Thạc Sĩ Nghiên cứu giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững tại các xã nghèo của huyện sóc sơn, hà nội

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2011
    Đề tài: NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG TẠI CÁC XÃ NGHÈO CỦA HUYỆN SÓC SƠN, HÀ NỘI

    MỤC LỤC
    Lời cam ñoan i
    Lời cảm ơn ii
    Mục lục iii
    Danh mục các chữ viết tắt v
    Danh mục bảng vi
    Danh mục biểu ñồ vii
    Danh mục hình vii
    1. MỞ ðẦU 1
    1.1 Tính cấp thiết của ñề tài 1
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
    1.3 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu4
    2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU5
    2.1 Cơ sở lý luận 5
    2.2 Cơ sở thực tiễn 29
    3. ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
    NGHIÊN CỨU 40
    3.1 ðặc ñiểm ñịa bàn nghiên cứu 40
    3.1.1 ðặc ñiểm tự nhiên huyện Sóc Sơn40
    3.1.2 ðặc ñiểm kinh tế - xã hội của huyện Sóc Sơn45
    3.2 Phương pháp nghiên cứu 52
    3.2.1 Phương pháp chọn ñiểm nghiên cứu52
    3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin, tài liệu53
    3.2.3 Phương pháp xử lý và phân tích thông tin, sốliệu54
    3.2.4 Hệ thống các chỉ tiêu trong nghiên cứu56
    4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN57
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
    iv
    4.1 Thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững tạicác xã nghèo của
    huyện Sóc Sơn 57
    4.1.1 Thực trạng nghèo ñói tại các xã nghèo của huyện Sóc Sơn57
    4.1.2 Mức ñộ phát triển nông nghiệp bền vững tại các xã nghèo64
    4.2 Thực trạng các giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững tại các xã
    nghèo 85
    4.2.1 Dự án “Hướng dẫn, tập huấn cho hộ nghèo và cận nghèo cách làm ăn,
    khuyến nông, khuyến công” 85
    4.2.2 Tăng cường chương trình ñào tạo nghề cho nông dân93
    4.3 ðịnh hướng và một số giải pháp chủ yếu phát triển nông nghiệp bền
    vững tại các xã nghèo của huyện Sóc Sơn thời gian tới98
    4.3.1 ðịnh hướng 98
    4.3.2 Hệ thống các giải pháp 100
    5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 113
    5.1 Kết luận 113
    5.2 Kiến nghị 114
    Tài liệu tham khảo 119
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
    v
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
    BLðTB&XH Bộ lao ñộng Thương binh và Xã hội
    BQ Bình quân
    BVTV Bảo vệ thực vật
    GT Gieo trồng
    HTX Hợp tác xã
    NS Năng suất
    SD Sử dụng
    SXNN Sản xuất nông nghiệp
    TBKT Tiến bộ kỹ thuật
    UBND Ủy ban nhân dân
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
    vi
    DANH MỤC BẢNG
    STT Tên bảng Trang
    3.1 Tình hình phát triển kinh tế huyện Sóc Sơn năm2008 - 2010 46
    3.2 Tình hình dân số và lao ñộng huyện Sóc Sơn năm2008 - 2010 49
    3.3 Tình hình sử dụng ñất ñai huyện Sóc Sơn năm 2008 – 2010 51
    3.4 Số phiếu ñiều tra ở các hộ 53
    3.5 Bảng thu thập tài liệu, số liệu ñã công bố 53
    4.1 Số hộ nghèo và cận nghèo tại 7 xã nghèo của huyện Sóc Sơn 58
    4.2 Tình hình SD ñất ñai tại 7 xã nghèo của huyện Sóc Sơn năm 2010 59
    4.3 Trình ñộ của các chủ hộ 61
    4.4 Phương tiện sản xuất của hộ 62
    4.5 Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt 65
    4.6 Diện tích gieo trồng của các xã nghèo năm 2008- 2010 66
    4.7 Diện tích – năng suất – sản lượng lúa tại các xã nghèo năm 2010 68
    4.8 Diện tích – năng suất – sản lượng rau các loạitại các xã nghèo năm
    2010 69
    4.9 Kết quả chăn nuôi tại các xã nghèo năm 2008 – 2010 74
    4.10 Tổng hợp số lượng ñàn lợn và trâu, bò tại cácxã nghèo năm 2010 75
    4.11 Kết quả phân tích dư lượng thuốc BVTV có trong một số nông sản
    trên ñịa bàn Hà Nội. 80
    4.12 Mức ñộ nhiễm vi sinh vật trong thịt gia cầm 81
    4.13 Mức ñộ ô nhiễm môi trường ở cơ sở chăn nuôi 83
    4.14 ðánh giá của các hộ chăn nuôi tại tiểu vùng 1về mức ñộ ô nhiễm của
    khí thải và nước thải chăn nuôi 84
    4.15 Các mô hình phát triển nông nghiệp tại các xãnghèo ñang ñược triển
    khai trong dự án 88
    4.16 Mức ñộ tham gia của hộ nghèo với chương trìnhñào tạo nghề 95
    4.17 Bố trí tập huấn cho các hộ nghèo và cận nghèo102
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
    vii
    DANH MỤC DỒ THỊ
    STT Tên ñồ thị Trang
    4.1 Tình hình sử dụng ñất tại 7 xã nghèo của huyệnSóc Sơn năm 200960
    4.2 Các vấn ñề chính mà người nghèo gặp phải63
    4.3 Cơ cấu diện tích cây trồng tại các xã nghèo năm 201068
    4.4 Cơ cấu diện tích trồng cây lương thực và cây thực phẩm tại các xã
    nghèo năm 2010 68
    4.5 Khó khăn của hộ nghèo trong phát triển trồng trọt71
    4.6 Cơ cấu chăn nuôi tại các xã nghèo năm 201074
    4.7 Khó khăn của hộ trong chăn nuôi76
    4.8 ðánh giá của học viên về nội dung buổi tập huấn92
    4.9 Mức ñộ thực hành của hộ sau khóa học nghề96
    4.10 Hài lòng của hộ về ñào tạo nghề cho nông dân96
    DANH MỤC HÌNH
    TT Tên hình Trang
    4.1 Gia ñình chị Hương, xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn63
    4.2 Phát triển trồng rau bắp cải tại các xã nghèo của huyện Sóc Sơn70
    4.3 Diện tích trồng chè ở xã Bắc Sơn70
    4.4 Buổi tập huấn hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi bò sinh sản cho các hộ
    nghèo tại xã Kim Lũ vào tháng 11/201091
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
    1
    1. MỞ ðẦU
    1.1 Tính cấp thiết của ñề tài
    Ở bất cứ nước nào, dù là nước giàu hay nước nghèo nông nghiệp ñều có vị trí
    quan trọng. Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất chủ yếu của nền kinh tế cung
    cấp những sản phẩm thiết yếu như lương thực, thực phẩm cho con người tồn tại.
    Trong quá trình phát triển kinh tế, nông nghiệp cầnñược phát triển ñể ñáp ứng nhu
    cầu ngày càng tăng về lương thực và thực phẩm của xã hội. Vì thế, sự ổn ñịnh xã
    hội và mức an ninh về lương thực và thực phẩm của xã hội phụ thuộc rất nhiều vào
    sự phát triển của nông nghiệp [8]
    Lịch sử cho thấy, không có nền kinh tế nào ñạt ñược tốc ñộ tăng trưởng bền
    vững và tăng dần thu nhập của người dân mà không ưutiên phát triển nông nghiệp.
    Mặc dù trong những năm gần ñây, sự biến ñộng chính trị trên thế giới ñã làm thay
    ñổi hình ảnh và vai trò của nông nghiệp và những người làm nghề nông, nhưng lĩnh
    vực này vẫn ñóng vai trò chiến lược trong sự phát triển toàn cầu.
    Hiện nay, nông nghiệp ở các nước ñang phát triển phải ñối mặt với một loạt
    các thách thức, trong ñó có sự gia tăng về dân số, biến ñổi khí hậu, cuộc chạy ñua
    sử dụng nhiên liệu sạch, quá trình ñô thị hóa, sự khan hiếm ñất nông nghiệp và lực
    lượng lao ñộng thu hẹp tất cả ñều có những ảnh hưởng nhất ñịnh tới sự phát triển
    nông nghiệp. Tuy nhiên, với những nước này, nông nghiệp vẫn ñóng một vai trò hết
    sức quan trọng, là ngành chính tạo ra thu nhập cho người dân. Hiện theo thống kê
    ước tính có khoảng 70% số người nghèo ở các nước ñang phát triển sống ở khu vực
    nông thôn và phụ thuộc phần lớn vào nông nghiệp. ðối với những nước ñang phát
    triển này, phát triển nông nghiệp bền vững sẽ góp phẩn giảm nghèo ñói, thúc ñẩy
    cải thiện thu nhập cho hộ gia ñình và cộng ñồng, nhất là ñối với nhóm người nghèo.
    Với Việt Nam, khoảng 20 năm trở lại ñây, sản xuất nông nghiệp Việt Nam
    ñã tăng trưởng nhanh và ổn ñịnh. Nông nghiệp cung cấp nông sản thực phẩm cho
    85 triệu dân và có thể tới 100 triệu dân trong vòng10 năm tới. Nông nghiệp tạo việc
    làm và sinh kế cho 76,5% dân số, 13,7 triệu hộ nôngdân, tạo ra 4,5 – 5,5 tỷ ñô la
    Mỹ từ xuất khẩu (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2007). Giá trị sản xuất
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
    2
    nông nghiệp tăng trung bình 5,5% mỗi năm. Từ một nền nông nghiệp tự túc tự cấp,
    Việt Nam ñã trở thành một nước xuất khẩu nông – lâm– sản. Một số sản phẩm
    nông sản xuất khẩu của Việt Nam ñang ñứng vào hàng cao nhất thế giới như hồ
    tiêu, cà phê vối, gạo và ñiều. Mức thu nhập bình quân ñầu người ở nông thôn trong
    vòng 10 năm trở lại ñây ñã tăng gấp ñôi. Và với 90%người nghèo Việt Nam sống ở
    nông thôn, nông nghiệp phát triển tạo nền tảng vữngchắc cho công cuộc xóa ñói
    giảm nghèo. Trong nhưng năm qua, 80% thu nhập tăng thêm của các hộ thoát nghèo
    là nhờ vào sản xuất nông nghiệp. Tỷ lệ hộ ñói nghèonông thôn giảm ñều ở mức 2%
    mỗi năm. Mặc dù nền nông nghiệp Việt Nam ñã ñạt ñược những thành tựu to lớn,
    những chưa thể nói quá trình phát triển nông nghiệpcủa Việt Nam là bền vững.
    Chuyển ñổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi diễn ra với tốc ñộ nhanh, thay ñổi cơ cấu
    mạnh ñã làm thay ñổi cả phương thức sử dụng tài nguyên tự nhiên ñất, nước, sinh
    học trên quy mô lớn, bên cạnh ñó công tác ñiều tra khảo sát quy hoạch, thiết kế,
    kiểm tra, giám sát còn nhiều bất cập làm xuất hiện nguy cơ phá vỡ cân bằng sinh
    thái, ñe dọa khả năng cạnh tranh vững bền của ngànhhàng.
    Thực tế những năm qua cho thấy, nông nghiệp Việt Nam vẫn luôn là khu vực
    yếu thế và dễ bị tổn thương nhất trước những tác ñộng của suy thoái kinh tế toàn
    cầu, trước thiên tai và biến ñộng thất thường của thị trường thế giới. ðứng trước
    những khó khăn và thách thức ñang ñặt ra cho ngành nông nghiệp, ñòi hỏi ngành
    nông nghiệp phải tự tìm lối ra cho chính mình ñể phát huy hết những thế mạnh và
    tiềm năng của ngành, hạn chế những thách thức và tận dụng những cơ hội cho sự
    phát triển bền vững ngành nông nghiệp trong tương lai.
    Với Hà Nội, nông nghiệp có vị trí ñặc biệt quan trọng trong quá trình phát
    triển kinh tế - xã hội của Thủ ñô. Hiện nay, trên ñịa bàn Hà Nội, mặc dù diện tích
    ñất nông nghiệp giảm nhưng giá trị sản xuất nông nghiệp của Hà Nội vẫn liên tục
    tăng trong những năm qua với mức tăng trưởng khá. Tuy nhiên, sản xuất nông
    nghiệp của Hà Nội vẫn chưa thoát khỏi tình trạng manh mún và nhỏ lẻ. Trình ñộ sản
    xuất nông nghiệp ñã ñược chú ý ñầu tư nhưng vẫn chưa ñáp ứng kịp ñòi hỏi thực tế;
    vốn ñầu tư cho sản xuất còn thấp và chưa tập trung.Quá trình ñô thị hóa diễn ra
    nhanh khiến nhiều diện tích ñất nông nghiệp phải nhường chỗ cho xây dựng các
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
    3
    khu ñô thị, khu công nghiệp, dịch vụ tạo nên sự không ổn ñịnh cho khá nhiều vùng
    sản xuất nông nghiệp, nhiều diện tích ñất nông nghiệp trở thành ñất kẹt, khó canh
    tác và quán lý dịch bệnh, vệ sinh thực phẩm chưa ñược ñảm bảo, lao ñộng dư thừa,
    môi trường sinh thái ngày càng bị ô nhiễm, phế thảisinh hoạt và sản xuất chưa ñược
    xử lý tốt Trước tình hình ñó ñòi hỏi nền nông nghiệp hiện nay ở ngoại thành phải
    chuyển nhanh theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững trên cơ sở kết hợp nhiều
    ngành, ñóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế chung của Thủ ñô. Nông nghiệp
    cần tạo ra những hệ sinh thái có năng suất cao, phát triển bền vững trên cơ sở sử
    dụng tốt nhất các nguồn tài nguyên thiên nhiên (ñất, nước, khí hậu, ánh sáng ),
    duy trì mức ñộ ña dạng sinh học, bảo vệ sự trong lành của môi trường và nâng cao
    chất lượng cuộc sống cho người dân.
    Sóc Sơn vốn ñược coi là mảnh ñất khô cằn, sỏi ñá, sản xuất nông nghiệp gặp
    nhiều khó khăn. Diện tích ñất nông nghiệp vào khoảng 13.000 ha, chiếm trên 40%
    tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện. Tỷ lệ dân số sống bằng nông nghiệp chiếm
    tới 95,15%, nguồn thu nhập chính của các nông hộ làtừ các hoạt ñộng nông – lâm –
    ngư nghiệp. Theo báo cáo của UBND huyện Sóc Sơn năm2009, hiện Sóc Sơn còn
    7 xã với khoảng 6.133 hộ thuộc diện nghèo và cận nghèo và là huyện ngoại thành
    có tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo lớn nhất thành phố; ñang rất cần sự hỗ trợ nhằm
    nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, tăng thêm thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo
    một cách bền vững và chống ñói nghèo cho các hộ mớithoát nghèo. Hiện nay, sinh
    kế của các xã nghèo chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và vấn ñề ñặt ra là
    nghiên cứu phát triển nông nghiệp bền vững cho các xã nghèo. Vậy phát triển nông
    nghiệp huyện Sóc Sơn cần hướng ñi nào cho thật hiệuquả, bền vững và ổn ñịnh,
    ñồng thời giải quyết ñược bài toàn về nghèo ñói. Xuất phát từ thực tế cấp thiết của
    nông nghiệp ñịa phương, tôi tiến hành nghiên cứu ñềtài: “Nghiên cứu giải pháp
    phát triển nông nghiệp bền vững tại các xã nghèo của huyện Sóc Sơn, Hà Nội”
    làm ñề tài luận văn thạc sỹ.
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu
    1.2.1 Mục tiêu chung
    Nghiên cứu thực trạng phát triển nông nghiệp và các giải pháp phát triển
    nông nghiệp bền vững cho các xã nghèo của huyện SócSơn, trên cơ sở ñó ñề xuất
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
    4
    ñịnh hướng và một số giải pháp chủ yếu phát triển nông nghiệp bền vững cho các xã
    nghèo của huyện Sóc Sơn.
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể
    - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễnvề phát triển nông nghiệp
    bền vững
    - ðánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp và các giải pháp phát triển nông
    nghiệp bền vững tại các xã nghèo của huyện Sóc Sơn thời gian qua.
    - ðề xuất ñịnh hướng và một số giải pháp chủ yếu phát triển nông nghiệp bền
    vững cho các xã nghèo của huyện Sóc Sơn trong thời gian tới.
    1.3 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
    1.3.1 ðối tượng nghiên cứu
    Nghiên cứu thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững tại các xã nghèo
    của huyện Sóc Sơn và mức ñộ phát triển nông nghiệp bền vững tại các xã nghèo.
    1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
    1.3.2.1 Phạm vi về nội dung
    - Nghiên cứu quá trình sản xuất nông nghiệp tại các xã nghèo và các giải
    pháp phát triển nông nghiệp bền vững trong sản xuấtnông nghiệp tại các xã nghèo
    của huyện Sóc Sơn.
    1.3.2.2 Phạm vi về không gian
    ðề tài ñược thực hiện tại ñịa bàn huyện Sóc Sơn, Hà Nội
    1.3.2.3 Phạm vi về thời gian
    ðề tài thu thập số liệu thứ cấp tại các phòng, bancó liên quan và số liệu khảo
    sát thực tế ñịa bàn trong thời gian từ tháng 8 năm 2010 ñến tháng 6 năm 2011.
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
    5
    2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
    2.1 Cơ sở lý luận
    2.1.1 Khái niệm về nông nghiệp
    Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng ñất ñai ñể
    trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vậtnuôi làm tư liệu và nguyên liệu
    lao ñộng chủ yếu ñể tạo ra lương thực, thực phẩm vàmột số nguyên liệu cho công
    nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành:
    trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản, theo nghĩa rộng còn bao gồm cả lâm nghiệp
    và thủy sản.
    Nông nghiệp hiện ñại vượt ra khỏi sản xuất nông nghiệp truyền thống, loại
    sản xuất nông nghiệp chủ yếu tạo ra lương thực cho con người hay làm thức ăn cho
    các con vật. Các sản phẩm nông nghiệp hiện ñại ngàynay ngoài lương thực, thực
    phẩm truyền thống phục vụ cho con người còn các loại khác như: sợi dệt (sợi bông,
    sợi len, lụa, sợi lanh), chất ñốt (mê tan, dầu sinhhọc, ethanol ), da thú, cây cảnh,
    sinh vật cảnh, chất hóa học (tinh bột, ñường, mì chính, cồn, nhựa thông), lai tạo
    giống, các chất gây nghiện cả hợp pháp và không hợppháp (thuốc lá, cocaine .) [1].
    Thế kỷ 20 ñã trải qua một sự thay ñổi lớn trong sảnxuất nông nghiệp, ñặc biệt là sự
    cơ giới hóa trong nông nghiệp và ngành sinh hóa trong nông nghiệp. Các sản phẩm
    sinh hóa nông nghiệp gồm các hóa chất ñể lai tạo, gây giống, các chất trừ sâu, diệt
    cỏ, diệt nấm, phân ñạm [1].
    Nông nghiệp của các nước trên thế giới từ trước tới nay ñều trải qua giai
    ñoạn phát triển từ thấp ñến cao, gắn liền với sự tiến hóa của loài người và sự gia
    tăng về dân số. Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, nền nông nghiệp chủ yếu là săn
    bắn hái lượm. Khi loài người tích lũy ñược kinh nghiệm, công cụ sản xuất ra ñời,
    nền nông nghiệp ñược phát triển sang trồng trọt và chăn nuôi theo hướng du canh
    hay du mục. Canh tác du canh, du cư gắn liền với nền canh tác ñốt rẫy. Sau ñó, do
    sức ép về dân số và ñất ñai, nông nghiệp du canh chuyển sang nông nghiệp ñịnh
    canh ở thời kỳ phong kiến. Tuy vậy, nền nông nghiệpdu canh và du cư vẫn tồn tại
    ñến ngày nay ở một số vùng do một số cộng ñồng ñồngbào dân tộc ít người thực
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
    6
    hiện. Từ nền nông nghiệp ñịnh canh theo hướng quảngcanh chuyển sang nông
    nghiệp thâm canh, từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hiện ñại, nông
    nghiệp tự cung tự cấp sang nông nghiệp hàng hóa là những xu hướng cơ bản của sự
    phát triển nông nghiệp trong một thế kỷ qua ở các nước ñang phát triển [1].
    2.1.2 Nông nghiệp bền vững
    2.1.2.1 Quan niệm về nông nghiệp bền vững
    Nông nghiệp bền vững ñược biểu hiện qua không gian,thời gian, là nói ñến
    khả năng duy trì sức sản xuất của hệ thống trên cơ sở nguồn tài nguyên. ðể ñánh giá
    một hệ thống có bền vững không, cần có các số ño vềsinh học và kinh tế xã hội (A.
    Ham blin, 2005).
    Có nhiều khái niệm về nông nghiệp bền vững, trong ñó mỗi khái niệm ñề cập ñến
    những góc ñộ khác nhau, theo những mục ñích và cáchthức tiếp cận cũng khác nhau.
    Gordon R.Conway (1987) cho rằng tính bền vững trongnông nghiệp là khả
    của một hệ sinh thái nông nghiệp ñể duy trì năng suất khi bị ảnh hưởng của những
    biến ñộng ñột xuất của môi trường, nông nghiệp bền vững ñược ñánh giá bởi một
    xu thế không âm qua các số ño về ñầu ra.
    Theo Ủy ban kỹ thuật của FAO, nền nông nghiệp bền vững bao gồm việc
    quản lý có hiệu quả nguồn lực ñể thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người
    mà vẫn duy trì hay làm tăng thêm chất lượng của môitrường và bảo tồn tài nguyên
    thiên nhiên [13]
    ðể hiểu biết tính bền vững nông nghiệp, FAO (2005)ñã phân biệt 7 quan
    ñiểm về hệ thống nông nghiệp và hệ thống canh tác bền vững như sau:
    - Một hệ thống canh tác bền vững là hệ thống mà trong ñó nguồn tài nguyên
    thiên nhiên ñược quản lý sao cho năng suất cây trồng không bị giảm theo thời gian;
    - Một hệ thống canh tác bền vững là một hệ thống mà nguồn tài nguyên thiên
    nhiên ñược quản lý ñể cho chúng không bị suy giảm theo thời gian;
    - Hệ thống canh tác bền vững là hệ thống thỏa mãn các ñiều kiện tối thiểu về
    tính ổn ñịnh và lâu bền của hệ sinh thái theo thời gian;
    - Một quan ñiểm liên quan ñến hệ thống canh tác bền vững là các hệ thống
    canh tác có giá trị tự nhiên cao, là quan trọng về mặt bảo tồn tự nhiên;

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia (2009). Khái niệm nông nghiệp,
    http://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipedia
    2. Bảo Thy (2011), “ðể phát triển nông nghiệp bền vững”
    http://www.nhandan.com.vn/cmlink/nhandandientu/thoisu/chinh-tri/cung-suy-ngam/phat-tri-n-nong-nghi-p-b-n-v-ng-1.292104#yJAKP7IGBNl5, cập nhật ngày
    10/7/2011
    3. Chi cục BVTV Hà Nội (2010), Báo cáo kết quả thựchiện chương trình IPM 2010
    4. Chi cục Thú y Hà Nội (2010), Báo cáo kết quả ñánh giá tình hình vệ sinh thú y và
    ñề xuất các giải pháp ñảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong giết mổ gia cầm trên
    ñịa bàn thành phố Hà Nội năm 2010
    5 Cục Thống kê Hà Nội, Niên giám thống kê năm 2009,NXB thống kê 2010
    6. ðào Hữu Hòa (2005), Vai trò của trang trại gia ñình trong quá trình phát triển
    một nền nông nghiệp bền vững, Trường ðại học Kinh tế - ðại học ðà Nẵng
    7. ðỗ Kim Chung (6/2008), Càng làm nông nghiệp nôngdân càng nghèo, Báo ñại
    ñoàn kết
    8. ðỗ Kim Chung (2009), Nền nông nghiệp bền vững làkết quả của quá trình phát
    triển nông nghiệp bền vững, Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội
    9. ðỗ Kim Chung, Phạm Vân ðình (2008), Giáo trình kinh tế nông nghiệp, NXB
    Nông nghiệp, Hà Nội
    10. Dự án tổng thể giảm hộ nghèo 8 xã huyện Sóc Sơn: giải pháp thoát nghèo bền
    vững, (2010) http://www.tinkinhte.com/viet-nam/tin-dia-phuong/du-an-tong-the-giam-ho-ngheo-8-xa-huyen-soc-son-giai-phap-thoat-ngheo-ben-vung.nd5-dt.105166.113117.html, cập nhật ngày 2/3/2011
    11. Huyện Sóc Sơn, Niên giám thống kê năm 2008 – 2010
    12. Lê Văn Khoa cùng các tác giả Nguyễn ðức Lượng và Nguyễn Thế Truyền
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
    117
    (1999), Giáo trình nông nghiệp và Môi trường, NXB Giáo dục
    Phạm Vân ðình, 1997, Kinh tế nông nghiệp, Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội
    13. Phạm Vân ðình, ðỗ Kim Chung và tập thể bộ môn phát triển nông thôn, khoa
    Kinh tế & PTNT, Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội (2004), Giáo trình kinh tế
    nông nghiệp, NXB Nông nghiệp
    14. Phạm Văn Khôi (2004), Phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng
    nông nghiệp sinh thái, Trường ðại học Kinh tế quốc dân, NXB Nông nghiệp
    15. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, Báo cáo tình hình phát triển
    nông nghiệp và nông thôn năm 2008 – 2010
    16. Sơ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, Chi Cục Phát triển nông thôn,
    Dự án hướng dẫn người nghèo, hộ nghèo cách làm ăn,khuyến nông, khuyến ngư ở
    7 xã còn nhiều hộ nghèo của huyện Sóc Sơn năm 2009.
    17. Tăng Minh Lộc (bài phát biểu tại Hội nghị toàn thể ISG ngày 7/11/2007,
    “Những chủ trương, giải pháp phát triển nông thôn bền vững – công bằng trong tiến
    trình công nghiệp hóa, hiện ñại hóa của Việt Nam ñến năm 2020”)
    18. Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê năm 2009,NXB thống kê 2010
    19. Trần Danh Thìn và Nguyễn Hữu Trí (2006), Hệ thống trong phát triển nông
    nghiệp bền vững, NXB Nông nghiệp
    20. Trần ðức Viên (2009), giáo trình phân tích hệ thống môi trường nông nghiệp.
    21. UB Môi trường và phát triển thế giới, 1987, Phát triển bền vững, ðại học Nông
    nghiệp Hà Nội
    22. UBND các xã Nam Sơn, Bắc Sơn, Tân Hưng, Việt Long, ðức Hòa, Xuân Thu
    và Kim Lũ (2010), Báo cáo ñánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2010
    23. UBND huyện Sóc Sơn (2006), ðề án “Phát triển kinh tế giai ñoạn 2006 - 2010”
    24. UBND huyện Sóc Sơn (2010), Báo cáo kết quả thựchiện nhiệm vụ phát triển
    kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng huyện Sóc Sơn năm 2008 – 2010
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
    118
    25. UBND huyện Sóc Sơn (2010), Báo cáo thực trạng về sản xuất nông nghiệp, cơ
    sở hạ tầng nông thôn, tình hình nông dân và hiện trạng các công trình thủy lợi phục
    vụ sản xuất nông nghiệp
    26. Vũ Thị Ngọc Phùng (1997), Kinh tế phát triển, Trường ðại học Nông nghiệp Hà
    Nội
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...