Thạc Sĩ Nghiên cứu giảm protein thô trên cơ sở cân đối một số axit amin thiết yếu trong thức ăn hỗn hợp đến

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Lan Chip, 23/9/11.

  1. Lan Chip

    Lan Chip New Member

    Bài viết:
    1,976
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Đặt vấn đề

    Chúng ta biết rằng, quá trình sinh trưởng và Phát triển của của lợn con
    giai đoạn sau cai sữa đến 56 ngày tuổi đòi hỏi đầy đủ về nhu cầu dinh dưỡng
    đặc biệt là protein. Về thực chất, nhu cầu protein của lợn con chính là nhu cầu
    về các axit amin. Nếu bổ sung không đầy đủ các axit amin thiết yếu cho lợn
    con, kể cả về mặt số lượng và tỷ lệ các axit amin, sẽ dẫn đến sinh trưởng của
    lợn con bị ảnh hưởng, lợn chậm lớn, ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của
    các giai đoạn tiếp theo. Mặt khác nếu khẩu phần ăn cho lợn con trong giai
    đoạn này có đủ hoặc dư thừa lượng protein mà không đủ về mặt số lượng và
    tỷ lệ các axit amin thiết yếu sẽ dẫn đến việc đào thải protein ra môi trường,
    gây lãng phí thức ăn và ảnh hưởng đến môi trường sinh sống của cả gia súc
    lẫn con người.
    Ngay từ những năm đầu của thập niên 60, rất nhiều nghiên cứu về nhu
    cầu của lysine và methionine cho gia súc và gia cầm đã được tiến hành với lý
    do đây là những axit amin giới hạn đầu tiên và khả năng đáp ứng trong sản
    xuất. Cho đến những năm 1980, việc sản xuất tryptophan và threonine mới có
    khả năng đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn chăn nuôi, đây là khởi đầu cho
    các nghiên cứu nhằm cung cấp đủ nhu cầu axit amin và giảm thiểu việc thừa
    các axit amin trong phân và nước tiểu.
    Chăn nuôi lợn ở nước ta hiện nay mặc dù đã Phát triển khá mạnh mẽ cả
    về số lượng và chất lượng, song còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt các tỉnh
    miền núi phía Bắc. Do giá sản phẩm thịt luôn giao động, thị trường tiêu thụ
    hạn hẹp, giá sản phẩm có xu hướng giảm, nhưng giá các loại thức ăn giàu
    đạm, như bột cá, đậu tương, .lại có xu hướng tăng khá cao, nên đã ảnh hưởng
    lớn tới sản xuất chăn nuôi, phần nào ảnh hưởng đến việc mở rộng và phát
    triển sản xuất.
    Để giải quyết một phần khó khăn trên, hiện nay các cơ sở sản xuất thức
    ăn thường áp dụng phương pháp nâng cao lượng protein trong thức ăn hỗn
    hợp để đảm bảo nhu cầu axit amin, nhưng việc làm này ảnh hưởng lớn đến
    môi trường (do một phần nitơ thừa mà cơ thể không sử dụng sẽ thải ra bên
    ngoài hình thành nên các chất như nitrit, nitrat, SO4, NH3 .) và giảm hiệu quả
    kinh tế. Do đó việc nghiên cứu xác định tỷ lệ thích hợp protein trên cơ sở cân
    bằng axit amin nhằm tiết kiệm thức ăn protein, nguồn thức ăn có xu hướng
    ngày càng tăng giá trên thị trường và giảm thiểu ô nhiễm môi trường là vấn đề
    cần thiết. Vì những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
    “Xác định tỷ lệ lysine trên năng lượng trao đổi và nghiên cứu giảm
    protein thô trên cơ sở cân đối một số axit amin thiết yếu trong thức ăn hỗn
    hợp của lợn con giai đoạn 28 đến 56 ngày tuổi”.

    MỤC LỤC
    TRANG
    NỘI DUNG
    MỞ ĐẦU 1
    1. Đặt vấn đề 1
    2. Mục đích đề tài 2
    Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
    1.1. Cơ sở khoa học 3
    1.1.1. Sử dụng con lai trong chăn nuôi lợn hiện nay 3
    1.1.2. Đặc điểm tiêu hoá của lợn con giai đoạn sau cai sữa 7
    1.1.3. Axit amin và vai trò với cơ thể lợn. 10
    1.1.4. Sản xuất và sử dụng axit amin tổng hợp trong chăn nuôi lợn. 14
    1.1.5. Protein lý tưởng và ứng dụng trong chăn nuôi lợn 17
    1.1.6. Nhu cầu protein và lysine của lợn con: 27
    1.1.7. Kỹ thuật sử dụng thức ăn cho lợn con theo mẹ và giai đoạn sau cai sữa 28
    1.1.8. Vấn đề ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi hiện nay. 32
    1.1.9. Vấn đề sử dụng khẩu phần ăn giảm protein có bổ sung thêm axit amin
    hiện nay
    33
    1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước. 35
    1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước. 35
    1.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 39
    Chương 2: ĐỐI TưỢNG, NỘI DUNG VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 44
    2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 44
    2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 44
    2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 44
    2.1.3.Thời gian nghiên cứu 44
    2.2. Nội dung nghiên cứu 44
    2.3. Phương pháp nghiên cứu 45
    2.3.1. Phương pháp tiến hành các thí nghiệm 45
    2.3.1.1. Nguyên tắc chung 45
    2.3.1.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm 1 46
    2.3.1.3 Phương pháp bố trí thí nghiệm 2. 47
    2.3.1.4. Phương pháp chế biến và phối trộn thức ăn thí nghiệm 52
    2.3.1.5. Phương pháp nuôi dưỡng lợn nái và lợn con 52
    2.3.2. Phương pháp phân tích thành phần hoá học của thức ăn 53
    2.3.2.1. Phương pháp xác định vật chất khô. 53
    2.3.2.2. Phương pháp xác định hàm lượng protein thô 53
    2.3.2.3. Phương pháp xác định hàm lượng khoáng tổng số 53
    2.3.2.4. Phương pháp xác định hàm lượng xelluloz tổng số 53
    2.3.2.5. Phương pháp xác định hàm lượng lipit 53
    2.3.2.6. Phương pháp phân tích axit amin trong nguyên liệu thức ăn 53
    2.3.2.7. Phương pháp tính năng lượng trao đổi của thức ăn 54
    2.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi 54
    2.3.4. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu 55
    2.3.5. Phương pháp sử lý số liệu 56
    Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 57
    3.1. Kết quả thí nghiệm 1 57
    3.1.1 Sinh trưởng tích luỹ của lợn thí nghiệm. 57
    3.1.2. Sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của lợn thí nghiệm 1 59
    3.1.3. Tiêu tốn thức ăn/ 1 kg tăng khối lượng lợn con từ 28 - 56 ngày tuổi (kg) 61
    3.1.4 Tiêu tốn protein và lysine/kg tăng khối lượng của lợn 62
    3.1.5. Chi phí thức ăn/ 1 kg tăng khối lượng lợn con từ 28 - 56 ngày tuổi 63
    (đồng)
    3.2. Kết quả thí nghiệm 2 66
    3.2.1. Kết quả thí nghiệm 2a 66
    3.2.1.1. Sinh trưởng tích luỹ của lợn thí nghiệm 2a 66
    3.2.1.2. Sinh trưởng tương đối và sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm 2a 67
    3.2.1.3 Tiêu tốn thức ăn / 1 kg tăng khối lượng của lợn thí nghiệm 2a 69
    3.2.1.4 Tiêu tốn protein và lysine/kg tăng khối lượng của lợn 70
    3.2.1.5. Chi phí thức ăn/ kg tăng khối lượng giai đoạn lợn con cai sữa đến 56
    ngày tuổi
    3.2.1.6 Lượng nitơ thải ra trong phân, nước tiểu và nồng độ một số khí độc hại
    trong chuồng nuôi
    3.2.2. Kết quả thí nghiệm 2b 74
    3.2.2.1. Khả năng sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm 74
    3.2.2.2. Sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của lợn thí nghiệm 2b 76
    3.2.2.3. Tiêu tốn thức ăn, protein và lysine /1kg tăng khối lượng lợn con thí
    nghiệm 2b
    78
    3.2.2.4. Chi phí thức ăn/1kg tăng khối lượng lợn con thí nghiệm 2b 80
    3.2.2.5. Kết quả xác định hàm lượng nitơ thải ra trong phân và nước tiểu 81
    KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 85
    CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
    KẾT QUẢ LUẬN VĂN
    87
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
    I. Tài liệu trong nước 88
    II. Tài liệu nước ngoài 90
    [charge=450]http://up.4share.vn/f/42737b7670757377/LV_07_NL_CN-LTH.pdf.file[/charge]
     
Đang tải...