sim điện thoại khuyến mãi của sinh viên 14

    4.2.1 Nhận thức nhu cầu 14

    4.2.2 Tìm kiếm thông tin 15

    4.2.3 Đo lường các lựa chọn 16

    4.2.4 Quyết định mua 19

    4.2.5 Hành vi sau mua 20

    4.3 Những thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng sim điện thoại khuyến mãi của sinh viên 23

    CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 26

    5.1 Kết luận 26

    5.2 Kiến nghị 27

    TÀI LIỆU THAM KHẢO 28

    PHỤ LỤC i

    Phụ lục 1 Bản câu hỏi phỏng vấn sơ bộ i

    Phụ lục 2 Bản câu hỏi phỏng vấn chính thức ii

    Phụ lục 3 Các bảng số liệu thống kê v

    DANH MỤC CÁC HÌNH


    Hình 2.1 Mô hình hành vi mua của người tiêu dùng 3

    Hình 2.2 Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng 4

    Hình 2.3 Quá trình ra quyết định mua 7

    Hinh 2.4 Mô hình nghiên cứu hành vi người tiêu dùng 8

    Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu 11

    DANH MỤC BẢNG


    Bảng 3.1 Tiến độ các bước nghiên cứu 10

    DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ


    Biểu đồ 4.1 Cơ cấu giới tính 13

    Biểu đồ 4.2 Cơ cấu thu nhập 13

    Biểu đồ 4.3 Cơ cấu ngành học 14

    Biểu đồ 4.4 Lý do sử dụng sim điện thoại khuyến mãi 15

    Biểu đồ 4.5 Nguồn thông tin nhận biết 16

    Biểu đồ 4.6 Mức độ hài lòng về các tiêu chí sim điện thoại khuyến mãi 17

    Biểu đồ 4.7 Chi tiêu hàng tháng cho việc sử dụng sim điện thoại khuyến mãi 18

    Biểu đồ 4.8 Địa điểm mua sim điện thoại khuyến mãi 18

    Biểu đồ 4.9 Các loại sim điện thoại khuyến mãi sinh viên từng sử dụng 19

    Biểu đồ 4.10 Số lượng sim điện thoại khuyến mãi sinh viên đang sử dụng 20

    Biểu đồ 4.11 Mức độ hài lòng của sinh viên đối với sim điện thoại khuyến mãi 20

    Biểu đồ 4.12 Mức độ thường xuyên thay đổi sim điện thoại khuyến mãi 21

    Biểu đồ 4.13 Thời gian thay đổi sim điện thoại khuyến mãi 21

    Biểu đồ 4.14 Mức độ ưa thích đối với sim điện thoại khuyến mãi đang sử dụng 22

    Biểu đồ 4.15 Tiếp tục sử dụng sim điện thoại khuyến mãi trong tương lai 22

    Biểu đồ 4.16 Giới thiệu sim điện thoại khuyến mãi cho bạn bè sử dụng 23

    Biểu đồ 4.17 Những thuận lợi khi sử dụng sim điện thoại khuyến mãi của sinh viên. 24

    Biểu đồ 4.18 Những khó khăn khi sử dụng sim điện thoại khuyến mãi của sinh viên.24

    Chương 1. CHƯƠNG TỔNG QUÁT


    1.1 Cơ sở hình thành đề tài

    Mỗi người trong chúng ta, ai cũng có những nhu cầu cần được đáp ứng, trong đó nhu cầu về thông tin liên lạc là không thể thiếu trong đời sống hiện nay. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ nhất là trong lĩnh vực công nghệ thông tin nhu cầu đó của chúng ta được đáp ứng bằng những chiếc điện thoại di động.

    Trong thông tin liên lạc, điện thoại di động giúp kết nối mọi người một cách nhanh chóng và dễ dàng từ miền đồng bằng đến những miền núi xa xôi, rút ngắn khoảng cách giữa các vùng. Cho dù bạn đang ở bất cứ nơi đâu miễn là trong vùng phủ sóng, bạn đều có thể liên lạc được với bạn bè, người thân. Chính từ những tiện ích này, chiếc điện thoại di động đã trở thành một vật quen thuộc và được sử dụng rộng rãi, trở thành một vật rất cần thiết đối với mỗi người. Với chiếc điện thoại mà mọi người đang sở hữu, thì việc lựa chọn cho mình một mạng điện thoại phù hợp là cần thiết.

    Mặt khác, ở Việt Nam hiện có khá nhiều nhà cung cấp sim điện thoại đang cạnh tranh gay gắt. Để gia tăng tính cạnh tranh các nhà cung cấp sim điện thoại này đã không ngừng đưa ra những chiến lược quảng cáo nhằm gia tăng số thuê bao di động cũng như thị phần của mình và trong đó có hình thức sim khuyến mãi. Để tiết kiệm tiền và để có thể đàm thoại lâu hơn với gia đình, bạn bè, người thân không ít các bạn sinh viên đã và đang có nhu cầu sử dụng hình thức sim điện thoại khuyến mãi này.

    Hiện nay, số lượng các bạn sinh viên sử dụng sim khuyến mãi không phải là ít và để khai thác thị trường đầy tiềm năng này thậm chí một số nhà cung cấp sim điện thoại đã cung ứng dịch vụ sim miễn phí cho các bạn sinh viên để khuyến khích các bạn sinh viên sử dụng dịch vụ của mình đồng thời hướng các bạn trở thành những khách hàng thân thiết trong tương lai.

    Để hiểu rõ thêm về hành vi của sinh viên trong việc sử dụng sim điện thoại khuyến mãi là như thế nào? Tôi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu hành vi sử dụng sim điện thoại khuyến mãi của sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế-QTKD, trường Đại Học An Giang” để nghiên cứu.

    1.2 Mục tiêu nghiên cứu

    - Mô tả hành vi sử dụng sim khuyến mãi của sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế-QTKD trường Đại Học An Giang.

    - Đề xuất một số giải pháp nhằm giúp các nhà cung cấp sim điện thoại khuyến mãi nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của sinh viên.

    1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

    - Đối tượng nghiên cứu: Sinh viên trường Đại Học An Giang đã và đang sử dụng sim khuyến mãi.

    - Thời gian thực hiện đề tài: Từ ngày 21/02/2010 đến ngày 24/05/2010.

    - Không gian nghiên cứu: Sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế-QTKD trường Đại Học An Giang.

    - Nội dung nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung vào nghiên cứu về hành vi sử dụng dịch vụ sim khuyến mãi của các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại trong nước của các bạn sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế-QTKD trường Đại Học An Giang.

    1.4 Phương pháp nghiên cứu

    Quá trình nghiên cứu được thực hiện qua 2 bước – nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.

    Nghiên cứu sơ bộ: Sử dụng phương pháp thảo luận tay đôi từ 3 đến 5 bạn sinh viên xung quanh các vấn đề về các cơ sở lý thuyết hành vi tiêu dùng và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng để phác thảo bản câu hỏi.

    Nghiên cứu chính thức: Gồm 2 giai đoạn.

    Giai đoạn 1: Tiến hành phỏng vấn thử từ 3 đến 5 bạn sinh viên nhằm kiểm định lại ngôn ngữ và cấu trúc trình bày của bản câu hỏi phỏng vấn.

    Giai đoạn 2: Thực hiện phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu thông qua bản câu hỏi đã được điều chỉnh ở giai đoạn 1 với cỡ mẫu dự kiến là 60.

    1.5 Ý nghĩa nghiên cứu

    Qua kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cho thấy được hành vi sử dụng sim khuyến mãi của các bạn sinh viên hiện nay từ đó giúp các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại có những chiến lược phù hợp trong tương lai để gia tăng chất lượng phục vụ, hạn chế tình trạng thuê bao ảo.

    1.6 Cấu trúc của bài nghiên cứu

    Chương 1: Chương tổng quan- Cơ sở hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa đề tài và cấu trúc của bài nghiên cứu.

    Chương 2: Cơ sở lý thuyết - Trình bày các lý thuyết về hành vi, quá trình ra quyết định mua của người tiêu dùng, vài nét về sim khuyến mãi và bảng giá sim khuyến mãi của một số nhà cung cấp.

    Chương 3: Phương pháp nghiên cứu-Trình bày cách chọn lựa phương pháp nghiên cứu thích hợp để thu thập dữ liệu và đề ra quy trình nghiên cứu.

    Chương 4: Kết quả nghiên cứu-Trình bày kết quả nghiên cứu sau khi đã phân tích, tổng hợp từ dữ liệu thu được.

    Chương 5: Kết luận và kiến nghị-Trình bày tóm tắt kết quả thu được sau đó đưa ra những kết luận và kiến nghị.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...