Thạc Sĩ Nghiên cứu giải pháp về vốn đầu tư khai thác cảng biển Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 27/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
    NĂM - 2012

    MỤC LỤC ( Luận án dài 163 trang) có File WORD
    Trang phụ bìa
    Lời cam đoan
    Mục lục
    Danh mục ký hiệu, các chữ viết tắt
    Danh mục các bảng
    Danh mục các hình vẽ, đồ thị
    MỞ ĐẦU 10
    TỔNG QUAN 14
    CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN ĐẦU TƯ KHAI THÁC CẢNG BIỂN 19
    1.1 Cảng biển và khai thác cảng biển 19
    1.1.1 Cảng biển 19
    1.1.2 Khai thác cảng biển 29
    1.2 Vốn đầu tư khai thác cảng biển và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư khai thác cảng biển 32
    1.2.1 Vốn đầu tư khai thác cảng biển 32
    1.2.2 Huy động vốn đầu tư khai thác cảng biển 34
    1.2.3 Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư khai thác cảng biển 43
    1.3 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về việc huy động và sử dụng vốn đầu tư khai thác cảng biển 49
    1.3.1 Nhật Bản 49
    1.3.2 Trung Quốc 51
    1.3.3 Singapore 53
    1.3.4 Malaysia 55
    CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỐN ĐẦU TƯ KHAI THÁC CẢNG BIỂN VIỆT NAM 59
    2.1 Khái quát hiện trạng và hoạt động của cảng biển Việt Nam 59
    2.1.1 Đặc điểm chung về cảng biển Việt Nam 59
    2.1.2 Hoạt động của cảng biển khu vực miền Bắc 62
    2.1.3 Hoạt động của cảng biển khu vực miền Trung 65
    2.1.4 Hoạt động của cảng biển khu vực thành phố Hồ Chí Minh 67
    2.2 Thực trạng huy động vốn đầu tư khai thác cảng biển Việt Nam 74
    2.2.1 Huy động vốn đầu tư khai thác cảng biển khu vực miền Bắc 74
    2.2.3 Huy động vốn đầu tư khai thác cảng biển khu vực miền Trung 79
    2.2.4 Huy động vốn đầu tư khai thác cảng biển khu vực thành phố Hồ Chí Minh 82
    2.2.5 Đánh giá chung về huy động vốn đầu tư khai thác cảng biển 89
    2.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư khai thác cảng biển Việt Nam 90
    2.3.1 Tăng khối lượng hàng hóa thông qua 91
    2.3.2 Hệ số khai thác cảng 92
    2.3.3 Tăng thu ngân sách 94
    2.3.4 Tạo việc làm 96
    2.3.5 Tăng trưởng GDP 97
    2.4 Những ưu điểm và hạn chế của huy động và sử dụng vốn đầu tư khai thác cảng biển Việt Nam. 99
    2.4.1 Những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong huy động vốn đầu tư khai thác cảng biển 99
    2.4.2 Những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong sử dụng vốn đầu tư khai thác cảng biển 102
    CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP VỀ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ KHAI THÁC CẢNG BIỂN VIỆT NAM 107
    3.1 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội và cảng biển Việt Nam 107
    3.1.1 Định hướng chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam đến năm 2020 107
    3.1.2 Định hướng khai thác cảng biển Việt Nam 110
    3.2 Dự báo nhu cầu vận chuyển hàng hóa qua cảng biển Việt Nam đến năm 2020 111
    3.2.1 Nhu cầu vận chuyển hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam đến năm 2020 112
    3.2.2 Dự báo về phát triển đội tàu vận tải biển: 116
    3.2.3 Dự báo kỹ thuật – công nghệ trong quản lý khai thác 118
    3.2.4 Cân đối nhu cầu phát triển vốn 120
    3.3 Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư khai thác cảng biển Việt Nam 124
    3.3.1 Đa dạng hóa hình thức huy động vốn đầu tư khai thác cảng biển Việt Nam 124
    3.3.2 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư khai thác cảng biển. 138
    3.3.3 Quản lý vốn đầu tư khai thác cảng biển 141
    3.4 Điều kiện để thực hiện các giải pháp 145
    3.4.1 Các điều kiện vĩ mô 145
    3.4.2 Các điều kiện vi mô 145
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 151
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 153
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 154
    PHỤ LỤC 163
    MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài:
    Trong hơn 25 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, lĩnh vực kinh tế, đối ngoại của Việt Nam đã không ngừng phát triển và thu được những thành tựu to lớn. Với việc là thành viên của WTO, dự kiến trong những năm tới, lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của nước ta sẽ tăng với tốc độ cao, đặc biệt là lượng hàng hóa xuất nhập khẩu với các nước trong khu vực bởi thuế xuất nhập khẩu ở khu vực này sẽ được cắt giảm mạnh theo lộ trình đã cam kết. Điều này có nghĩa là khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu nói chung và khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển nói riêng sẽ tăng đáng kể. Đây là một điều kiện thuận lợi, một cơ hội tốt cho ngành Hàng hải Việt Nam lớn mạnh và phát triển, góp phần quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
    So sánh với các nước khác, điều kiện tự nhiên về đường biển của Việt Nam thuận lợi hơn nhiều, song kinh tế biển nước ta vẫn chưa có chỗ đứng trên thế giới tương xứng với ưu đãi của thiên nhiên. Đã có rất nhiều đề xuất, hướng đi để phát triển ngành kinh tế biển, trong đó việc huy động vốn đầu tư khai thác cảng biển, nhằm tăng khả năng thông qua của cảng, nâng cao sức cạnh tranh với các nước khác trong khu vực là hết sức cần thiết, cấp bách của ngành Hàng Hải Việt Nam hiện nay.
    Cảng biển Việt Nam, đặc biệt là các cảng do Nhà nước đầu tư và quản lý, mặc dù trong những năm gần đây được sự quan tâm đầu tư khai thác song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường vận tải hiện nay. Do đòi hỏi ngày càng cao của thị trường vận tải biển quốc tế và khu vực nên việc khai thác cảng biển là mục tiêu hết sức quan trọng trước mắt cũng như lâu dài của cả nước. Mục tiêu trên đã được cụ thể hóa trong định hướng chiến lược phát triển kinh tế biển của Đảng và Nhà nước đối với ngành Hàng hải. Tuy vậy, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế hiện nay, hơn lúc nào hết bài toán huy động vốn đầu tư từ những nguồn nào để có thể đáp ứng đủ cho nhu cầu khai thác cảng biển đang cần lời giải.
    Chính vì vậy, cần phải có một công trình nghiên cứu các giải pháp về vốn đầu tư khai thác cảng biển là hết sức cần thiết, từ đó sẽ giúp cho các cơ quan hoạch định chính sách có những chiến lược phát triển phù hợp, tạo động lực tốt cho vận tải biển, góp phần xứng đáng vào sự phát triển chung của nền kinh tế quốc dân.
    Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên, NCS chọn đề tài "Nghiên cứu giải pháp về vốn đầu tư khai thác cảng biển Việt Nam"
    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
    Nghiên cứu vấn đề lý luận về cảng biển, vốn đầu tư khai thác cảng biển, làm rõ thực trạng khai thác cảng biển và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư khai thác cảng biển, trên cơ sở đó luận án đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư khai thác cảng biển Việt Nam đến năm 2020.
    Để đạt được mục đích trên, luận án có nhiệm vụ:
    - Khái luận chung về cảng biển, khai thác cảng biển, huy động và sử dụng vốn đầu tư khai thác cảng biển.
    - Phân tích, chỉ rõ thực trạng khai thác cảng biển, vốn đầu tư khai thác cảng biển và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư khai thác cảng biển thời gian qua.
    - Đề xuất một số phương hướng, giải pháp về vốn đầu tư khai thác cảng biển và nâng cao hiệu quả vốn đầu tư khai thác cảng biển.
     
Đang tải...