Luận Văn Nghiên cứu hành vi chọn lựa giống lúa của nông dân huyện Thoại Sơn - An Giang

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Mit Barbie, 9/1/12.

  1. Mit Barbie

    Mit Barbie New Member

    Bài viết:
    2,273
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

    1.1 Lý do chọn đề tài

    Sản phẩm lúa gạo của Việt Nam trong những năm gần đây không chỉ tăng nhanh về số lượng mà chất lượng ngày càng được nâng cao nhằm đáp ứng nhu cầu khó tính của khách hàng. Kết hợp với các chủ trương của Nhà nước, ngày 28/7/2004 UBND tỉnh An Giang đã ban hành Kế hoạch số 23/KH-UB (nguồn: báo cáo tình hình sản xuất lúa của huyện Thoại Sơn năm 2005) về phát động thi đua thực hiện chương trình sản xuất lúa chất lượng cao. Kế hoạch này đã nâng cao sự nhận thức của nông dân về việc sử dụng các giống lúa phù hợp với tình hình thời tiết, thổ nhưỡng của địa phương cho năng suất cao và chất lượng gạo tốt.

    Năng suất của việc canh tác lúa phụ thuộc vào 7 yếu tố chủ yếu:1) khí hậu và các điều kiện khí tượng trong năm. 2) chất lượng của cánh đồng, đất và nước tưới. 3) phương pháp canh tác. 4) việc ứng dụng phân bón và sử dụng những chất hóa học phòng ngừa, diệt cỏ dại và sâu bệnh. 5) Giống lúa và chất lượng hạt giống. 6) mức độ hao hụt khi thu hoạch và công tác xử lý sau thu hoạch. 7) các điều kiện sản xuất và các yếu tố tổ chức sản xuất. Với điều kiện sản xuất bình thường trong cùng một địa phương thì giống lúa có vai trò rất quan trọng quyết định năng suất và phẩm chất của hạt lúa khi thu hoạch.

    Hiện nay có rất nhiều giống lúa trên thị trường thì việc lựa chọn một giống lúa phù hợp với diện tích canh tác, mùa vụ và thời tiết khí hậu là rất quan trọng. Để nâng cao chất lượng lúa cũng như giá bán thì có rất nhiều phương pháp nhưng đầu tiên thì phải bắt đầu với khâu chọn giống. Chọn được giống phù hợp cùng với kỹ thuật chăm sóc tốt sẽ cho năng suất cao, đem lại hiệu quả kinh tế cho nông dân. Từ đó tăng thêm thu nhập và nâng cao dần mức sống cho bà con. Do đó," nghiên cứu hành vi chọn giống lúa của nông dân" là rất cần thiết cho việc thu thập thông tin về tình hình sản xuất lúa của huyện. Bên cạnh đó kết quả nghiên cứu có thể là tài liệu tham khảo trong quá trình quy hoạch các vùng nguyên liệu gạo cho phù hợp với từng địa phương với hiệu quả kinh tế cao nhất.

    1.2 Mục tiêu nghiên cứu

    Mục tiêu chung của đề tài là đưa ra được các thông tin liên quan đến hành vi chọn giống của nông dân và các yếu tố có ảnh hưởng đến hành vi chọn giống của nông dân huyện Thoại Sơn.

    Mục tiêu cụ thể bao gồm:

    - Nêu lên tình hình sử dụng giống hiện nay của nông dân Thoại Sơn.

    - Mô tả hành vi chọn giống của nông dân huyện Thoại Sơn.

    - Rút ra được các tiêu chí mà nông dân mong đợi đối với giống lúa.

    MỤC LỤC
    Trang
    Chương 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1
    1.1 Lý do chọn đề tài 1
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1
    1.3 Phạm vi nghiên cứu 2
    1.4 Phương pháp nghiên cứu 2
    1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu 2
    1.4.2 Phương pháp xử lý số liệu 2
    1.5 Ý nghĩa thực tiễn 2
    1.6 Hạn chế của đề tài 2
    Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3
    2.1 Giới thiệu 3
    2.2 Hành vi tiêu dùng 3
    2.3.Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm 4
    2.3.1 Yếu tố văn hóa 4
    2.3.2 Yếu tố xã hội 5
    2.3.3 Yếu tố cá nhân 6
    2.3.4 Yếu tố tâm lý 7
    2.4 Quá trình quyết định mua hàng 9
    2.4.1 Ý thức nhu cầu 9
    2.4.2 Tìm kiếm thông tin 10
    2.4.3 Đánh giá các phương án mua hàng 10
    2.4.4 Quyết định mua hàng 10
    2.4.5 Hành vi sau khi mua 11
    2.5 Giải thích từ ngữ 11
    Chương 3 MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
    3.1 Giới thiệu 12
    3.2 Mô hình nghiên cứu 12
    3.3 Thiết kế nghiên cứu 13
    3.3.1 Nghiên cứu sơ bộ 13
    3.3.2 Nghiên cứu chính thức 13
    3.4 Kết quả nghiên cứu sơ bộ 15
    3.4.1 Nhận thức nhu cầu 15
    3.4.2 Ra quyết định 16
    3.5 Thang đo các biến phân tích 18
    3.6 Kết quả nghiên cứu chính thức 19
    Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 21
    4.1 Giới thiệu 21
    4.2 Hành vi chọn lựa giống của nông dân 21
    4.2.1 Ý thức nhu cầu 21
    4.2.2 Tìm kiếm thông tin 24
    4.2.3 Đánh giá 25
    4.2.4 Ra quyết định 27
    4.2.5 Hành vi sau khi chọn lựa 33
    Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 36
    5.1 Kết luận về hành vi chọn giống của nông dân huyện Thoại Sơn 36
    5.2 Kiến nghị 37
    5.2.1 Đối với chính quyền địa phương 37
    5.2.2 Đối với trung tâm giống và các hộ chuyên sản xuất và cung cấp giống 37
    5.2.3 Đối với các nông hộ 38
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...