Báo Cáo Nghiên cứu giâm hom và xây dựng mô hình trồng rừng năng suất cao cho 3 dòng bạch đàn đã được chọn lọ

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    TT Nội Dung Trang
    I PHẦN I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1
    1.1 Cơ sở pháp lý của đề tài 1
    1.2 Tính cấp thiết và mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1
    1.2.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
    1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
    1.3 Địa điểm, đối tượng và nội dung nghiên cứu 3
    1.3.1 Địa điểm nghiên cứu 3
    1.3.2 Đối tượng nghiên cứu 5
    1.3.3 Nội dung nghiên cứu 5
    1.4 Tổng quan tình hình nghiên cứu 6
    1.4.1 Trên thế giới 6
    1.4.2 Ở Việt Nam 7


    II PHẦN II: THỰC NGHIỆM 10
    2.1 Phương pháp nghiên cứu 10
    2.1.1 Xây dựng vườn vật liệu cung cấp hom giâm phục vụ thí nghiệm 10
    2.1.2 Bố trí thí nghiệm 11
    2.1.3 Phương pháp thu thập số liệu 12
    2.1.4 Phương pháp xử lý số liệu 14
    2.2 Kết quả nghiên cứu và thảo luận 15
    2.2.1 Nghiên cứu giâm hom 15
    2.2.2 Bản hướng dẫn giâm hom 23
    2.2.3 Đánh giá sinh trưởng mô hình rừng trồng 26


    III Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 29
    3.1 Kết luận 29
    3.2 Kiến nghị 30
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 31
    PHU LỤC

    1.1 Cơ sở pháp lý của đề tài
    Đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ năm 2010 “Nghiên cứu giâm hom và xây dựng mô hình trồng rừng năng suất cao cho 3 dòng bạch đàn đã
    được chọn lọc PNCTIV, PNCT3 và PNCT4” được thực hiện dựa trên các cơ sở pháp lý như sau:
    - Căn cứ quyết định số 6228/QĐ-BCT, ngày 10 tháng 12 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Công thương về việc đặt hàng thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2010 cho Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy;
    - Căn cứ hợp đồng đặt hàng sản xuất và cung cấp dịch vụ sự nghiệp công nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ số: 17.10/.RD/HĐ-KHCN
    ngày 01 tháng 02 năm 2010 giữa Bộ Công thương và Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy;
    - Căn cứ quyết định số 16/VNC-QĐ.KHTH ngày 04 tháng 02 năm 2010 của Viện trưởng Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy về việc giao nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ năm 2010.


    1.2. Tính cấp thiết và mục tiêu nghiên cứu của đề tài
    1.2.1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong nhiều năm qua, bạch đàn là một trong những loài cây trồng rừng chính để cung cấp nguyên liệu sản xuất giấy. Để đáp ứng nguồn nguyên liệu cho chiến lược của ngành giấy phấn đấu đạt 4,4 triệu tấn giấy vào năm 2015, đồng thời làm giảm giá thành sản xuất giấy, tăng khả năng cạnh tranh của giấy sản xuất trong nước với giấy nhập khẩu. Việc đưa các giống cây nguyên liệu giấy năng suất cao vào sản xuất đại trà là việc làm cần thiết và thường xuyên, nhằm ngày càng đưa năng suất rừng trồng cây nguyên liệu giấy lên cao hơn.

    Công tác chọn, dẫn giống tạo ra các dòng vô tính đạt năng suất bằng hoặc cao hơn giống đang sản xuất đại trà là việc làm có ý nghĩa thực tiễn, góp phần nâng cao cả về số lượng và chất lượng rừng trồng. Thực tế sản xuất hiện nay cho thấy, diện tích rừng trồng các dòng vô tính ngày càng được mở rộng, tuy nhiên do số lượng dòng còn ít, trồng rừng sản xuất đại trà chủ yếu là 2 dòng PN14 và U6, qua kết quả điều tra cho thấy, diện tích rừng trồng các dòng này ở một vài nơi đã có dấu hiệu nguy cơ sâu bệnh hại, thoái hóa giống, năng suất rừng thấp. Trong khi đó các dòng: PNCTIV, PNCT3, PNCT4 được Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy trồng khảo nghiệm đã cho thấy các dòng này rất có triển vọng, năng suất vượt so với đối chứng (PN14, PN3d và U6) từ 1,5 đến 2 lần. Do vậy, để góp phần bổ xung cho tập đoàn giống trồng rừng nguyên liệu giấy ở vùng Trung tâm Bắc Bộ, tăng thêm tính đa dạng sinh học và độ an toàn cao cho trồng rừng, giảm thiểu rủi ro về sâu bệnh hại, nâng cao hiệu quả rừng trồng, phát triển các giống có năng suất cao hơn giống đang sản xuất đại trà, phục vụ trồng rừng với số lượng lớn. Đề tài ″Nghiên cứu
    giâm hom và xây dựng mô hình trồng rừng năng suất cao cho 3 dòng bạch đàn đã được chọn lọc PNCTIV, PNCT3 và PNCT4″ là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn.
    1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
    1.2.2.1. Mục tiêu tổng quát (2010 – 2014)
    - Xác định kỹ thuật giâm hom thích hợp cho 3 dòng bạch đàn đã được chọn lọc để cung cấp nguồn giống phục vụ trồng rừng với số lượng lớn;
    - Xây dựng mô hình rừng trồng cho 3 dòng bạch đàn đã chọn lọc đạt năng suất từ 20 - ≤ 25 m3/ha/năm;
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...