Luận Văn Nghiên cứu giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của công ty TNHH xây dựng dân dụng

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 28/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu












    1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài


    Toàn cầu hoá là một xu thế được hình thành từ lâu, hiện đang phát triển mạnh và lan rộng ra hầu hết các nước trên toàn thế giới. Quá trình toàn cầu hoá kinh tế tạo cơ hội để các quốc gia có thể tận dụng và phát huy lợi thế so sánh của mình, thúc đẩy, duy trì tăng trưởng bền vững, góp phần nâng cao phúc lợi xã hội nhờ việc phân bổ các nguồn lực có hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, cần nhận thức rằng toàn cầu hoá là quá trình phân chia lại thị trường thế giới bằng biện pháp kinh tế. Mức độ cạnh tranh trên thị trường trong nước và nước ngoài ngày càng gay gắt do thực hiện những cam kết về mở cửa thị trường. Chính vì vậy, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ là yếu tố quan trọng nhất quyết định một quốc gia sẽ là “người hưởng lợi” hay “kẻ chịu thiệt” trong quá trình toàn cầu hoá. Như vậy thì nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là một tất yếu khách quan trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và trên thế giới, và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là một nội dung cần được quan tâm. Nếu không làm được điều này, doanh nghiệp không chỉ thất bại trên “sân khách” mà còn gánh chịu hậu quả tương tự trên chính “sân
    nhà”.


    Trải qua hơn 20 năm đổi mới, ngành xây dựng đã có những bước tiến đáng kể theo hướng hiện đại. Không chỉ trong lĩnh vực xây dựng công trình, vật liệu xây dựng, kiến trúc và quy hoạch xây dựng mà còn cả những lĩnh vực khác: phát triển đô thị và nhà ở, năng lực xây dựng công trình có nhiều tiến bộ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu xây dựng. Tuy đã lớn mạnh về nhiều mặt, nhưng nhìn chung khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp xây dựng nước ta còn yếu kém vì: Phần lớn các doanh nghiệp trong ngành xây dựng Việt Nam hiện có quy mô không lớn; công tác nghiên cứu thị trường, thực hiện xúc tiến thương mại, quảng bá, khuếch trương sản phẩm và hình ảnh của doanh nghiệp chưa được chú trọng đầu tư đúng mức .Do đó cần phải nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp xây dựng.
    Đối với các nhà thầu xây dựng thì hoạt động đấu thầu là rất quan trọng, quyết định





    đến sự tồn tại và phát triển của nhà thầu. Mặt khác, hoạt động đấu thầu kích thích cạnh tranh giữa các nhà thầu, thúc đẩy lực lượng sản xuất, khoa học công nghệ phát triển. Với sự kiện Việt Nam đã gia nhập WTO thì thị trường xây dựng nói chung và hoạt động đấu thầu nói riêng diễn ra rất sôi động, ngày càng xuất hiện những nhà thầu mạnh, thi công những công trình quy mô lớn, hiện đại. Do đó cần thiết phải nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng.
    Xuất phát từ thực tế trên đây, em đó chọn đề tài luận văn cao học là: “Nghiên cứu giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của công ty TNHH xây dựng dân dụng và công nghiệp Delta”
    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài


    Trên cơ sở lý luận về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung và khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng nói riêng và trên cơ sở phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình đấu thầu của công ty TNHH xây dựng dân dụng và công nghiệp Delta để tìm ra giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của công ty.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


    - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng.
    - Phạm vi nghiên cứu là khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của công ty TNHH xây dựng dân dụng và công nghiệp Delta.
    4. Phương pháp nghiên cứu


    - Về mặt lý luận: Trên cơ sở vận dụng đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế-xã hội, về phát triển ngành xây dựng, các văn bản phảp quy về quản lý đấu tư và xây dựng, Luật Đấu thầu, lý luận của các môn kinh tế chuyên ngành như: Quản lý nhà nước về kinh tế và quản trị kinh doanh trong xây dựng, Phân tích hoạt động kinh tế trong doanh nghiệp, Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp,
    - Phương pháp nghiên cứu: phương pháp duy vật biện chứng kết hợp với các phương pháp: điều tra, khảo sát số liệu, phân tích - tổng hợp, tham khảo ý kiến chuyên gia.





    5. ý nghĩa khoa học của đề tài


    Dựa trên hệ thống hoá lý luận về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung và khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng nói riêng và trên cơ sở phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình đấu thầu của công ty TNHH xây dựng dân dụng và công nghiệp Delta để tìm ra giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của công ty.
    6. ý nghĩa thực tiễn của đề tài


    Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của công ty TNHH xây dựng dân dụng và công nghiệp Delta.
    7. Kết cấu của luận văn


    Ngoài mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:


    Chương 1 : Một số vấn đề chung về khả năng


    cạnh tranh của doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng
    Chương 2 : Tình hình công tác đấu thầu và phân tích khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của công ty TNHH
    xây dựng dân dụng và công nghiệp Delta Chương 3 : Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh
    tranh trong đấu thầu xây lắp của công ty TNHH xây dựng dân dụng và công nghiệp Delta
    Chương 1


    Một số vấn đề chung về khả năng cạnh tranh của Doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của Doanh nghiệp xây dựng






    1.1. Một số vấn đề về cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp


    1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh


    Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh về kinh tế giữa các chủ thể tham gia phát triển sản xuất-kinh doanh với nhau nhằm giành những điều kiện thuận lợi trong sản xuất kinh





    doanh, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. Mục tiêu của cạnh tranh là giành lợi ích, giành lợi nhuận lớn nhất, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của chủ thể tham gia cạnh tranh.[3]
    Cạnh tranh trong kinh doanh là hoạt động ganh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, giữa các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, bị chi phối bởi quan hệ cung-cầu, nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ, thị trường có lợi nhất.[3]
    Quan niệm về cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường: Cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm mọi biện pháp để đạt được mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất thị trường có lợi nhất. Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa hoá lợi ích, đối với người sản xuất- kinh doanh là lợi nhuận, đối với người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi.[3]
    Cạnh tranh của các doanh nghiệp là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp trên thị trường nhằm tạo lợi thế cho mình và thu được nhiều lợi nhuận hơn, là sự tranh giành về lợi ích giữa các chủ thể tham gia thị trường, bao gồm những người mua và những người bán.
    * Phân loại cạnh tranh:


    - Phân loại theo chủ thể tham gia thị trường:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...