Thạc Sĩ Nghiên cứu góp phần hoàn thiện hệ thống cây trồng hàng năm theo hướng sử dụng hợp lý tài nguyên khí

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 23/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Nghiên cứu góp phần hoàn thiện hệ thống cây trồng hàng năm theo hướng sử dụng hợp lý tài nguyên khí hậu tại huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên
    Mô tả bị lỗi font vài chữ, file tài liệu thì bình thường

    Mục lục
    Lời cam đoan i
    Lời cảm ơn ii
    Mục lục iii
    Danh mục các chữ viết tắt v
    Danh mục bảng vi
    Danh mục hình vii
    1 Mở đầu 1
    1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
    1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài 2
    1.3 ýnghĩa của đề tài 3
    2 Tổng quan tài lệu 4
    2.1 Lý thuyết hệ thống cây trồng 4
    2.2 Tình hình nghiên cứu về hệ thống cây trồng trong nước và ngoài nước 14
    2.3 ảnh hưởng của điều kiện khí hậu đối với hệ thống câytrồng 22
    2.4 Sản xuất nông nghiệp bền vững 28
    3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 36
    3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 36
    3.2 Nội dung nghiên cứu 36
    3.3 Phương pháp nghiên cứu 37
    3.4 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 41
    4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận 43
    4.1 Điều kiện sản xuất nông nghiệp của huyện Khoái Châu, Hưng Yên 43
    4.1.1 Điều kiện tự nhiên 43
    4.1.2 Điều kiện kinh tế x0 hội 49
    4.1.3 Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế x0 hội ở huyện Khoái Châu 53
    4.2 Thực trạng sử dụng đất đai ở Khoái Châu 55
    4.3 Hiện trạng hệ thống trồng trọt ở Khoái Châu 59
    4.3.1 Cơ cấu diện tích, năng suất cây trồng 59
    4.3.2 Cơ cấu giống cây trồng ở huyện Khoái Châu 62
    4.3.3 Đặc điểm khí hậu các mùa vụ sản xuất cây lương thực tại Khoái
    Châu, Hưng Yên 64
    4.3.4 Các công thức luân canh chính ở huyện Khoái Châu 79
    4.3.5 Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng phổ biến trong huyện 80
    4.3.6 Hiệu quả của một số công thức luân canh chính 84
    4.4 Thử nghiệm một số giống cây trồng mới trên địa bàn huyện
    Khoái Châu 87
    4.4.1 Thử nghiệm giống ngô mới trồng vụ đông trong công thức luân
    canh Đậu tương – Lúa mùa – Ngô đông 87
    4.4.2 Thử nghiệm giống lúa mới trồng vụ xuân trong công thức luân
    canh: Lúa xuân - Lúa mùa - Dưa chuột 94
    4.5 Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện hệthống cây trồng
    hàng năm, sử dụng hợp lý tài nguyên khí hậu ở huyệnKhoái Châu 99
    4.5.1 Giải pháp cải tiến công thức luân canh 100
    4.5.2 Cải tiến về giống cây trồng 100
    4.5.3 Xây dựng cơ cấu mùa vụ theo hướng lợi dụng lợi thế điều kiện
    bức xạ, nhiệt, độ ẩm, lượng mưa ở địa phương. 101
    4.5.4 Bón phân và phòng trừ sâu bệnh 103
    4.5.5 Giải pháp cơ chế, chính sách và vốn 103
    4.5.6 Tổ chức chỉ đạo thực hiện 104
    5 Kết kuận và đề nghị 105
    5.1 Kết luận 105
    5.2 Đề nghị 107
    Tài liệu tham khảo 108
    Phụ lục 115

    1. Mở đầu
    1.1. Tính cấp thiết của đề tài
    Huyện Khoái Châu nằm ở phía Tây của tỉnh Hưng Yên, thuộc vùng
    đồng bằng sông Hồng, phía Bắc giáp huyện Văn Giang và Yên Mỹ, phía Đông
    giáp huyện Ân Thi, phía Nam giáp huyện Kim Động và phía Tây là sông
    Hồng. Huyện Khoái Châu được tái lập từ ngày 1/9/1999 gồm 25 đơn vị hành
    chính, trong đó có 1 thị trấn và 24 x0. Tổng diện tích tự nhiên của Khoái Châu
    là 13091,55 ha, trong đó đất nông nghiệp có 8622,81 ha (chiếm 65,87 %
    tổng diện tích tự nhiên). Nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 50 km về phía
    Đông Nam, Khoái Châu có giao thông thuận tiện, tiềmnăng tài nguyên dồi
    dào để phát triển sản xuất hàng hóa. Trong sự nghiệp xây dựng đất nước, với
    thế mạnh về vị trí địa lý, phương hướng phát triển kinh tế của huyện đ0 được
    Đảng ủy và Uỷ ban Nhân dân huyện xác định là phải “đẩy mạnh thâm canh
    tăng năng suất cây trồng, khai thác tiềm năng sinh thái để tăng vụ, tăng diện
    tích những loại cây trồng chất lượng cao, áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên
    tiến, các thành tựu kinh tế kỹ thuật, phát triển cơsở hạ tầng, công nghiệp chế
    biến, dịch vụ nông nghiệp nhằm thúc đẩy nông nghiệpphát triển theo hướng
    sản xuất hàng hóa". Là một huyện nông nghiệp, người nông dân có bề dày
    kinh nghiệm sản xuất hàng nghìn năm nên đ0 sáng tạođược những hệ thống
    cây trồng khá phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu, cho hiệu quả kinh tế cao.
    Hệ thống cây trồng trong huyện tương đối đa dạng, phong phú từ các cây ăn
    quả lâu năm như nh0n lồng, cam, quýt, các cây trồngngắn ngày như cây lương
    thực, cây rau, đậu đến các cây dược liệu.Trong đó lúa nước là cây trồng chủ
    yếu với năng suất luôn dẫn đầu tỉnh Hưng Yên, năm 2009 năng suất lúa bình
    quân đạt từ 64 - 65 tạ/ha.
    Tuy nhiên, khó khăn thường gặp trong sản xuất nông nghiệp là điều
    kiện thời tiết, khí hậu. Do tính biến động rất lớn của khí hậu nhiệt đới, gió
    mùa, các yếu tố thời tiết, khí hậu thường dao động rất mạnh cả về cường độ và
    thời gian, vì thế, sắp xếp mùa vụ là một công việc hết sức quan trọng để nâng
    cao hiệu quả của hệ thống cây trồng ở địa phương. Trong thời gian gần đây,
    tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, nông dân huyện Khoái Châu đ0
    đưa vào sản xuất nhiều giống cây trồng mới có năng suất, chất lượng cao
    nhưng chưa thích ứng với điều kiện mùa vụ ở địa phương. Vì thế hiệu quả của
    hệ thống cây trồng bị thay đổi, những năm gặp điều kiện thuận lợi thì năng
    suất cây trồng cao, hệ thống cây trồng mới có hiệu quả tốt, ngược lại thì năng
    suất cây trồng thấp, nhiều khi bị thất thu hoàn toàn. Để nâng cao hiệu quả sản
    xuất nông nghiệp cần phải đánh giá hệ thống cây trồng, lựa chọn sắp xếp cơ
    cấu giống phù hợp với điều kiện mùa vụ ở địa phương, sử dụng hợp lý nguồn
    tài nguyên khí hậu nhằm hoàn thiện hệ thống cây trồng, tận dụng được những
    lợi thế của điều kiện mùa vụ, hạn chế đến mức thấp nhất tác hại do khí hậu
    gây nên.
    Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
    “Nghiên cứu góp phần hoàn thiện hệ thống cây trồng hàng năm theo
    hướng sử dụng hợp lý tài nguyên khí hậu tại huyện Khoái Châu - tỉnh
    Hưng Yên”
    1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
    1.2.1. Mục đích
    Điều tra, đánh giá hệ thống cây trồng hàng năm và điều kiện mùa vụ
    trên địa bàn huyện Khoái Châu, đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện
    hệ thống cây trồng hàng năm, sử dụng hợp lý tài nguyên khí hậu, nâng cao
    hiệu quả sản xuất.
    1.2.2. Yêu cầu
    - Đánh giá điều kiện sản xuất (tự nhiên, kinh tế, x0 hội), phát hiện tiềm
    năng và những hạn chế đối với hệ thống cây trồng hàng năm tại huyện Khoái
    Châu, tỉnh Hưng Yên.
    - Phân tích thực trạng hệ thống cây trồng hàng năm,mùa vụ sản xuất,
    tác động của điều kiện khí hậu và hiệu quả kinh tế của hệ thống cây trồng
    hàng năm tại địa phương.
    - Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện hệ thống cây trồng hàng
    năm theo hướng sử dụng hợp lý tài nguyên khí hậu và thử nghiệm một số
    giống cây trồng mới, nâng cao hiệu quả sản xuất.
    1.3. ýnghĩa của đề tài
    1.3.1. ýnghĩa khoa học
    Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung phương pháp luận về hệ
    thống cây trồng, cơ cấu mùa vụ cây trồng hàng năm, hiệu quả sử dụng tài
    nguyên thiên nhiên và định hướng xây dựng hệ thống cây trồng phù hợp với
    điều kiện địa phương cho huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
    1.3.2. ýnghĩa thực tiễn
    - Làm cơ sở khoa học để định hướng quy hoạch hệ thống cây trồng
    hàng năm phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, x0 hội của huyện Khoái
    Châu - Hưng Yên.
    - Làm tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định, quản lý, kỹ thuật, chỉ
    đạo sản xuất bố trí cây trồng phù hợp với điều kiệnmùa vụ mang lại hiệu quả
    kinh tế cao, đảm bảo sản xuất nông nghiệp bền vững.
    - Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần xây dựng được hệ thống cây
    trồng hàng năm cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao phù hợp với điều kiện
    khí hậu của địa phương.

    2. Tổng quan tài lệu
    2.1. Lý thuyết hệ thống cây trồng
    2.1.1. Các lý thuyết về hệ thống
    * Hệ thống nông nghiệp: Nghiên cứu phát triển hệ thống canh tác
    được xuất phát từ lý thuyết hệ thống, đ0 được các nhà khoa học Speeding,
    1979 [67], Phạm Chí Thành, 1996, [38] . đề cập tới. Các tác giả đều cho
    rằng: Hệ thống là một tổng thể có trật tự của các yếu tố khác nhau có quan
    hệ tác động qua lại. Một hệ thống có thể xác định như một tập hợp các đối
    tượng hoặc các thuộc tính được liên kết bằng nhiều mối tương tác.
    Hệ thống nông nghiệp (HTNN) là sự biểu hiện không gian của sự
    phối hợp các ngành sản xuất và kỹ thuật do một x0 hội thực hiện để thoả
    m0n nhu cầu. Nó biểu hiện sự tác động qua lại giữa hệ thống sinh học, sinh
    thái, môi trường tự nhiên là đại diện và một bên làhệ thống x0 hội, văn hoá
    thông qua các hoạt động xuất phát từ những thành quả kỹ thuật. Hệ thống
    nông nghiệp thích ứng với các phương thức khai thác nông nghiệp trong
    không gian nhất định do một x0 hội tiến hành, là kết quả của việc phối hợp
    các yếu tố tự nhiên, x0 hội - văn hóa, kinh tế và kỹ thuật (Nguyễn Duy
    Tính, 1995) [43].
    Theo Đào Thế Tuấn (1988) [52], HTNN về thực chất làsự thống nhất
    của hai hệ thống:
    (1) Hệ sinh thái nông nghiệp (HSTNN) là một bộ phận của hệ sinh
    thái tự nhiên bao gồm các vật sống trao đổi năng lượng, vật chất và thông
    tin với ngoại cảnh tạo nên năng suất sơ cấp (trồng trọt) và thứ cấp (chăn
    nuôi) của hệ sinh thái.
    (2) Hệ kinh tế - x0 hội, chủ yếu là hoạt động của con người trong sản
    xuất để tạo ra của cải vật chất của toàn x0 hội.
    * Hệ thống canh tác (HTCT) là một hệ thống độc lập, ổn định giữa

    Tài liệu tham khảo
    Tài liệu tiếng Việt
    1. Đỗ ánh, Bùi Đình Dinh (1992) “ Đất phân bón và cây trồng”, Khoa học
    đấtsố 2. NXBNN Hà Nội trang 35 - 44.
    2. Bill Mollison, Reny Mia Slay (1994), Đại cương về nông nghiệp bền vững,
    người dịch Hoàng Văn Đức, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
    3. Nguyễn Tất Cảnh (2000) Nghiên cứu mô hình mô phỏng động thái độ ẩm
    đất và chẩn đoán nhu cầu tưới nước cho ngô. Luận án Tiến sỹ nông
    nghiệp.
    4. Tôn Thất Chiểu, Lê Thái Bạt (1993), Sử dụng tốt tài nguyên đất phát triển
    và bảo vệ môi trường, Tạp chí Khoa học Đất, số 3-1993, trang 68-73.
    5. Ngô Thế Dân, Trần An Phong (1993), Khai thác và giữ gìn đất tốt vùng
    trung du, miền núi nước ta, NXB Nông nghiệp, trang 5-15.
    6. Đường Hồng Dật (1993), Khoa học công nghệ và sự phát triển bền vững
    nền kinh tế hàng hóa ở các vùng miền núi, dân tộc,NXB Nông nghiệp,
    trang 126 - 130.
    7. Đường Hồng Dật (1996), Một số suy nghĩ về phát triển nông nghiệp và
    nông thôn hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, tháng 6, trang 43-46.
    8. Bùi Huy Đáp (1977), Cơ sở khoa học cây vụ đông, NXB Khoa học Kỹ
    thuật, Hà Nội.
    9. Bùi Huy Đáp (1980), Cây lúa Việt Nam , NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.
    10. Bùi Huy Đáp (1982), Lúa xuân năm rét đậm, NXB nông nghiệp, Hà Nội.
    11. Bùi Huy Đáp (1993), Về cơ cấu nông nghiệp Việt Nam, NXB Nông
    nghiệp.
    12. Bùi Huy Đáp, Nguyễn Điền (1996), Nông nghiệp Việt Nam từ cội nguồn
    đến đổi mới, NXB Chính trị quốc gia, trang 353 – 359.
    13. Bùi Huy Đáp (1996), “ Một số kết quả nghiên cứu đầutiên về cơ cấu cây
    trồng”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp, (số 7).
    14. Đoàn Văn Điếm, Trần Quang Tộ, Phạm Văn Phê, Trần Danh Thìn ( 2000)
    Tác động của điều kiện khí hậu nông nghiệp đối với sản xuất lương thực
    ( lúa, ngô) ở địa bàn Hà Nội, Đề tài cấp Bộ m0 số B99- 32- 38.
    15. Nguyễn Điền - Trần Đức (1993), Kinh tế trang trại gia đình trên thế giới
    và châu á, NXB Thống kê, Hà Nội.
    16. Lâm Công Định (1989), Vấn đề xử lý đất và cây trồng trên cơ sở sinh - khí
    hậu, Tạp chí lâm nghiệp, tháng 1, trang 11 – 14.
    17. Hoàng Văn Đức (1980), Hệ thống canh tác, hướng phát triển nông nghiệp,
    Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp, số 7/1980.
    18. Hoàng Văn Đức (1992), “Hội thảo nghiên cứu và pháttriển hệ canh tác
    cho nông dân trồng lúa châu á”, NXB Nông nghiệp Hà Nội, trang 244.
    19. Trần Đức Hạnh, Đoàn Văn Điếm, Nguyễn Văn Viết (1997), Lý thuyết về
    khai thác hợp lý nguồn tài nguyên khí hậu Nông nghiệp, NXB Nông
    nghiệp, Hà Nội.
    20. Võ Minh Kha (1978), Sự di chuyển các chất trong đất ngập nước khi bón
    các loại phân hữu cơ, Báo cao khoa học kỹ thuật nông nghiệp, NXB
    Nông nghiệp, Hà nội.
    21. Võ Minh Kha, Trần Thế Tục, Lê Thị Bích (1996), Đánh giá tiềm năng 3
    vụ trở nên trên đất phù sa sông Hồng địa hình cao không được bồi đắp
    hàng năm, Tạp chí Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, số 8/1996,
    tr.121-123]
    22. Lê Văn Khoa (1993),Vấn đề sử dụng đất và bảo vệ môi trường ở vùng
    trung du phía bắc Việt Nam, Tạp chí Khoa học đất, tháng 3/1993.
    23. Triệu Quốc Kỳ (1992), Quản lý đất đai và nước trong hệ canh tác lúa
    nước, Tạp chí Khoa học Đ ất số 2, tr 71-77.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...