Thạc Sĩ Nghiên cứu giải pháp quản lý tài nguyên trên lưu vực sông cầu

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 7/5/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC


    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ LƯU VỰC SÔNG CẦU VÀ LĨNH VỰC
    NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN 5
    1.1. Vị trí giới hạn . 5
    1.2. Đặc điểm địa hình 7
    1.3. Đặc điểm địa chất - thổ nhưỡng . 7
    1.3.1. Địa chất . 7
    1.3.2. Thổ nhưỡng . 8
    1.4. Đặc điểm sông ngòi 9
    1.5. Đặc điểm khí hậu . 12
    1.5.1. Chế độ khí hậu 12
    1.5.2. Các đặc trưng khí hậu 12
    1.6. Đặc điểm thủy văn . 13
    1.6.1. Dòng chảy năm . 13
    1.6.2. Dòng chảy lũ . 15
    1.6.3. Chất lượng nước . 17
    1.7. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu có liên quan đến đề tài . 18
    1.7.1. Tổng quan về quy hoạch quản lý tài nguyên nước trên thế giới 18
    1.7.2. Tổng quan về quy hoạch quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam . 20
    CHƯƠNG II. THỰC TIỄN QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN LƯU
    VỰC SÔNG CẦU 23
    2.1. Dân số và lao động . 23
    2.2. Hiện trạng và phương hướng phát triển các ngành . 23
    2.2.1. Hiện trạng và phương hướng phát triển nông nghiệp 23
    2.2.2. Hiện trạng và phương hướng phát triển công nghiệp 26
    2.2.3. Hiện trạng và phương hướng phát triển đô thị . 29
    2.3. Phân vùng thủy lợi . 31

    iv
    2.3.1. Vùng miền núi . 31
    2.3.2. Vùng trung du và đồng bằng 31
    2.4. Hiện trạng cấp nước tưới 34
    2.4.1. Vùng miền núi - Thượng Thác Huống 34
    2.4.2. Vùng hạ, trung du và đồng bằng - Hạ Thác Huống . 35
    2.5. Hiện trạng cấp nước đô thị - công nghiệp . 43
    CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP QUY HOẠCH, QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC
    TRÊN LƯU VỰC SÔNG CẦU 44
    3.1. Nhu cầu dùng nước của các ngành kinh tế . 44
    3.1.1. Tiêu chuẩn cấp nước cho các ngành . 44
    3.1.2. Chỉ tiêu cấp nước cho các ngành . 49
    3.1.3. Nhu cầu nước của các khu dùng nước 52
    3.2. Tính toán cân bằng nước dòng chính sông Cầu . 53
    3.2.1. Khái niệm về hệ thống tài nguyên nước và cân bằng nước hệ thống 53
    3.2.2. Phương pháp tính toán cân bằng nước . 55
    3.2.2.1. Tổng quan về mô hình WEAP 55
    3.2.2.2. Cấu trúc của mô hình WEAP . 56
    3.2.2.3. Khả năng của mô hình WEAP 59
    3.2.2.4. Sử dụng mô hình WEAP . 59
    3.2.3. Thiết lập mô hình cân bằng nước lưu vực sông Cầu 62
    3.2.3.1. Phân vùng tính toán cân bằng nước 62
    3.2.3.2. Dòng chảy đến các tiểu lưu vực . 65
    3.2.3.3. Nhu cầu sử dụng nước trên các tiểu lưu vực . 67
    3.2.3.4. Các công trình sử dụng nước . 67
    3.2.3.5. Quy định về dòng chảy tối thiểu, dòng chảy hồi quy . 69
    3.2.3.6. Sơ đồ tính toán cân bằng nước 69
    3.2.4. Hiệu chỉnh và kiểm định mô hình . 71
    3.2.5. Cân bằng nước 73
    3.2.5.1. Kết quả tính toán cân bằng nước giai đoạn hiện tại 73

    v
    3.2.5.2. Kết quả tính toán cân bằng nước giai đoạn 2020 75
    3.2.5.3. Nhận xét chung về kết quả cân bằng nước . 76
    3.3. Các giải pháp quy hoạch và quản lý nguồn nước . 77
    3.3.1. Xây dựng hồ chứa trên dòng chính sông Cầu . 77
    3.3.1.1. Hồ Nậm Cắt 77
    3.3.1.2. Khả năng cấp nước của hồ Nậm Cắt . 79
    3.3.2. Cải tạo, nâng cấp hồ Núi Cốc 80
    3.3.2.1. Hồ Núi Cốc . 80
    3.3.2.2. Khả năng cấp nước và bổ sung nguồn của hồ Núi Cốc . 81
    3.3.3. Cải tạo kênh chuyển nước từ hồ Núi Cốc sang sông Cầu 82
    3.3.4. Sử dụng nước tiết kiệm, nâng cao hệ số lợi dụng kênh mương . 84
    3.3.5. Đánh giá hiệu quả của các giải pháp quản lý nguồn nước được đề xuất
    trong nghiên cứu . 84
    3.3.6. Giải pháp quản lý nguồn nước đối với các tiểu lưu vực lấy nước dòng
    nhánh sông Cầu 86
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 88
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 90

    vi
    DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

    Hình 1.1: Bản đồ vị trí lưu vực sông Cầu . 6
    Hình 2.1: Phân vùng thủy lợi lưu vực sông Cầu . 33
    Hình 2.2: Hiện trạng công trình tưới lưu vực sông Cầu . 42
    Hình 3.1: Vị trí các tiểu lưu vực trên lưu vực sông Cầu . 64
    Hình 3.2: Dòng chảy đến các tiểu lưu vực từ 1961 đến 2010 . 67
    Hình 3.3: Sơ đồ cân bằng nước lưu vực sông Cầu 70
    Hình 3.4: Kết quả hiệu chỉnh mô hình tại trạm Thác Bưởi . 72
    Hình 3.5: Kết quả kiểm định mô hình tại trạm Thác Bưởi . 73


    vii
    DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

    Bảng 1.1: Đặc điểm sông ngòi lưu vực sông Cầu . 11
    Bảng 1.2: Phân phối dòng chảy năm tại một số trạm thuộc lưu vực sông Cầu 13
    Bảng 1.3: Đặc trưng dòng chảy trung bình nhiều năm tại các trạm trên lưu vực . 15
    Bảng 1.4: Nguyên nhân hình thành các trận lũ chính trên sông Cầu 16
    Bảng 2.1: Hiện trạng và dự báo dân số đến năm 2020 . 23
    Bảng 2.2: Hiện trạng và phương hướng sử dụng đất nông nghiệp (ha) 24
    Bảng 2.3: Diện tích sản lượng các loại cây trồng chính năm 2011 25
    Bảng 2.4: Hiện trạng và dự báo phát triển chăn nuôi đến năm 2020 25
    Bảng 2.5: Hiện trạng nuôi trồng thủy sản . 26
    Bảng 2.6: Hiện trạng và dự báo các khu công nghiệp đến năm 2020 - Vùng hạ Thác
    Huống 27
    Bảng 2.7: Hiện trạng và dự báo các khu công nghiệp đến năm 2020 - Vùng thượng
    Thác Huống . 29
    Bảng 2.8: Tổng hợp hiện trạng công trình tưới vùng thượng Thác Huống 35
    Bảng 2.9: Tổng hợp hiện trạng tưới của HTTL Sông Cầu . 36
    Bảng 2.10: Hiện trạng tưới - khu tưới hồ Núi Cốc . 38
    Bảng 2.11: Hiện trạng vận hành cấp nước và tiếp nguồn mùa kiệt của hồ Núi Cốc 39
    Bảng 2.12: Hiện trạng các trạm bơm tưới khai thác dòng chính 40
    Bảng 3.1: Tiêu chuẩn nước dùng cho chăn nuôi . 45
    Bảng 3.2: Tiêu chuẩn cấp nước cho thủy sản nước ngọt 45
    Bảng 3.3: Chỉ tiêu dùng nước cho đô thị loại IV, V và điểm dân cư nông thôn 46
    Bảng 3.4: Chỉ tiêu dùng nước cho công trình công cộng 46
    Bảng 3.5: Chỉ tiêu cấp nước cho các ngành giai đoạn hiện tại . 49
    Bảng 3.6: Chỉ tiêu cấp nước cho các ngành giai đoạn 2020 . 51
    Bảng 3.7: Kết quả tính toán nhu cầu nước của các khu dùng nước giai đoạn hiện tại
    . 52
    Bảng 3.8: Kết quả tính toán nhu cầu nước của các khu dùng nước giai đoạn 2020 . 53

    viii
    Bảng 3.9: Diện tích hứng nước của các tiểu lưu vực trong lưu vực sông Cầu . 65
    Bảng 3.10: Quan hệ cao độ - diện tích - dung tích hồ Núi Cốc 68
    Bảng 3.11: Quan hệ cao độ - diện tích - dung tích hồ Nậm Cắt . 68
    Bảng 3.12: Các thông số chính hồ Nậm Cắt giai đoạn DAĐT . 68
    Bảng 3.13: Các khu thiếu nước giai đoạn hiện tại 74
    Bảng 3.14: Các khu thiếu nước giai đoạn 2020 76
    Bảng 3.15: Nhu cầu cấp nước cho thị xã Bắc Kạn giai đoạn 2020 và định hướng đến
    2030. 78
    Bảng 3.16: Thông số thiết kế sơ bộ của hồ Nặm Cắt 79
    Bảng 3.17: Dòng chảy sau hồ Nậm Cắt trước và sau khi xây dựng hồ. . 80
    Bảng 3.18: Khả năng cấp và tiếp nguồn của hồ Núi Cốc . 81
    Bảng 3.19: Hoạt động của kênh chuyển nước từ hồ Núi Cốc sang sông Cầu 83
    Bảng 3.20: So sánh kết quả cân bằng nước trước và sau khi áp dụng các giải pháp
    quản lý nguồn nước . 86


    1
    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của luận văn
    Lưu vực sông Cầu có diện tích 6.030 km 2 , chảy qua các tỉnh Bắc Kạn, Thái
    Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh và thành phố Hà Nội, là nguồn cung cấp nước tưới
    cho khoảng 40 nghìn ha đất nông nghiệp; cấp nước dân sinh cho khoảng 1,8 triệu
    người, trong đó có các đô thị lớn như thị xã Bắc Kạn, thành phố Thái Nguyên,
    thành phố Bắc Ninh, các thị trấn, thị tứ và các khu dân cư tập trung ven sông.
    Lượng mưa trung bình nhiều năm các trạm trên lưu vực sông Cầu dao động
    từ 1.300 - 1.700 mm/năm, thấp hơn so với các vùng lân cận trên địa bàn cả nước. Vì
    vậy, lượng nước đến trên lưu vực sông Cầu được đánh giá là không đủ để đáp ứng
    nhu cầu dùng nước của các ngành kinh tế.
    Lưu vực sông Cầu là một trong những khu vực có tiềm năng đất nông nghiệp
    lớn. Ngoài diện tích đất trồng lúa và hoa màu đã được khai thác, sử dụng, diện tích
    các khu trồng cây lâu năm, cây công nghiệp đang ngày càng mở rộng trên. Do đó,
    nhu cầu nước cho ngành nông nghiệp đang không ngừng tăng lên trên lưu vực.
    Hiện nay khu vực ven sông Cầu cũng đã hình thành nhiều khu công nghiệp
    lớn như khu gang thép Thái Nguyên, khu công nghiệp Sông Công, các khu chế xuất
    lớn của tỉnh Bắc Ninh, Đông Anh, Sóc Sơn (Hà Nội) Nhu cầu dùng nước cho
    ngành công nghiệp, đô thị được dự báo tiếp tục có xu hướng gia tăng, đồng thời vấn
    đề nước cho bảo đảm môi trường và duy trì dòng chảy cũng cần được quan tâm
    trong tương lai.
    Với mục tiêu bảo đảm nguồn nước cho các ngành sử dụng nước từ dòng
    chính sông Cầu, việc tiến hành nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên
    nước trên lưu vực sông Cầu là cần thiết. Nghiên cứu này tiến hành phân tích, tính
    toán nhu cầu dùng nước cho các ngành sử dụng nước trên lưu vực, ứng dụng mô
    hình đánh giá và quy hoạch tài nguyên nước WEAP để phân tích tính toán cân bằng
    nước, phân bổ nguồn nước, đánh giá tác động của các giải pháp quy hoạch và quản
    lý nguồn nước trên lưu vực.

    2
    2. Mục tiêu của nghiên cứu
    Đề xuất giải pháp quy hoạch, quản lý nguồn nước trên lưu vực sông Cầu
    nhằm đáp ứng nhu cầu dùng nước của các ngành nông nghiệp, công nghiệp, đô thị,
    dân sinh và môi trường trên lưu vực sông Cầu.

    3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
    a. Cách tiếp cận:
    - Tiếp cận tổng hợp và liên ngành
    Dựa trên điều kiện tự nhiên, nguồn nước, hiện trạng thủy lợi, hiện trạng và
    phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của vùng nghiên cứu để đưa ra các giải
    pháp cấp nước phù hợp.
    - Tiếp cận kế thừa
    Trên lưu vực sông Cầu đã có một số dự án, đề tài nghiên cứu về các vấn đề
    khai thác, sử dụng và quản lý tài nguyên nước. Việc kế thừa có chọn lọc các kết quả
    nghiên cứu này sẽ giúp đề tài có định hướng giải quyết vấn đề một cách khoa học
    hơn.
    - Tiếp cận thực tiễn
    Tiến hành khảo sát thực địa, thu thập số liệu hiện trạng và định hướng phát
    triển về thủy lợi cũng như các ngành kinh tế khác của từng địa phương trong vùng
    nghiên cứu. Từ đó xác định được nhu cầu sử dụng nước và khả năng đáp ứng của
    dòng chính sông Cầu.
    - Tiếp cận các phương pháp toán và các công cụ tính toán hiện đại trong
    nghiên cứu
    Để tính toán cân bằng nước, trong nghiên cứu này sử dụng mô hình WEAP.
    Xây dựng bản đồ thông qua phần mềm MapInfo.

    b. Phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp kế thừa: Kế thừa các tài liệu, kết quả tính toán của các nghiên
    cứu đã thực hiện trên địa bàn vùng nghiên cứu. Kế thừa tài liệu khí tượng, thủy văn

    3
    của các trạm trên lưu vực sông Cầu hiện có ở Viện Quy hoạch Thủy lợi, chuỗi tài
    liệu hiện có dài 50 năm từ 1961 đến 2010. Các tài liệu tính toán nhu cầu nước của
    các ngành nông nghiệp, sinh hoạt, công nghiệp, đô thị, môi trường của từng khu
    vực, từng công trình được sử dụng trong nghiên cứu này để tính toán cân bằng nước
    trên các tiểu lưu vực. Trong những năm qua có nhiều nghiên cứu về nguồn nước
    trên lưu vực sông Cầu, như nghiên cứu tối ưu phân bổ nguồn nước trên lưu vực
    sông Cầu do Viện Quy hoạch Thủy lợi thực hiện năm 2007, quy hoạch Thủy lợi lưu
    vực sông Cầu – sông Thương đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phê
    duyệt năm 2007, nghiên cứu về tích hợp biến đổi khí hậu trong quy hoạch Thủy lợi,
    đây là những tài liệu quý báu để tác giả kế thừa về phương pháp nghiên cứu, các
    công cụ sử dụng và các kinh nghiệm của các chuyên gia.
    - Phương pháp điều tra, thu thập: Điều tra, thu thập tài liệu trong vùng
    nghiên cứu bao gồm: tài liệu về điều kiện tự nhiên (vị trí, địa hình, địa chất, thổ
    nhưỡng); tài liệu về nguồn nước (sông ngòi, khí tượng, thủy văn); tài liệu về hiện
    trạng và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội; tài liệu về hiện trạng thủy lợi
    (vùng thủy lợi, cấp nước tưới, cấp nước đô thị - công nghiệp).
    - Phương pháp mô hình hóa: Việc ứng dụng khoa học công nghệ trong tính
    toán, mô phỏng quá trình thủy văn, thủy lực trên lưu vực có ý nghĩa rất quan trọng
    trong các nghiên cứu về nguồn nước. Nhiều mô hình tiên tiến có khả năng mô
    phỏng chính xác quá trình vận động của nước trên lưu vực đã được xây dựng và
    phát triển trong những năm gần đây như mô hình MIKE BASIN (DHI, Đan Mạch),
    mô hình SWAT (Mỹ), WEAP (Thụy Điển). Trong nghiên cứu này tác giả ứng dụng
    mô hình WEAP (Water Evaluation And Planning - Hệ thống "Đánh giá và Quy
    hoạch Tài nguyên nước") là mô hình mới được phát triển bởi Stockholm
    Environment Institute's U.S. Center để tính toán cân bằng nước, phân bổ nguồn
    nước và đánh giá tác động của giải pháp quy hoạch, quản lý đến việc sử dụng nước
    trên lưu vực sông Cầu.
    - Phương pháp chuyên gia: Tham khảo, tập hợp ý kiến từ các nhà khoa học
    về các nội dung liên quan đến đề tài và vùng nghiên cứu. Được học tập và công tác

    4
    với các thầy cô giáo, các chuyên gia có năng lực và kinh nghiệm trong lĩnh vực tài
    nguyên nước, trong quá trình thực hiện luận văn tác giả đã tham vấn, xin ý kiến các
    chuyên gia về phương thức tổ chức nghiên cứu, cách thức thiết lập mô hình tính
    toán, phân tích các kết quả tính toán của nghiên cứu. Các gợi ý, góp ý và các nhận
    xét của các thầy, cô giáo, các chuyên gia đã giúp cho tác giả hoàn thiện luận văn
    này.
     
Đang tải...