Tiến Sĩ Nghiên cứu giải pháp và đánh giá hiệu quả giáo dục thể chất theo hệ thống tín chỉ cho sinh viên cao

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/2/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    [TABLE="class: cms_table, width: 586"]
    [TR]
    [TD="colspan: 2"]MỤC LỤC[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]Trang[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Trang bìa chính[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Trang bìa phụ[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Lời cam đoan[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Mục lục[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Danh mục chữ viết tắt, ký hiệu và đơn vị đo lường sử dụng trong luận án[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Danh mục bảng, biểu đồ, hình vẽ trong luận án[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]PHẦN MỞ ĐẦU[/TD]
    [TD]1[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1. Lý do chọn đề tài[/TD]
    [TD]1[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2. Mục đích nghiên cứu[/TD]
    [TD]4[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3. Mục tiêu nghiên cứu[/TD]
    [TD]5[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4. Giả thiết khoa học[/TD]
    [TD]5[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]5. Phạm vi nghiên cứu[/TD]
    [TD]6[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]6. Những đóng góp mới của đề tài[/TD]
    [TD]7[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU[/TD]
    [TD]8[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.1. Quan điểm đổi mới giáo dục đại học của Đảng và Nhà nước[/TD]
    [TD]8[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.1.1. Quan điểm đổi mới giáo dục đại học[/TD]
    [TD]8[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.1.2. Hoạt động đổi mới trong giáo dục đại học[/TD]
    [TD]11[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.2. Những đặc điểm cơ bản của phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ[/TD]
    [TD]23[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.2.1. Phương thức đào tạo theo tín chỉ[/TD]
    [TD]23[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.2.2. Đặc điểm cơ bản của giảng dạy theo tín chỉ[/TD]
    [TD]25[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.2.3. Những ưu điểm và hạn chế về tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ trong điều kiện Việt Nam[/TD]
    [TD]26[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.3. Những kết quả đã đạt được của giáo dục đại học trong giai đoạn ban đầu chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ[/TD]
    [TD]29[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.4. Các khái niệm về tín chỉ và lịch sử vấn đề nghiên cứu[/TD]
    [TD]34[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.4.1. Các khái niệm về tín chỉ[/TD]
    [TD]34[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.4.2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu[/TD]
    [TD]37[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.5. Vai trò và sứ mạng của trường Đại học Hồng Đức trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo[/TD]
    [TD]41[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.5.1. Khái quát về trường Đại học Hồng Đức[/TD]
    [TD]41[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.5.2. Sứ mạng, giá trị cốt lõi và phương châm hành động của trường Đại học Hồng Đức giai đoạn 2010- 2020[/TD]
    [TD]42[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.5.3. Khái quát về Khoa Giáo dục thể chất của trường Đại học Hồng Đức[/TD]
    [TD]45[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU[/TD]
    [TD]47[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu[/TD]
    [TD]47[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2. Tổ chức nghiên cứu[/TD]
    [TD]47[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.3. Phương pháp nghiên cứu[/TD]
    [TD]48[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN[/TD]
    [TD]57[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.1. Đánh giá thực trạng hoạt động đào tạo trong giai đoạn chuyển đổi sang phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ của Khoa Giáo dục thể chất trường Đại học Hồng Đức[/TD]
    [TD]57[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.1.1. Thực trạng chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ của Khoa Giáo dục thể chất trường Đại học Hồng Đức[/TD]
    [TD]57[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.1.2. Thực trạng tổ chức và quản lý hoạt động đào tạo theo học chế tín chỉ[/TD]
    [TD]62[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.1.3. Thực trạng tổ chức và quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá theo học chế tín chỉ của Khoa GDTC trường Đại học Hồng Đức[/TD]
    [TD]73[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.1.4. Thực trạng về năng lực tự học của sinh viên theo yêu cầu của học chế tín chỉ[/TD]
    [TD]81[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.1.5. Thực trạng về kết quả học tập của sinh viên Khoa Giáo dục thể chất trường Đại học Hồng Đức trong đào tạo theo học chế tín chỉ[/TD]
    [TD]91[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.2. Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo theo học chế tín chỉ của Khoa Giáo dục thể chất trường Đại học Hồng Đức[/TD]
    [TD]95[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.2.1. Định hướng lựa chọn giải pháp[/TD]
    [TD]95[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.2.2. Nguyên tắc lựa chọn giải pháp[/TD]
    [TD]96[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.2.3. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo theo học chế tín chỉ của Khoa Giáo dục thể chất trường Đại học Hồng Đức[/TD]
    [TD]98[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.2.4. Bước đầu đánh giá về các giải pháp nâng cao hiệu quả
    đào tạo giáo viên TDTT của Khoa Giáo dục thể chất trường
    Đại học Hồng Đức[/TD]
    [TD]112[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.3. Thực nghiệm và đánh giá hiệu quả các giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo theo học chế tín chỉ của Khoa Giáo dục thể chất trường Đại học Hồng Đức[/TD]
    [TD]113[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.3.1. Tổ chức thực nghiệm và tiêu chí đánh giá hiệu quả ứng dụng các giải pháp trong thực tiễn đào tạo[/TD]
    [TD]113[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.3.2. Kết quả thực nghiệm các giải pháp thông qua thực tiễn đào tạo theo học chế tín chỉ của Khoa GDTC trường Đại học Hồng Đức[/TD]
    [TD]114[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.3.3. Bàn luận về các giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo theo học chế tín chỉ của Khoa GDTC trường Đại học Hồng Đức[/TD]
    [TD]139[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ[/TD]
    [TD]148[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Kết luận[/TD]
    [TD]148[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Kiến nghị[/TD]
    [TD]149[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Danh mục các công trình công bố liên quan đến luận án[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Tài liệu tham khảo[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Phụ lục[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]


    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài.
    Đảng ta đã nhận định: Chỉ có đổi mới giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ mới thúc đẩy nhanh được quá trình phát triển kinh tế xã hội, nhanh chóng đưa đất nước ta thoát khỏi tình trạng chậm phát triển; coi giáo dục đại học là cơ sở để bứt phá, đồng thời tranh thủ hợp tác, học tập, tiếp thu nền khoa học công nghệ của các nước tiên tiến [2].
    Điều đó đòi hỏi hoạt động đào tạo đại học phải: “Đổi mới để hội nhập quốc tế; đổi mới theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội; đổi mới theo hướng tích cực hoá quá trình học tập của sinh viên; đổi mới để hình thành năng lực tự học cho lực lượng lao động tương lai, có khả năng tự học suốt đời” [25].
    Chuyển đổi phương thức đào tạo từ niên chế sang học chế tín chỉ là một bước ngoặt lớn của nền giáo dục đại học Việt Nam, là sự thay đổi căn bản về tổ chức hoạt động đào tạo, là điều kiện để hội nhập quốc tế và góp phần hiện thực hóa quan điểm, đường lối của Đảng về phát triển giáo dục [22].
    Đổi mới phương thức đào tạo từ niên chế sang học chế tín chỉ được coi là một cuộc cách mạng lớn trong lĩnh vực giáo dục đại học. Giai đoạn chuyển đổi phương thức đào tạo từ năm 2008 đến nay, chính là những bước đi đầu tiên của quá trình đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục đại học Việt Nam [12], [28].
    Học chế tín chỉ, một phương thức đào tạo hiện đại, đang trở thành xu thế chung của giáo dục đại học ở nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới. Bản chất của đổi mới từ phương thức đào tạo theo niên chế sang học chế tín chỉ:
    - Là quá trình hiện thực hóa triết lý giáo dục: coi người học là trung tâm; coi đào tạo của nhà trường là khởi nguồn để hình thành năng lực tự học cho mỗi con người, hướng tới hình thành và phát triển một xã hội học tập [14].

    Là quá trình thay đổi tận gốc phương thức tổ chức hoạt động đào tạo, biến mỗi giờ học thành một giờ hoạt động học tập của sinh viên; sinh viên tham gia và thực hiện hoạt động học tập với vai trò của chủ thể [17].
    - Là quá trình lấy hoạt động tự học của sinh viên làm nền tảng cho đổi mới phương pháp và định hướng thiết kế chương trình; coi năng lực tự học của sinh viên vừa là động lực, vừa là sản phẩm của đào tạo bậc đại học.
    - Là trao quyền chủ động, quyền tự quyết cho người học về quá trình học tập của mình tại nhà trường [76], [89].
    Phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ đòi hỏi mỗi nhà trường và cơ sở đào tạo phải thay đổi triệt để về: công tác tổ chức và quản lý đào tạo; phương pháp tổ chức và triển khai hoạt động dạy học của giảng viên và phương pháp học tập của sinh viên; sử dụng và đào tạo năng lực tự học cho sinh viên phải trở thành quan điểm và mục tiêu đào tạo của nhà trường, của mỗi thầy cô giáo, là sản phẩm và là động lực để tích cực hóa hoạt động đào tạo; phát huy tính chủ động của sinh viên trong xây dựng và thiết kế kế hoạch học tập toàn khoá, năng động và sáng tạo trong học tập, có trách nhiệm cao trước tương lai của bản thân [29], [50].
    Trong phạm vi nhà trường, hoạt động giáo dục nói chung và đổi mới giáo dục nói riêng không chỉ phải tuân theo những qui luật và nguyên tắc chuyên biệt, mà còn luôn chịu sự tác động và chi phối của các yếu tố về con người, về điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị, về năng lực đáp ứng của các lực lượng giáo dục hiện hữu Vì vậy, đổi mới đối với lĩnh vực giáo dục dù lớn hay nhỏ luôn được coi là một cuộc cách mạng, một cuộc cải cách sâu rộng của toàn bộ hệ thống và luôn được đặt trong một tiến trình gồm nhiều giai đoạn, nhiều năm [81], [100].
    Những khó khăn cơ bản của giáo dục đại học Việt Nam khi tiến hành chuyển đổi sang phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ là:
    - Vừa tiến hành đổi mới, vừa hoàn thiện cơ chế tổ chức và quản lý đào tạo theo yêu cầu của học chế tín chỉ.
    - Giảng viên thiếu điều kiện và năng lực tổ chức, triển khai giờ học theo phương pháp tích cực hóa người học.
    - Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, tài liệu và giáo trình giảng dạy chưa đáp ứng yêu cầu tổ chức giờ học và tổ chức đào tạo theo phương thức đào tạo mới.
    - Quan điểm đổi mới chưa thực sự thấm nhuần và trở thành động lực trong mọi mặt hoạt động của sinh viên, giảng viên và nhà trường.
    Bản chất của những tồn tại nêu trên là việc sử dụng “chất liệu” của phương thức đào tạo theo niên chế để thực hiện “mệnh lệnh” đổi mới hoạt động đào tạo sang học chế tín chỉ; thiếu sự tích cực và chủ động tạo ra tiềm lực cho các lực lượng tham gia sự nghiệp đổi mới.
    Trường đại học Hồng Đức là một cơ sở đào tạo đa ngành, đa nghề, đa lĩnh vực thuộc hệ thống các nhà trường công lập, có nhiệm vụ đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật cho các tỉnh miền Trung và cả nước. Từ năm 2008, nhà trường đã triển khai thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi phương thức đào tạo từ niên chế sang học chế tín chỉ. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi đã nảy sinh nhiều bất cập, hạn chế đáng kể đến chất lượng đào tạo của nhà trường nói chung và khoa GDTC nói riêng.
    Những khó khăn mà khoa GDTC trường đại học Hồng Đức đang trải qua cũng là thực trạng chung cần khắc phục của giáo dục đại học trong giai đoạn hiện nay [88].
    Vì vậy, để có hiệu quả đích thực cho quá trình chuyển đổi phương thức đào tạo, đòi hỏi phải có những giải pháp tích cực nhằm đồng bộ hóa các khâu, các lực lượng tham gia đào tạo để khắc phục những vấn đề tồn tại nêu trên.
    Nghiên cứu về GDTC trường học và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng đã được rất nhiều tác giả quan tâm và nghiên cứu như: Hồ Đắc Sơn, Kiều Tất Vinh, Nguyễn Trọng Hải, Đỗ Đình Quang, Lê Trường Sơn Chấn Hải, Lê Anh Vinh, Vũ Đức Văn . Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu chủ yếu được tiến hành trong điều kiện đào tạo theo niên chế. Bên cạnh đó đã có một số công trình nghiên cứu về học chế tín chỉ trong tổ chức đào tạo và giảng dạy theo học chế tín chỉ của một số tác giả như: Trần Thanh Ái, Vũ Đình Bảy, Đào Ngọc Cảnh - Trịnh Duy Oánh, Tôn Quang Cường, Nguyễn Kim Dung, Ngô Thu Dung, Diệp Ngọc Dũng, Trần Văn Dũng, Ngô Doãn Đãi, Nguyễn Thị Bích Hạnh, Nguyễn Kế Hào, Nguyễn Tấn Hùng, Mai Trọng Nhuận, Trịnh Duy Oánh, Vũ Quốc Phóng, Lâm Quang Thiệp, Lê Văn Trưởng, Hoàng Văn Vân, Vũ Quang Việt. Đó là một số công trình khoa học nghiên cứ về học chế tín chỉ ở Việt Nam trong những năm gần đây, có giá trị phổ biến kinh nghiệm, cung cấp thông tin phục vụ cho công cuộc đổi mới phương thức đào tạo ở các nhà trường trong các Hội thảo khoa học. Tuy nhiên, việc nghiên cứu thực trạng, đánh giá hiệu quả đào tạo sinh viên chuyên ngành Giáo dục thể chất theo học chế tín chỉ chưa có tác giả nào nghiên cứu.
    Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu giải pháp và đánh giá hiệu quả giáo dục thể chất theo hệ thống tín chỉ cho sinh viên cao đẳng sư phạm giáo dục thể chất trường Đại học Hồng Đức Thanh Hoá”
    2. Mục đích nghiên cứu:
    Thông qua hoạt động nghiên cứu về thực trạng chuyển đổi phương thức đào tạo và giải pháp khắc phục thực trạng, đề tài hướng tới mục đích: Góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo sinh viên cao đẳng sư phạm Giáo dục thể chất của trường Đại học Hồng Đức theo học chế tín chỉ.
    3. Mục tiêu nghiên cứu:
    Để thực hiện được mục đích nghiên cứu đề tài giải quyết những mục tiêu sau đây.
    Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng hoạt động đào tạo trong giai đoạn chuyển đổi sang phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ của Khoa Giáo dục thể chất trường Đại học Hồng Đức.
    - Thực trạng về chương trình đào tạo sinh viên chuyên ngành GDTC- Công tác đội hệ cao đẳng.
    - Thực trạng về tổ chức và quản lý hoạt động đào tạo theo học chế tín chỉ.
    - Thực trạng về tổ chức và quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên.
    - Thực trạng về năng lực tự học của sinh viên.
    - Thực trạng về kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên Khoa Giáo dục thể chất trường Đại học Hồng Đức.
    Mục tiêu 2: Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo theo học chế tín chỉ của khoa Giáo dục thể chất trường Đại học Hồng Đức.
    - Giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo giáo viên TDTT của Khoa Giáo dục thể chất trường Đại học Hồng Đức.
    - Thực nghiệm và đánh giá hiệu quả của các giải pháp trong thực tiễn đào tạo theo học chế tín chỉ của Khoa Giáo dục thể chất trường Đại học Hồng Đức.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...