Thạc Sĩ Nghiên cứu giải pháp tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đăk Nông đối vớ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2013
    Đề tài: Nghiên cứu giải pháp tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đăk Nông đối với hộ sản xuất cà phê

    MỤC LỤC
    Trang
    LỜI CAM ĐOAN i
    LỜI CẢM ƠN . ii
    MỤC LỤC . iii
    DANH MỤC CÁC CHỮVIẾT TẮT . vii
    DANH MỤC CÁC BẢNG viii
    DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ . x
    DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ . x
    PHẦN MỞ ĐẦU . 1
    1. Tính cấp thiết của luận án . 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu . 2
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
    4. Những đóng góp mới của luận án . 3
    5. Kết cấu của luận án . 5
    CHƯƠNG 1. CƠSỞLÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀGIẢI PHÁP TÍN
    DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI HỘSẢN XUẤT CÀ PHÊ . 6
    1.1 Cơsởlý luận vềgiải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộsản xuất cà phê 6
    1.1.1 Khái niệm và bản chất giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ
    sản xuất cà phê . 6
    1.1.2 Vai trò của giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộsản xuất cà phê . 8
    1.1.3 Đặc điểm của giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộsản xuất
    cà phê . 10
    1.1.4 Nội dung nghiên cứu giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ
    sản xuất cà phê . 12
    1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng 27
    1.2 Cơsởthực tiễn vềgiải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộsản xuất cà phê . 34
    1.2.1 Giải pháp tín dụng đối với hộsản xuất cà phê của một sốnước trên
    thếgiới . 34
    iv
    1.2.2 Bài học kinh nghiệm vềgiải pháp tín dụng đối với hộsản xuất cà
    phê ởViệt Nam 39
    1.2.3 Bài học kinh nghiệm vềgiải pháp tín dụng cần rút ra cho Đăk Nông 40
    1.2.4 Các đềtài và công trình nghiên cứu liên quan 41
    TÓM TẮT CHƯƠNG 1 43
    CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 45
    2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu . 45
    2.1.1 Đặc điểm tựnhiên, kinh tế, xã hội . 45
    2.1.2 Đặc điểm sản xuất cà phê của tỉnh Đăk Nông . 47
    2.2 Phương pháp tiếp cận . 48
    2.2.1 Tiếp cận theo hộ 48
    2.2.2 Tiếp cận theo thịtrường tín dụng mở 49
    2.2.3 Tiếp cận theo vùng sinh thái 49
    2.2.4 Tiếp cận theo kinh tếthểchế . 49
    2.3 Khung phân tích . 50
    2.4 Thu thập thông tin 51
    2.4.1 Thu thập thông tin thứcấp . 51
    2.4.2 Thu thập thông tin sơcấp 51
    2.5 Phương pháp phân tích . 54
    2.5.1 Xửlý sốliệu 54
    2.5.2 Phương pháp thống kê . 54
    2.5.3 Phương pháp hàm tài chính . 55
    2.6 Hệthống chỉtiêu phân tích 55
    TÓM TẮT CHƯƠNG 2 56
    CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG GIẢI PHÁP TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG
    NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH ĐĂK
    NÔNG ĐỐI VỚI HỘSẢN XUẤT CÀ PHÊ 58
    3.1 Tình hình triển khai thực hiện các giải pháp tín dụng 58
    3.1.1 Xác định nhu cầu tín dụng của hộsản xuất cà phê 58
    v
    3.1.2 Tình hình thực hiện giải pháp huy động vốn . 61
    3.1.3 Tình hình thực hiện giải pháp tín dụng thông qua triển khai chính
    sách cho vay 63
    3.1.4 Tình hình triển khai tiếp cận cho vay và giải ngân vốn vay 79
    3.1.5 Tình hình quản lý nợ, thu hồi vốn vay và xửlý rủi ro 81
    3.2 Kết quảvà hiệu quảhoạt động tín dụng . 84
    3.2.1 Kết quảvà hiệu quả đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
    triển nông thôn tỉnh Đăk Nông 84
    3.2.2 Kết quảvà hiệu quả đối với hộsản xuất cà phê 88
    3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông
    nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đăk Nông đối với hộsản xuất cà phê . 94
    3.3.1 Ảnh hưởng của các nhân tốtừphía ngân hàng . 94
    3.3.2 Ảnh hưởng của các nhân tốtừhộsản xuất cà phê 98
    3.3.3 Ảnh hưởng của cung cấp dịch vụcông . 101
    3.3.4 Ảnh hưởng của chính sách nhà nước 104
    3.4 Đánh giá việc thực hiện giải pháp tín dụng của Ngân hàng Nông
    nghiệp và Phát triển nông thôn Đăk Nông đối với hộsản xuất cà phê 110
    3.4.1 Về ưu điểm 110
    3.4.2 Những tồn tại, hạn chế . 110
    TÓM TẮT CHƯƠNG 3 113
    CHƯƠNG 4. HOÀN THIỆN GIẢI PHÁP TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG
    NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH ĐĂK
    NÔNG ĐỐI VỚI HỘSẢN XUẤT CÀ PHÊ 115
    4.1 Căn cứ, quan điểm và mục tiêu giải pháp tín dụng ngân hàng đối với
    hộsản xuất cà phê 115
    4.1.1 Căn cứ đểhoàn thiện giải pháp . 115
    4.1.2 Quan điểm vềgiải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộsản xuất
    cà phê . 116
    4.1.3 Mục tiêu chủyếu vềgiải pháp tín dụng đối với hộsản xuất cà phê . 118
    vi
    4.2 Hoàn thiện giải pháp tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
    triển nông thôn Đăk Nông đối với hộsản xuất cà phê . 120
    4.2.1 Hoàn thiện các chính sách nhà nước . 121
    4.2.2 Đẩy mạnh cung cấp dịch vụcông . 130
    4.2.3 Giải pháp đối với ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
    thôn tỉnh Đăk Nông . 133
    4.2.4 Giải pháp đối với hộsản xuất cà phê 141
    TÓM TẮT CHƯƠNG 4 144
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 147
    1. Kết luận . 147
    2. Kiến nghị . 149
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 151
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 152
    PHỤLỤC . 158

    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của luận án
    Tây Nguyên là vùng đất được ưu đãi về điều kiện tựnhiên, thích hợp với quá
    trình sinh trưởng của cây cà phê. Theo chân người Pháp đến vùng đất Tây Nguyên
    đầu thếkỷXX, từvịtrí cây trồng thửnghiệm, trải qua gần một thếkỷ, cà phê trở
    thành vịtrí cây trồng chủlựctrên vùng đất này (Đoàn Triệu Nhạn và cộng sự,
    1999). Đến nay, Tây Nguyên được xác định là vùng trọng điểm sản xuất cà phê của
    cảnước.
    Cà phê là cây trồng thếmạnh của tỉnh Đăk Nông, sựtăng giảm sản lượng cà
    phê tác động rất lớn đến tổng giá trịsản phẩm hàng hóa của ngành nông nghiệp Đăk
    Nông nói riêng, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tếcủa tỉnh Đăk Nông nói chung.
    Diện tích cà phê của tỉnh Đăk Nông đạt trên 91.081 ha; trong đó, thành phần kinh tế
    cá thể, hộgia đình sởhữu gần 97% diện tích. Bên cạnh đó, sốlượng hộsản xuất cà
    phê gần 74.800 hộ, chiếm 74,8% tổng sốhộgia đình sản xuất, kinh doanh ởvùng
    nông thôn. Do đó, có thểkhẳng định, hộsản xuất cà phê là lực lượng lao động tạo
    ra giá trịsản phẩm nông nghiệp chủyếu của Đăk Nông và có nhu cầu vay vốn để
    đầu tưsản xuất rất cao. Với địa bàn nông thôn miền núi nhiều khó khăn, phần lớn
    hộsản xuất cà phê hạn chếvềtrình độdân trí, trình độquản lý và nhất là hạn chếvề
    năng lực kinh tế. Giải quyết tốt nhu cầu vốn tín dụng đầu tưsản xuất, đảm bảo thu
    nhập cho hộsản xuất cà phê, sẽtác động tích cực vềmặt kinh tế, ảnh hưởng tốt về
    mặt xã hội ởvùng nông thôn Đăk Nông.
    Với 80,5% hộsản xuất cà phê cần vay vốn, nhu cầu vốn cần vay là 58,5% chi
    phí sản xuất cà phê, nhiều năm qua, lượng vốn tín dụng của các ngân hàng thương
    mại (NHTM) đến với hộsản xuất cà phê tại Đăk Nông ngày càng tăng lên, đáp ứng
    nhu cầu vềvốn sản xuất cho người trồng cà phê, góp phần duy trì và mởrộng sản
    xuất, nâng cao thu nhập cho hộsản xuất cà phê. Tuy nhiên, với môi trường kinh tế
    thuần nông, kinh tếthịtrường chưa phát triển nên hệthống mạng lưới NHTM chưa
    được mởrộng ở địa bàn Đăk Nông.
    2
    Trong số5 NHTM hiện có ở Đăk Nông, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
    nông thôn (NHNo & PTNT) Đăk Nông là NHTM lớn nhất trên địa bàn, xét trên hai
    khía cạnh quy mô mạng lưới và quy mô thịphần: (1) Vềmạng lưới, các điểm giao
    dịch ngân hàng của NHNo & PTNT Đăk Nông hiện diện đầy đủ ởtất cảcác địa bàn
    hành chính cấp huyện và một sốkhu vực liên xã; (2) Vềthịphần, NHNo & PTNT
    Đăk Nông là ngân hàng có doanh sốhoạt động lớn nhất. Liên quan đến hoạt động cho
    vay hộsản xuất cà phê, NHNo & PTNT Đăk Nông cho vay đến 67,4% dưnợ, 70,0%
    sốlượng hộvay trong toàn bộhoạt động cho vay hộsản xuất cà phê của tất cảcác
    NHTM trên địa bàn. Tuy nhiên, mặc dù đã có nhiều giải pháp tích cực trong cung
    ứng vốn tín dụng ngân hàng cho hộsản xuất cà phê, nhưng hoạt động cho vay hộsản
    xuất cà phê của NHNo & PTNT Đăk Nông vẫn còn nhiều bất cập. Dẫn đến lượng
    vốn cho vay còn rất thấp so với nhu cầu vay vốn của hộsản xuất cà phê; diện tích cà
    phê được vay vốn tín dụng ngân hàng chỉ đạt 21,6% so với tổng diện tích cà phê; hiệu
    quảthu nhập từcho vay vốn hộsản xuất cà phê thấp so với hiệu quảcho vay các đối
    tượng khác.
    NHNo & PTNT Đăk Nông đã có những phân tích, đánh giá theo các báo cáo,
    tổng kết định kỳliên quan đến hoạt động tín dụng đối với hộsản xuất cà phê,
    nhưng nhiều vấn đềchưa được làm sáng tỏnhư: (1) Giải pháp tín dụng đối với hộ
    sản xuất cà phê đã vận dụng đúng và đầy đủcơsởlý luận và quy chế, quy định cho
    vay hay chưa? (2) Thực trạng giải pháp tín dụng đối với hộsản xuất cà phê đã được
    đánh giá, phản ánh toàn diện và đúng thực chất? (3) Trên cơsở định hướng lâu dài
    và phù hợp với thực tiễn địa bàn, cần hoàn thiện giải pháp tín dụng đối với hộsản
    xuất cà phê nhưthếnào? Xuất phát từnhững lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên
    cứu đềtài “Nghiên cứu giải pháp tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
    triển nông thôn tỉnh Đăk Nông đối với hộsản xuất cà phê”.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    a. Mục tiêu chung
    Trên cơsởphân tích thực trạng giải pháp tín dụng của NHNo & PTNT Đăk
    Nông đối với hộsản xuất cà phê ởtỉnh Đăk Nông trong thời gian qua, đềxuất hoàn
    3
    thiện giải pháp tín dụng của NHNo & PTNT Đăk Nông đối với hộsản xuất cà phê
    cho những năm tới.
    b. Mục tiêu cụthể
    - Góp phần làm sáng tỏcơsởlý luận và cơsởthực tiễn vềgiải pháp tín dụng
    ngân hàng đối với hộsản xuất cà phê;
    - Đánh giá được thực trạng giải pháp tín dụng của NHNo & PTNT tỉnh Đăk
    Nông đối với hộnông dân sản xuất cà phê, từ đó tìm ra các nhân tố ảnh hưởng;
    - Đềxuất hoàn thiện giải pháp tín dụng của NHNo & PTNT Đăk Nông đối với
    hộnông dân sản xuất cà phê.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    a. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của luận án là: Giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ
    sản xuất cà phê.
    b. Phạm vi nghiên cứu
    i. Vềnội dung
    Nội dung nghiên cứu của luận án là (1) nghiên cứu thực trạng giải pháp tín
    dụng của NHNo & PTNT Đăk Nông đối với hộsản xuất cà phê trong những năm
    qua và (2) đềxuất hoàn thiện giải pháp tín dụng của NHNo & PTNT Đăk Nông đối
    với hộsản xuất cà phê cho những năm tới.
    ii. Vềkhông gian, thời gian
    Không gian nghiên cứu của luận án là địa bàn tỉnh Đăk Nông. Thời gian
    nghiên cứu các nội dung luận án trong phạm vi 4 năm, từnăm 2008 đến năm 2011;
    đềxuất hoàn thiện giải pháp tín dụng đối với hộsản xuất cà phê áp dụng đến năm
    2015 và năm 2020.
    4. Những đóng góp mới của luận án
    a. Vềlý luận
    Luận án đã góp phần hệthống hóa và làm sáng tỏcơsởlý luận: Giải pháp tín
    dụng ngân hàng đối với hộsản xuất cà phê mang bản chất kinh doanh tiền tệcủa
    4
    ngân hàng thương mại, nhằm cung ứng vốn, góp phần nâng cao thu nhập cho hộsản
    xuất cà phê và làm cầu nối đểthực hiện các chính sách quốc gia vềnông nghiệp,
    nông thôn. Khẳng định tín dụng ngân hàng là kênh phân phối tiền tệquan trọng đối
    với hộsản xuất cà phê ởnông thôn.
    Luận án đã nghiên cứu làm sáng tỏbản chất và nội dung các phương thức cho
    vay, đềxuất ngân hàng áp dụng bổsung phương thức cho vay theo hạn mức tín
    dụng cho đối tượng vay vốn đểchăm sóc cà phê, đểphù hợp với đặc điểm tín dụng
    ngân hàng đối với hộsản xuất cà phê.
    b. Vềthực tiễn
    1- Luận án đã xác định thực trạng giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộsản
    xuất cà phê tại NHNo & PTNT Đăk Nông bao gồm các nội dung sau:
    - Cầu vốn tín dụng ngân hàng của hộsản xuất cà phê rất cao nhưng NHNo &
    PTNT Đăk Nông chưa cung ứng đầy đủ.
    - Bên cạnh một sốmặt tích cực đáng ghi nhận, thực trạng của giải pháp tín
    dụng đối với hộsản xuất cà phê còn cho thấy một sốhạn chếtrong công tác huy
    động vốn, bất cập trong chính sách cho vay dẫn đến hạn chếmởrộng cho vay và
    hiệu quảcho vay hộsản xuất cà phê đạt thấp.
    2- Luận án đã xác định tình hình thực hiện giải pháp tín dụng đối với hộsản
    xuất cà phê ảnh hưởng do các nhân tốtừngân hàng, từhộsản xuất cà phê, từcung
    cấp dịch vụcông và từchính sách của nhà nước.
    3- Luận án đã xác định cần hoàn thiện giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ
    sản xuất cà phê là:
    - Chính sách nhà nước về điều hành lãi suất cần quy định lãi suất cho vay
    nông nghiệp, nông thôn phải ởmức thấp; tích cực triển khai chính sách phát triển cà
    phê bền vững và cho vay mua tạm trữcà phê.
    - Cần cải thiện và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụcông nhưkhuyến
    nông, bảo vệthực vật, thủy lợi và an ninh đồng ruộng tại vùng chuyên canh cà phê.
    - NHNo & PTNT Đăk Nông cần tăng trưởng nguồn vốn huy động lãi suất
    thấp, đổi mới áp dụng phương thức cho vay, đa dạng các hình thức cho vay, cải tiến
    5
    quy trình cho vay và tiếp tục mởrộng mạng lưới; đồng thời, nâng cao năng lực cán
    bộvà đổi mới việc quản lý kếhoạch kinh doanh.
    - Cần nâng cao năng lực cho hộsản xuất cà phê vềtrình độquản lý vốn, khả
    năng tiếp cận thịtrường, năng lực vềtài sản thếchấp và cải thiện khảnăng tham gia
    liên kết của hộsản xuất cà phê.
    5. Kết cấu của luận án
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận án có các chương nhưsau:
    - Chương 1: Cơsởlý luận và thực tiễn vềgiải pháp tín dụng ngân hàng đối với
    hộsản xuất cà phê
    - Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
    - Chương 3: Thực trạng giải pháp tín dụng của NHNo & PTNT tỉnh Đăk Nông
    đối với hộsản xuất cà phê
    - Chương 4: Hoàn thiện giải pháp tín dụng của NHNo & PTNT tỉnh Đăk Nông
    đối với hộsản xuất cà phê

    CHƯƠNG 1
    CƠSỞLÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀGIẢI PHÁP TÍN DỤNG
    NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI HỘSẢN XUẤT CÀ PHÊ
    1.1 Cơsởlý luận vềgiải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộsản xuất cà phê
    1.1.1 Khái niệm và bản chất giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộsản xuất
    cà phê
    1.1.1.1 Khái niệm vềtín dụng và bản chất tín dụng ngân hàng
    Tín dụng (credit) xuất phát từchữLa tinh credere,có nghĩa là sựtin tưởng, tín
    nhiệm (Jonathan Golin, 2001). Nguồn gốc của việc sửdụng sựtin tưởng, tín nhiệm,
    sửdụng “chữtín” trong mối quan hệvay mượn bắt nguồn từsựvận động đơn
    phương của giá trị. Sựtách rời của (1) quá trình vayvà (2) quá trình trảtrên cơsở
    tin tưởng, tín nhiệm nên mối quan hệvay mượn trởthành quan hệtín dụng; trong
    mối quan hệ đó, người đi vay phải trảcho người cho vay một khoản phí vì đã sử
    dụng vốn vay (3) theo nguyên tắc hạch toán kinh tếcủa thịtrường (Sơ đồ1.1).
    Sơ đồ1.1 Biểu diễn quan hệtín dụng
    Nói cách khác, quá trình “vay”là quá trình đi thuê vốn; quá trình “trả”là quá
    trình hoàn trảvốn đã đi thuê.Do đó, sau một thời gian sửdụng vốn đi thuê, ngoài
    việc hoàn trảvốn gốc đã thuê, bên đi thuê vốn phải trảlãicho bên cho thuê. Bản
    chất của hoạt động tín dụng chính là phần lãi thu được, là giá trịtăng thêm mà bên
    đi thuê vốn phải trảcho bên cho thuê.
    Xét trên góc độQuỹcho vay, thì tín dụng là việc chuyển dịch vốn bằng tiền từ
    người cho vay sang người đi vay. Với chức năng trung gian điều phối vốntrong nền
    kinh tếcủa ngân hàng, quan hệtín dụng làm cho vai trò ngân hàng vừa là người cho
    vay, vừa là người đi vay. Do đó, tín dụng ngân hàng là quan hệvay vốn giữa ngân
    hàng với các chủthể đang có vốn nhàn rỗi hoặc đang cần vốn, giải quyết cân bằng
    “cung vốn” bù đắp “cầu vốn” trong nền kinh tế. Thểhiện đầy đủ(1) quá trình vay,
    (1)
    (2)
    Người
    đi vay
    Người
    cho vay
    (3)
    7
    (2) quá trình trảvà (3) trảlãi vốn vay; tuy nhiên, để đảm bảo tài chính cho hoạt
    động trung gian, người đi vay vốn ngân hàng phải trảlãi thêm cho ngân hàng (3’)
    lớn hơn lãi ngân hàng trảcho người cho ngân hàng vay (Sơ đồ1.2).
    Sơ đồ1.2 Biểu diễn quan hệtín dụng ngân hàng
    Nhưvậy, bản chất của tín dụng ngân hàng chính là việc NHTM thực hiện chức
    năng trung gian phân phối Quỹcho vay nhằm mục đích hưởng chênh lệchlãi, đảm
    bảo cho quá trình hoạt động của ngân hàng trong nền kinh tếthịtrường.
    1.1.1.2 Bản chất của giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộsản xuất cà phê
    Theo nghĩa hẹp, giải pháp tín dụng ngân hàng là hoạt động cho vay của ngân
    hàng; ngân hàng thực hiện cho vay vốn, cấp vốn tín dụng, đầu tưvốn tín dụng cho
    các chủthểcần vốn trong nền kinh tế. Với người vay là hộsản xuất cà phê,giải
    pháp tín dụng đối với hộsản xuất cà phê là hoạt động cho vay của ngân hàng với
    chủthểvay vốn là hộsản xuất cà phê.
    Tuy nhiên, theo Đại Từ điển Tiếng Việt (Nguyễn NhưÝ, 1998), giải phápcó
    nghĩa là cách giải quyết một vấn đềnào đó (giải: tìm đáp số, câu trảlời; pháp: cách
    thức làm một việc gì). Do vậy, giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộsản xuất cà
    phê không chỉ được hiểu chủyếu theo nghĩa hẹp của tín dụng là hoạt động cho vay,
    mà còn là hoạt động huy động vốn đểcho vay của ngân hàng. Có nghĩa là hoạt
    động huy động vốn của ngân hàng, với vai trò là người đi vay, là một phần trong
    nội hàmcủa giải pháp tín dụng ngân hàng.
    Nhưvậy, với bản chất của tín dụng ngân hàng nói chung, bản chất của giải
    pháp tín dụng ngân hàng đối với hộsản xuất cà phê trong nền kinh tếthịtrường thể
    hiện nhưsau: (1) Ngân hàng thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ, đi vay đểcho
    vay, nguồn vốn cho vay hộsản xuất cà phê là vốn do ngân hàng huy động trong nền
    kinh tế; (2) Hộsản xuất cà phê vay vốn ngân hàng, ngoài việc hoàn trảgốc, còn

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    TIẾNG VIỆT
    1. BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn (2012), Quy hoạch phát triển ngành cà
    phê Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
    2. Trần ThịQuỳnh Chi (2008), Hồsơngành hàng Cà phê Việt Nam, IPSARD.
    3. Chính phủ(2006), Quy hoạch tổng thểphát triển kinh tế- xã hội tỉnh Đăk Nông
    đến năm 2020.
    4. Chính phủ(2007), Vềtổchức và hoạt động của tổhợp tác.
    5. Chính phủ(2009), Hỗtrợlãi suất cho các tổchức, cá nhân vay vốn ngân hàng để
    sản xuất - kinh doanh.
    6. Chính phủ(2010 a), Vềnhững giải pháp bảo đảm ổn định kinh tếvĩmô, không để
    lạm phát cao và đạt tốc độtăng trưởng kinh tếkhoảng 6,5% trong năm 2010.
    7. Chính phủ(2010 b), Chính sách tín dụng phục vụphát triển nông nghiệp
    nông thôn.
    8. Chính phủ(2010 c), Hỗtrợmua tạm trữcà phê niên vụ2009 -2010.
    9. Chính phủ(2010 d), Chương trình mục tiêu quốc gia vềxây dựng nông thôn mới
    giai đoạn 2010 - 2020.
    10. Chính phủ(2010 e), Hỗtrợnhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản,
    thủy sản.
    11. Chính phủ(2012), Đềán Cơcấu lại hệthống các tổchức tín dụng giai đoạn
    2011- 2015.
    12. Nguyễn ThịCúc (chủbiên), Đoàn Văn Huy, Nguyễn Văn Kiên (2011), Tín
    dụng Ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.
    13. Cục Thống kê tỉnh Đăk Nông (2008), Đăk Nông - 5 năm xây dựng và phát triển
    2004 - 2008.
    14. Cục Thống kê tỉnh Đăk Nông (2011), Niên giám thống kê 2011.
    15. Cục Thống kê tỉnh Đăk Nông (2012), Kết quả điều tra Nông thôn, Nông nghiệp
    và Thủy sản năm 2011.
    153
    16. HồDiệu (2001), Giáo trình tín dụng ngân hàng, Học viện Ngân hàng, NXB
    Thống kê, Hà Nội.
    17. DOE, IPSARD, ILSSAand CIEM (2011), Đặc điểm kinh tếnông thôn Việt
    Nam: Kết quả điều tra hộgia đình nông thôn năm 2010 tại 12 tỉnh, BộKế
    hoạch Đầu tư, BộLao động Thương binh và Xã hội, BộNông nghiệp và
    Phát triển nông thôn và Nhóm Nghiên cứu Kinh tếPhát triển (thuộc trường
    Đại học Copenhagen,Thụy Điển.
    18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008),Vềnông nghiệp, nông dân, nông thôn, Nghị
    quyết Hội nghịlần thứ7, Ban chấp hành Trung ương khóa X.
    19. Trương Hồng, Nguyễn Xuân Hòa và các cộng tác viên (2009), Nghiên cứu
    các giải pháp tổchức sản xuất cà phê nguyên liệu chất lượng cao ở
    vùng Tây Nguyên, Viện Khoa học Kỹthuật Nông Lâm nghiệp Tây
    Nguyên.
    20. Hội đồng Nhân dân tỉnh Đăk Nông (2006), Đềán Phát triển thủy lợi nhỏtỉnh Đăk
    Nông giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020.
    21. Hội Nông dân Việt Nam - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt
    Nam (1999), Nghịquyết liên tịch vềtổchức thực hiện chính sách tín dụng
    ngân hàng phục vụphát triển nông nghiệp và nông thôn.
    22. Hội Liên hiệp PhụnữViệt Nam - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
    thôn Việt Nam (2010), Thỏa thuận liên ngành vềviệc Tổchức thực hiện
    chính sách tín dụng phục vụphát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị
    định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ.
    23. Ngân hàng Nhà nước (2001), Quy chếcho vay của TCTD đối với khách hàng.
    24. Ngân hàng Nhà nước (2003), Hướng dẫn vềcho vay không phải bảo đảm bằng
    tài sản theo nghịquyết số02 của Chính phủ.
    25. Ngân hàng Nhà nước (2005), Quy định vềphân loại nợ, trích lập dựphòng để
    xửlý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổchức tín dụng.
    26. Ngân hàng Nhà nước (2010), Hướng dẫn tổchức tín dụng cho vay bằng đồng
    Việt Nam với khách hàng theo lãi suất thỏa thuận.
    154
    27. Ngân hàng Nhà nước (2012), Thông báo ý kiến chỉ đạo của Thống đốc Ngân
    hàng Nhà nước tại hội nghịsơkết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm
    2012 và triển khai nhiệm vụngân hàng 6 tháng cuối năm 2012.
    28. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đăk Nông (2005), Hướng dẫn
    thực hiện quy định cho vay.
    29. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đăk Nông (2008), Đềán phát
    triển kinh doanh của NHNo & PTNT tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2008 - 2010.
    30. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đăk Nông (2011), Báo cáo
    tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2010 - Phương hướng, nhiệm vụ2011.
    31. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (2002 a), Quy định
    cho vay đối với khách hàng trong hệthống NHNo & PTNT Việt Nam.
    32. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (2002 b), Hướng dẫn
    phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng.
    33. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2006), Phương
    pháp và quy trình thẩm định dựán đầu tưthẩm định cho vay, Đềtài mã số
    TDD0001.
    34. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (2007 a), Tiêu chí phân
    loại khách hàng trong hệthống NHNo & PTNT Việt Nam.
    35. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (2007 b), Quy định
    thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay trong hệthống NHNo & PTNT
    Việt Nam.
    36. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (2009), Đềán
    NHNo & PTNT Việt Nam mởrộng và nâng cao hiệu quả đầu tưvốn cho
    nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2010 và định hướng đến
    năm 2020.
    37. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (2010 a), Hướng
    dẫn lãi suất cho vay thỏa thuận bằng đồng Việt Nam.
    38. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (2010 b), Quy định
    cho vay đối với khách hàng trong hệthống NHNo & PTNT Việt Nam.
    155
    39. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (2011), Chương trình
    hành động thực hiện Nghịquyết của Đại hội Đảng các cấp.
    40. Đoàn Triệu Nhạn, Hoàng Thanh Tiệm, Phan Quốc Sủng (1999), Cây cà phê ở
    Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
    41. Trần An Phong (2004), Báo cáo kết quảnghiên cứu: Tổng hợp kết quảnghiên
    cứu của đềtài “Chuyển đổi cơcấu cây trồng huyện ChưJut” và đềtài
    “Nghiên cứu bốtrí cơcấu hợp lý cho 5 huyện (Đăk Mil, Đăk Song, Đăk
    Nông, Đăk RLâp và Krông Nô) đểhình thành phương án bốtrí cơcấu cây
    trồng hợp lý tỉnh Đăk Nông”.
    42. Quốc hội (1999), Luật Hình sự1999.
    43. Quốc hội (2003), Luật Đất đai 2003.
    44. Quốc hội (2005), Luật Dân sự2005.
    45. Nguyễn Tuấn Sơn, Nguyễn Ngọc Tuấn (2008), Phương thức cho vay và thực
    tiễn áp dụng tại NHNo & PTNT tỉnh Đăk Nông, Tạp chí Khoa học và Phát
    triển 2008, Tập VI, số3, tr 301-304, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
    46. SởNông nghiệp và Phát triển nông thôn Đăk Nông (2010), Định mức kỹthuật
    mô hình trình diễn và đào tạo thông tin đểtriển khai công tác khuyến nông
    tỉnh Đăk Nông.
    47. Lê Văn Tề(2010), Tín dụng Ngân hàng, NXB Giao thông Vận tải, Hà Nội.
    48. Nguyễn Văn Tiến (2009), Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội.
    49. Ủy ban Nhân dân tỉnh Đăk Nông (2009) Phê duyệt dựán quy hoạch phát triển
    nông nghiệp, nông thôn tỉnh Đăk Nông đến năm 2020.
    50. Nguyễn NhưÝ (1998), Đại từ điển tiếng Việt, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
    51. Ngân hàng Thương mại Cổphần Á Châu - ACB(2011), truy cập ngày 20-10-2011 <http://www.acb.com.vn/>.
    52. Ngân hàng Thương mại Cổphần Công Thương Việt Nam - Vietinbank(2011),
    truy cập ngày 20-10-2011 <http://www.vietinbank.vn/>.
    53. Ngân hàng Thương mại Cổphần Công Thương Sài Gòn - Sacombank (2011),
    truy cập ngày 20-10-2011 <http://www.sacombank.vn/>.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...