Luận Văn Nghiên cứu hành vi của trẻ mẫu giáo có phong cách nhận thức khác nhau trong hoạt động vui chơi

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
    1.1. Hoạt động vui chơi (HĐVC) được coi là hoạt động chủ đạo của trẻ em
    lứa tuổi mẫu giáo (3 - 6 tuổi). HĐVC tạo ra những biến đổi về chất trong tâm lý
    của trẻ. HĐVC còn là phương tiện giáo dục trẻ toàn diện. Khi tham gia vào các
    trò chơi, trẻ em ở cùng một độ tuổi, trong cùng một giai đoạn phát triển tâm lý,
    thể hiện các hành vi (HV) phong phú và không hoàn toàn giống nhau. Quan sát
    hành vi của trẻ em trong vui chơi, xu hướng lựa chọn các loại trò chơi khác nhau,
    phản ứng với các tác động bên ngoài và trải nghiệm các sắc thái cảm xúc của trẻ
    cho thấy những khác biệt cá nhân rõ rệt giữa trẻ về tính tích cực, tính linh hoạt,
    tính cảm xúc ở các hành vi. Ví dụ, một số trẻ có xu hướng thích chơi các trò chơi
    vận động, xếp hình, trong khi một số khác lại thích chơi các trò chơi đóng vai.
    Hay có trẻ thích chơi cùng bạn bè, lại có trẻ thích chơi một mình. Hiểu và giải
    thích được sự khác biệt cá nhân về hành vi trong HĐVC của trẻ có ý nghĩa đặc
    biệt quan trọng trong công tác tổ chức hướng dẫn trẻ chơi.
    Việc nghiên cứu lý luận cho thấy sự khác biệt cá nhân trong hành vi của
    trẻ được qui định bởi sự tác động của nhiều yếu tố. Một trong các yếu tố đó là
    phong cách nhận thức (PCNT) của trẻ. Do đó việc tìm hiểu HV của trẻ có PCNT
    khác nhau trong HĐVC là thiết thực và cần thiết. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp các
    nhà giáo dục phát hiện ra con đường phát triển HĐVC của cá nhân mỗi trẻ, từ đó
    tìm ra các biện pháp hướng dẫn HĐVC phù hợp để mỗi trẻ có thể phát triển nhân
    cách và tâm lý một cách tích cực nhất, phù hợp với PCNT của trẻ .
    1.2. Phong cách nhận thức, đối tượng nghiên cứu của tâm lý học, được
    miêu tả là cách thức ổn định đặc trưng của cá nhân trong hoạt động nhận thức.
    PCNT tuy không liên quan trực tiếp đến nội dung và trình độ nhận thức của cá
    nhân, nhưng những khác biệt cá nhân trong tổ chức, cấu trúc và hình thức nhận
    thức ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động nhận thức nói riêng và hoạt động tâm lý
    nói chung của con người. Hiểu biết về PCNT của trẻ em không chỉ có ý nghĩa
    quan trọng đối với lĩnh vực lý luận về sự khác biệt cá nhân trong tâm lý học mà
    còn có ý nghĩa thực tiễn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ.
    Trong giáo dục mầm non (GDMN), cách tiếp cận chương trình phù hợp với
    sự phát triển của trẻ nhận được sự đồng tình của đông đảo các nhà tâm lý học và
    giáo dục học trên thế giới. Chương trình theo hướng này thừa nhận sự khác biệt
    cá nhân trong PCNT, phong cách học tập, trong sự phát triển năng lực, hứng thú,
    cách thức, thời gian, nhịp độ và tốc độ phát triển tâm lý của cá nhân mỗi trẻ. Kiến
    thức về PCNT của trẻ cho phép tạo ra sự phù hợp tối ưu giữa trẻ và nhà giáo dục,
    trẻ và nguồn học liệu, trẻ và phương pháp giáo dục - dạy học.
    1.3. PCNT trở thành đối tượng nghiên cứu của tâm lý học hơn 6 thập kỷ
    qua và hiện nay vẫn tiếp tục thu hút sự quan tâm của các nhà tâm lý học. Tuy
    nhiên, trong lĩnh vực này vẫn tồn tại nhiều vấn đề tranh cãi. Có thể liệt kê những
    vấn đề nhạy cảm trong nghiên cứu PCNT sau: (1) không nhất quán trong khái
    niệm; (2) chưa thật rõ ràng trong phân biệt PCNT với các cấu trúc tâm lý khác
    như năng lực, xu hướng, cảm xúc; và (3) phương pháp đo lường các thành tố tâm
    lý biểu hiện của PCNT. Tương tự như vậy, lý luận về trò chơi xuất hiện trong các
    tác phẩm của các nhà khoa học từ thế kỷ 19, nhưng cho đến nay, khái niệm, bản
    1
    chất HĐVC chưa bao giờ được thống nhất. Một vài vấn đề chưa được quan tâm
    thích đáng như đặc điểm vi mô của HĐVC cũng như sự khác biệt cá nhân trong
    hành vi chơi của trẻ em. Đặc biệt, hệ thống các công trình nghiên cứu về PCNT
    và HĐVC của trẻ em cho thấy vấn đề cụ thể về mối quan hệ giữa PCNT và hành
    vi của trẻ trong HĐVC ít được đề cập tới, nhất là ở Việt Nam.
    Mặt khác, thực tiễn GDMN ở Việt Nam hiện nay cho thấy bậc học đã và
    đang đổi mới mục tiêu, nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục trẻ. Một
    trong những phương hướng quan trọng của mục tiêu đổi mới là từng bước thực
    hiện quan điểm giáo dục, dạy học hướng vào trẻ, tôn trọng nhu cầu, hứng thú,
    tính tích cực và những khác biệt cá nhân của mỗi trẻ. Đổi mới tổ chức HĐVC cho
    trẻ ở các trường mầm non (MN) cũng không nằm ngoài định hướng này.
    Đề tài: "Nghiên cứu hành vi của trẻ mẫu giáo có phong cách nhận thức
    khác nhau trong hoạt động vui chơi" được chọn và nghiên cứu xuất phát từ các
    cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và bối cảnh Việt Nam đã nêu trên.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Đề tài nhằm mục đích xác định PCNT độc lập và PCNT phụ thuộc tương
    đối vào trường nhận thức (PCNT ĐL và PCNT PT) và hành vi trong HĐVC của
    trẻ em mẫu giáo; làm bộc lộ sự khác biệt cá nhân về hành vi của trẻ có PCNT ĐL
    (trẻ ĐL) và trẻ có PCNT PT (trẻ PT) trong trò chơi đóng vai theo chủ đề
    (TCĐVTCĐ). Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp hướng dẫn HĐVC của trẻ
    ĐL và trẻ PT nhằm phát triển các hành vi chơi của trẻ theo hướng tích cực.
    3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu: Hành vi trong HĐVC của trẻ em mẫu giáo có
    PCNT độc lập và PCNT phụ thuộc tương đối vào trường nhận thức.
    3.2. Khách thể nghiên cứu: Trẻ em mẫu giáo 3 - 6 tuổi ở các lớp mẫu giáo
    thành phố Hà Nội. Khách thể nghiên cứu bao gồm 236 trẻ.
    4. Phạm vi nghiên cứu
    Đề tài chỉ nghiên cứu biểu hiện sự khác biệt cá nhân trong HV của trẻ mẫu
    giáo có PCNT ĐL và PCNT PT khi tham gia vào các TCĐVTCĐ. Các HV được
    nghiên cứu là (1) quan hệ xã hội (QHXH), quan hệ cá nhân với giáo viên
    (QHGV) và quan hệ cá nhân với bạn bè (QHBB); (2) hành vi tượng trưng: Sử
    dụng vật thay thế (VTT), thực hiện hành động tượng trưng (HĐTT), tạo tình
    huống tưởng tượng (THTT) và đóng vai (ĐV); và (3) vai trò thủ lĩnh (VTTL).
    5. Giả thuyết khoa học
    Trẻ mẫu giáo đã có biểu hiện PCNT cá nhân theo hướng độc lập tương đối
    hoặc phụ thuộc tương đối vào trường nhận thức. Trẻ có PCNT ĐL và trẻ có
    PCNT PT sẽ có những biểu hiện hành vi ở các mức độ khác nhau khi tham gia
    vào các TCĐVTCĐ trong HĐVC. Trong tổ chức HĐVC, nếu tác động bằng các
    biện pháp phân hóa, phù hợp với PCNT của trẻ thì hành vi chơi của trẻ sẽ thay
    đổi và phát triển theo hướng tích cực, có lợi.
    6. Nhiệm vụ nghiên cứu
    6.1. Xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu hành vi của trẻ mẫu giáo có phong
    cách nhận thức khác nhau trong hoạt động vui chơi.
    6.2. Xác định rõ phong cách nhận thức độc lập, phong cách nhận thức phụ
    thuộc của trẻ và hành vi của trẻ tương ứng với PCNT đó trong TCĐVTCĐ.
    2
    6.3. Đề xuất và tổ chức thực nghiệm tác động một số biện pháp phát triển
    hành vi chơi của trẻ có PCNT ĐL và trẻ có PCNT PT trong các TCĐVTCĐ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...