Thạc Sĩ Nghiên cứu giải pháp quản lý tổng hợp chất thải rắn sinh hoạt khu vực nông thôn huyện Kim Thành- Tỉn

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    “ Nghiên cứu giải pháp quản lý tổng hợp chất thải rắn sinh hoạt khu vực nông thôn huyện Kim Thành- Tỉnh Hải Dương
    Rác thải nói chung và chất thải rắn sinh hoạt nói riêng đang là một vấn đề “nóng” được tất cả các nước trên thế giới quan tâm. Việt Nam cũng đang là quốc gia coi trọng vấn đề này khi mà nền kinh tế chúng ta đang có những chuyển biến tích cực trong việc hội nhập cùng thế giới.
    Khi nói đến rác, nhiều người thường nghĩ đó là vấn đề cấp bách của các đô thị hay các thành phố lớn. Điều đó đúng nhưng chưa đủ. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhất là kỹ thuật sản xuất, đóng gói bao bì, nhiều loại giấy, hộp đóng gói được làm chủ yếu bằng ni lông, nhựa, thiếc . rất tiện lợi, góp phần làm thay đổi phong cách và tập quán sống của nhiều người dân từ nông thôn đến thành thị. Khách hàng dù đến bất kỳ nhà hàng nào, mua sản phẩm gì cũng được đóng gói cẩn thận bằng túi ni lông hay đồ đóng gói tương tự từ cà, mắm, muối . cho đến các sản phẩm cao cấp khác. Chính nhờ những dịch vụ chăm sóc khách hàng đó cùng với sự phát triển kinh tế xã hội mà nhu cầu sinh hoạt của con người ngày càng cao và luôn được đáp ứng kịp thời. Song bên cạnh các mặt tích cực ấy là lượng rác thải ra ngày càng lớn, không chỉ ở các đô thị mà còn ở các vùng nông thôn, nó đã và đang trở thành vấn đề được mọi người quan tâm.
    Hải Dương là một tỉnh với phần lớn diện tích và dân số nằm trong khu vực nông nghiệp. Hiện nay, công tác quản lý rác thải sinh hoạt đặc biệt là rác thải sinh hoạt ở khu vực nông thôn chưa được quản lý chặt chẽ. Chủ trương của tỉnh là tất cả các xã trong tỉnh đều phải quy hoạch địa điểm chôn lấp rác tập trung và thành lập đơn vị thu gom. Đến nay, tất cả các huyện, thị xã, thành phố đã xây dựng đề án và đang triển khai thực hiện. Công tác thu gom rác thải sinh hoạt ở thành phố Hải Dương và các thị trấn được tổ chức khá quy củ. Tại khu vực nông thôn, theo một số tài liệu khảo sát ban đầu cho thấy công tác thu gom và xử lý rác thải ở khu vực nông thôn đang gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ thu gom chỉ đạt 50% đối với khu vực các xã có đơn vị thu gom và xử lý tại BCL tập trung. Các thôn xóm có tổ thu gom rác thải riêng, các trang thiết bị ban đầu cho tổ thu gom được lấy từ ngân sách của huyện và xã, kinh phí để duy trì tổ thu gom là do dân đóng góp.

    Đề tài: “ Nghiên cứu giải pháp quản lý tổng hợp chất thải rắn sinh hoạt khu vực nông thôn huyện Kim Thành- Tỉnh Hải Dươnglà rất cần thiết, góp phần là cơ sở để lãnh đạo các cấp, các cơ quan quản lý môi trường huyện Kim Thành - tỉnh Hải Dương giải quyết các vấn đề về rác thải nông thôn, từng bước cải thiện môi trường, nâng cao đời sống người dân nông thôn trên địa bàn huyện, thực hiện thành công chủ trương hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn của tỉnh

    MỤC LỤC


    Lời cam đoan i
    Lời cảm ơn ii
    Mục lục iii
    Danh mục bảng vi
    Danh mục hình vii
    Danh mục viết tắt iv
    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
    1.1 Cơ sở khoa học liên quan đến đề tài nghiên cứu. 4
    1.1.1 Quản lý tổng hợp chất thải rắn 4
    1.1.2 Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn. 14
    1.2 Tình hình quản lý rác thải sinh hoạt trên thế giới và Việt Nam 16
    1.2.1 Tình hình quản lý rác thải sinh hoạt trên thế giới 16
    1.2.2 Hiện trạng phát sinh và quản lý chất thải rắn sinh hoạt nông thôn Việt Nam. 22
    Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
    2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 35
    2.2 Nội dung nghiên cứu 35
    2.3 Phương pháp nghiên cứu: 35
    2.3.1 Phương pháp lựa chọn điểm nghiên cứu 35
    3.3.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 36
    2.3.3 Phương pháp phỏng vấn bằng phiếu điều tra 37
    2.3.4 Phương pháp khảo sát hiện trường 38
    2.3.5 Phương pháp xác định hệ số phát sinh và thành phần rác thải 39
    2.3.6 Phương pháp đếm tải 40
    2.3.7 Phương pháp ước tính tổng lượng rác thải phát sinh 40
    2.3.8 Phương pháp đánh giá hiệu quả xử lý rác thải 40
    2.3.9 Phương pháp dự báo 40
    2.3.10 Phương pháp SWOT (Phương pháp phân tích điểm mạnh – điểm yếu – cơ hội – thách thức). 41
    2.3.11 Phương pháp xử lý số liệu 41
    Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 42
    3.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Kim Thành. 42
    3.2.1 Vị trí địa lý 42
    3.2.2 Khí hậu 42
    3.2.3 Địa hình 44
    3.2.4 Tài nguyên nước 45
    3.2.5 Tài nguyên đất 46
    3.2.6 Dân số và lao động 46
    3.2.7.Giao thông & cơ sở hạ tầng 46
    3.2.8 Đặc điểm hiện trạng sử dụng đất 46
    3.2.9 Kinh tế 47
    3.2 Đánh giá tình hình chất thải rắn sinh hoạt khu vực nông thôn tại huyện Kim Thành- Tỉnh Hải Dương. 47
    3.2.1 Hiện trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt nông thôn tại huyện Kim Thành. 47
    3.2.2 Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu vực nông thôn huyện Kim Thành. 54
    3.3 Đánh giá hiệu quả quản lý rác thải sinh hoạt khu vực nông thôn huyện Kim Thành. 70
    3.3.2 Các vấn đề chính ảnh hưởng tới hiệu quả của hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa bàn nghiên cứu. 74
    3.4 Đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt nông thôn huyên Kim Thành, tỉnh Hải Dương 77
    3.4.1 Dự báo phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực nông thôn huyện Kim Thành. 77
    3.4.2 Đề xuất giải pháp quản lý tổng hợp rác thải sinh hoạt và nhân rộng mô hình trên địa bàn huyện Kim Thành - tỉnh Hải Dương 79
    3.4.2. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về rác thải và bảo vệ môi trường 88
    3.4.3 Đào tạo nâng cao năng lực quản lý rác thải sinh hoạt 88
    3.4.4 Cải tiến, hình thành hệ thống quản lý chất thải rắn tại địa phương 90
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 96
    1 Kết luận 96
    2 Kiến nghị 98
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...