Luận Văn Nghiên cứu hành vi sử dụng điện thoại di động tại huyện chợ mới

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Nghiên cứu hành vi sử dụng điện thoại di động tại huyện chợ mới



    TÓM TẮT
    -------------------------------------

    Với nền kinh tế phát triển như hiện nay đã kéo theo sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các cửa hàng kinh doanh điện thoại di động hay doanh nghiệp, do đó để có thể tồn tại và đứng vững trên thị trường thì phải luôn theo sát xu hướng phát triển của thị trường. Vì vậy, việc nghiên cứu hành vi người tiêu dùng là việc làm cần thiết và có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ đến các nhà sản xuất, doanh nghiệp, các cửa hàng trong việc thiết lập các kế hoạch bán hàng, kế hoạch kinh doanh để có thể đưa ra thị trường những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Nó cũng giúp cho các nhà sản xuất, các doanh nghiệp, các cửa hàng điện thoại di động hiểu được tâm lý khách hàng để đưa ra những chiến lược marketing đúng đắn và hiệu quả.
    Quá trình nghiên cứu của đề tài dựa trên cơ sở lý thuyết về hành vi người tiêu dùng, bao gồm: quá trình thông qua quyết định mua hàng và những yếu tố tác động đến hành vi mua hàng.
    Đề tài được tiến hành theo 2 bước:
    - Bước 1: Nghiên cứu sơ bộ
    Dùng kỹ thuật phỏng vấn bằng bản câu hỏi phác thảo với cỡ mẫu là 10 người. Nội dung thảo luận xoay quanh những vấn đề liên quan đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Từ những dữ liệu thu thập được sẽ tiến hành hiệu chỉnh bản câu hỏi phác thảo, sau khi hiệu chỉnh sẽ cho ra bản câu hỏi chính thức.
    - Bước 2: Nghiên cứu chính thức
    Tiến hành bằng cách phỏng vấn trực tiếp bằng bản câu hỏi chính thức với cỡ mẫu là 60 người.
    Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được mã hoá làm sạch, xử lý bằng phần mềm Excel, sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích.




    MỤC LỤC

    Chương 1. Giới thiệu 1
    1.1. Cơ sở hình thành đề tài 1
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1
    1.3. Phạm vi nghiên cứu 2
    1.4. Phương pháp nghiên cứu 2
    1.5. Ý nghĩa nghiên cứu 2
    1.6. Kết cấu đề tài 2

    Chương 2. Cơ sở lý thuyết về hành vi người tiêu dùng 4
    2.1. Định nghĩa hành vi người tiêu dùng 4
    2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng 4
    2.2.1. Những yếu tố trình độ văn hóa 4
    2.2.2. Những yếu tố mang tính chất xã hội 5
    2.2.3. Các yếu tố mang tính chất cá nhân 6
    2.2.4. Các yếu tố mang tính chất tâm lý 6
    2.3. Quá trình thông qua quyết định mua hàng 8
    2.3.1. Nhận thức nhu cầu 9
    2.3.2. Tìm kiếm thông tin 9
    2.3.3. Đánh giá các phương án 9
    2.3.4. Quyết định mua 9
    2.3.5. Hành vi sau khi mua 10
    2.4. Mô hình nghiên cứu 10

    Chương 3. Phương pháp nghiên cứu 12
    3.1. Thiết kế nghiên cứu 12
    3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu 12
    3.2.1 Dữ liệu sơ cấp 12
    3.2.2 Dữ liệu thứ cấp 13
    3.3. Thang đo 13
    3.4. Mẫu .13
    3.5. Quy trình nghiên cứu 14


    Chương 4. Kết quả nghiên cứu 15
    4.1. Thông tin mẫu 15
    4.2. Hành vi tiêu dùng 16
    4.2.1. Nhận thức nhu cầu 16
    4.2.2. Tìm kiếm thông tin 18
    4.2.3. Đánh giá các phương án 19
    4.2.4. Quyết định mua 24
    4.2.5. Hành vi sau mua 28

    Chương 5. Kết luận và kiến nghị 31
    5.1. Kết luận 31
    5.1.1. Nhận thức nhu cầu 31
    5.1.2. Tìm kiếm thông tin 31
    5.1.3. Đánh giá các phương án 31
    5.1.4. Quyết định mua 31
    5.1.5. Hành vi sau mua 31
    5.2. Kiến nghị 31

    Tài liệu tham khảo 33
    Phụ lục: Bản câu hỏi phỏng vấn i

    DANH MỤC HÌNH & CHỮ VIẾT TẮT

    DANH MỤC HÌNH

    Hình 2.1 – Mô hình chi tiết hành vi của người mua 4
    Hình 2.2 – Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người mua 8
    Hình 2.3 – Quá trình thông qua quyết định mua hàng 8
    Hình 2.4 – Mô hình nghiên cứu 10
    Hình 2.5 – Quy trình nghiên cứu của đề tài 14



    DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

    Biểu đồ 4.1 – Cơ cấu giới tính 15
    Biểu đồ 4.2 – Cơ cấu thu nhập 15
    Biểu đồ 4.3 – Cơ cấu loại ĐTDĐ đang sử dụng 16
    Biểu đồ 4.4 – Lý do chọn loại ĐTDĐ đang dùng 17
    Biểu đồ 4.5 – Mục đích sử dụng ĐTDĐ 18
    Biểu đồ 4.6 – Nguồn thông tin tham khảo 19
    Biểu đồ 4.7 – Mức độ đồng ý về ĐTDĐ đã và đang sử dụng 20
    Biểu đồ 4.8 – Mức độ đồng ý về ĐTDĐ mà bạn yêu thích 21
    Biểu đồ 4.9 – Mức độ quan tâm về ĐTDĐ đã và đang sử dụng 22
    Biểu đồ 4.10 – Mức độ quan tâm về ĐTDĐ mà bạn muốn mua 23
    Biểu đồ 4.11 – Mức độ quan trọng về ĐTDĐ mà bạn muốn mua 24
    Biểu đồ 4.12 – Địa điểm mua ĐTDĐ . 24
    Biểu đồ 4.13 – Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua 25
    Biểu đồ 4.14 – Người quyết định khi mua ĐTDĐ 26
    Biểu đồ 4.15 – Tiêu chí ưu tiên khi mua ĐTDĐ 26
    Biểu đồ 4.16 – Giá mua ĐTDĐ . 27
    Biểu đồ 4.17 – Mức độ hài lòng của người dân huyện Chợ Mới 28
    Biểu đồ 4.18 – Hành vi của người dân huyện Chợ Mới khi chất lượng ĐTDĐ
    Không đáp ứng kỳ vọng 28
    Biểu đồ 4.19 – Trường hợp thay đổi loại ĐTDĐ 28


    CHỮ VIẾT TẮT

    ĐTDĐ: Điện thoại di động


    Chương 1. GIỚI THIỆU

    1.1. Cơ sở hình thành đề tài
    Trong quá trình hội nhập hiện nay nền kinh tế Việt Nam ngày càng năng động và phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, thu nhập cũng tăng cao. Từ đó, nhu cầu của họ cũng ngày càng phát triển hơn, với những đòi hỏi về những sản phẩm có chất lượng tốt hơn, đặc biệt là các sản phẩm được xem là những mặt hàng thiết yếu trong sinh hoạt hàng ngày. Trước những nhu cầu, đòi hỏi và thay đổi tiêu dùng của người dân, các nhà sản xuất đã không ngừng tung ra thị trường những sản phẩm mới, kiểu dáng đẹp, bao bì và đóng gói hấp dẫn, chất lượng sản phẩm được nâng cao để bắt kịp với xu hướng của thị trường hiện nay.
    Do xã hội ngày càng phát triển, xu hướng người tiêu dùng thay đổi đáng kể, nhu cầu về sản phẩm, trong đó có điện thoại di động ngày càng đa dạng và phong phú và với sự xuất hiện của nhiều cửa hàng, siêu thị bán lẻ điện thoại di động, mặt hàng này đã trở thành một mặt hàng tiêu dùng thông thường phù hợp cho nhiều đối tượng trong việc truyền tải thông tin cần thiết để kết nối với nhau, chia sẻ với nhau mọi lúc mọi nơi trong cuộc sống hằng ngày như ăn, mặc, ở Mỗi đối tượng khi thực hiện hành vi mua hàng của mình sẽ chịu tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau. Nghiên cứu hành vi tiêu dùng là yêu cầu đặt ra của việc đánh giá hành vi của người tiêu dùng.
    Trên thị trường hiện nay không chỉ có một loại ĐTDĐ duy nhất mà có rất nhiều loại ĐTDĐ khác nhau như: Nokia, Sony Erricsson và Samsung, , mỗi loại có chất lượng, mẫu mã, giá cả và kiểu dáng khác nhau. Để biết được yếu tố nào ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của người dân huyện Chợ Mới thì cần phải nghiên cứu hành vi tiêu dùng của người dân huyện Chợ Mới. Từ đó hiểu rõ hơn mức độ nhận biết, mức độ tin tưởng, sự cảm nhận và sự ủng hộ của người dân huyện chợ mới nói riêng và người tiêu dùng nói chung với một loại điện thoại di động nào đó trên thị trường hiện nay. Ngoài ra, nghiên cứu “ Hành vi sử dụng điện thoại di động tại Huyện Chợ Mới ” giúp cho các nhà sản xuất, doanh nghiệp, các cửa hàng ĐTDĐ biết được nhu cầu cũng như xu hướng tiêu dùng của họ, từ đó mà doanh nghiệp có thể đưa ra những chiến lược, những kế hoạch marketing hợp lý để thu hút khách hàng nhằm tăng doanh thu.

    1.2. Mục tiêu nghiên cứu
    Mục tiêu chung của đề tài là đưa ra được các thông tin liên quan đến hành vi tiêu dùng điện thoại di động và các yếu tố có ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng điện thoại di động của người dân huyện Chợ Mới.
    Mục tiêu cụ thể:
    - Mô tả mức độ nhận biết thông tin và đánh giá của người dân huyện chợ mới về điện thoại di động.
    - Tìm hiểu các yếu tố tác động đến việc lựa chọn và tiêu dùng điện thoại di động của người dân huyện Chợ Mới.
    - Đưa ra đề xuất giúp cho các nhà sản xuất, doanh nghiệp, các cửa hàng kinh doanh điện thoại di động đáp ứng kịp thời những loại điện thoại di động theo những tiêu chí của người dân nhằm tăng doanh số bán.

    1.3. Phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu: Người dân huyện Chợ Mới.
    - Thời gian thực hiện đề tài: Nghiên cứu được dự kiến trong tháng 6, tháng 7 trong năm 2011
    - Không gian nghiên cứu: Do yếu tố về thời gian và kinh phí không cho phép nên chọn người dân huyện Chợ Mới để nghiên cứu.
    - Nội dung nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu hành vi tiêu dùng ĐTDĐ của người dân huyện Chợ Mới.

    1.4. Phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp thu thập dữ liệu:
    + Dữ liệu sơ cấp: sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp 10 người bằng bảng câu hỏi phác thảo. Bảng câu hỏi này đã qua thảo luận tay đôi và phỏng vấn thử để điều chỉnh đưa ra bảng câu hỏi chính thức hoàn chỉnh với cỡ mẫu là 60 người.
    + Dữ liệu thứ cấp: được thu thập chủ yếu từ các nguồn dữ liệu trên internet, sách báo, các chuyên đề của khóa trước và những thông tin có liên quan đến đề tài nghiên cứu và sử dụng các số liệu thống kê về dân số, nghề nghiệp, độ tuổi, nhà ở của người dân huyện chợ mới ngày 26 tháng 04 năm 2011 trên website bách khoa toàn thư và website huyện chợ mới nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu này.
    - Phương pháp xử lý số liệu: các số liệu thu thập từ việc phỏng vấn sẽ được làm sạch, loại bỏ những biến không cần thiết. Công việc tiếp theo là tiến hành mã hóa và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0 và Microsoft Excel 2003. Sau đó tiến hành phân tích các nội dung nghiên cứu hành vi bằng thống kê mô tả, phương pháp này rất dễ hiểu và có tầm khái quát cao, phù hợp với đề tài nghiên cứu này.
    - Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện.

    1.5. Ý nghĩa nghiên cứu
    Kết quả nghiên cứu của đề tài là nguồn thông tin tham khảo cho các cửa hàng ĐTDĐ trong việc tìm hiểu hành vi tiêu dùng ĐTDĐ của người tiêu dùng nói chung và người dân huyện Chợ Mới nói riêng trong việc xây dựng, bổ sung các kế hoạch bán hàng, kế hoạch marketing và thiết lập chiến lược kinh doanh dài hạn.

    1.6. Kết cấu đề nghiên cứu
    Nội dung nghiên cứu của đề tài gồm có 5 chương:
    Chương 1. Giới thiệu
    Trong chương này giới thiệu về cơ sở hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa nghiên cứu của đề tài.
    Chương 2. Cơ sở lý thuyết về hành vi người tiêu dùng
    Chương này sẽ trình bày khái niệm về hành vi người tiêu dùng, những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng, quá trình thông qua quyết định mua hàng và mô hình nghiên cứu.
    Chương 3. Phương pháp nghiên cứu
    Trong chương này sẽ trình bày các nội dung: thiết kế nghiên cứu, phương pháp thu thập dữ liệu, thang đo, cỡ mẫu, phương pháp chọn mẫu và quy trình nghiên cứu của đề tài.
    Chương 4. Kết quả nghiên cứu
    Trình bày kết quả nghiên cứu được về hành vi tiêu dùng điện thoại di động của người dân huyện Chợ Mới.
    Chương 5. Kết luận và kiến nghị
    Rút ra kết luận từ kết quả nghiên cứu và đưa ra kiến nghị.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...