Thạc Sĩ Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả trình độ thể lực cho nam sinh viên không chuyên ngành Thể dục

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
    BCH - Ban chấp hành.
    BGH - Ban giám hiệu.
    GDTC - Giáo dục thể chất.
    GDTC TT - Giáo dục thể chất - thể thao.
    GV - Giáo viên.
    GD - ĐT - Giáo dục - Đào tạo.
    CNH - HĐH - Công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
    ĐC - Đối chứng.
    SV - Sinh viên.
    XHCN - Xã hội chủ nghĩa.
    TDTT - Thể dục thể thao.
    TN - Thực nghiệm.
    KTNLA - Kinh tế Nông Lâm A
    KTNLB - Kinh tế Nông Lâm B
    K2007 - Sinh viên năm thứ 3
    K2008 - Sinh viên năm thứ 2
    K2009 - Sinh viên năm thứ 1
    DANH MỤC CÁC ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG
    p - Phút
    s - Giây
    cm - Centimet
    l - Lần
    % - Phần trăm
    m - Met MỤC LỤC
    Nội dung Trang
    Trang bìa
    Trang phụ bìa
    Lời cam đoan
    Danh mục ký hiệu viết tắt trong luận văn
    Mục lục
    1. Đặt vấn đề 1
    1.1. Căn cứ lựa chọn đề tài 1
    1.2. Tổng hợp tài liệu liên quan tới đề tài 2
    1.3. Những vấn đề còn tồn tại của nghiên cứu 3
    1.4. Những vấn đề chủ yếu cần giải quyết trong luận văn 5
    2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu 6
    2.1. Hoàn thiện thể chất, một nội dung và yêu cầu quan trọng của
    mục tiêu giáo dục toàn diện và hình thành nhân cách người lao động
    6
    2.2. Nhiệm vụ công tác giáo dục thể chất trong các trường Đại học 9
    2.2.1. Giáo dục thể chất 9
    2.2.2. Nhiệm vụ giáo dục thể chất trong các trường Đại học ở Việt
    Nam
    10
    2.2.3. Giáo dục thể chất là một trong những bộ phận của giáo dục và
    giáo dưỡng trong các trường Đại học và Trung học chuyên nghiệp
    12
    2.3. Thể lực là nội dung cơ bản đánh giá chất lượng giáo dục thể chất 14
    3. Phương pháp và tổ chức nghiên cứu 19 3.1. Phương pháp nghiên cứu 19
    3.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu 19
    3.1.2. Phương pháp phỏng vấn, toạ đàm 19
    3.1.3. Phương pháp quan sát sư phạm 20
    3.1.4. Phương phướng kiểm tra sư phạm 20
    3.1.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 21
    3.1.6. Phương pháp toán học thống kê 22
    3.2. Thời gian nghiên cứu 23
    3.3. Địa điểm nghiên cứu 24
    3.4. Đối tượng nghiên cứu 24
    4. Đánh giá thực trạng công tác GDTC và việc rèn luyện thể lực của
    nam sinh viên không chuyên ngành TDTT trường Đại học Tây
    Nguyên
    24
    4.1. Đánh giá thực trạng về chương trình giảng dạy môn GDTC của
    trường Đại học Tây NguyêN
    24
    4.1.1. Phương pháp tổ chức quá trình giáo dục thể chất 28
    4.1.2. Đánh giá GDTC đối với sinh viên trường Đại học Tây Nguyên 29
    4.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên giảng dạy môn giáo dục thể chất
    trường Đại học Tây Nguyên
    31
    4.3. Đánh giá thực trạng cơ sở vật chất, sân bãi dụng cụ TDTT 32
    4.4. Đánh giá nhận thức của nam sinh viên không chuyên ngành thể 34 dục thể thao trường Đại học Tây Nguyên
    4.5. Thực trạng thể lực của nam sinh viên không chuyên ngành thể
    dục thể thao trường Đại học Tây Nguyên
    35
    4.5.1. Thực trạng thể lực của nam sinh viên không chuyên ngành thể
    dục thể thao trường Đại học Tây Nguyên ở 3 năm học đầu
    35
    4.5.2. Nguyên nhân ảnh hưởng tới thực trạng trình độ thể lực sinh
    viên
    38
    5. Lựa chọn một số giải pháp nhằm nâng cao trình độ thể lực nam
    sinh viên không chuyên ngành TDTT trường Đại học Tây Nguyên
    40
    5.1. Những cơ sở lý luận nhằm xây dựng các giải pháp nâng cao trình
    độ thể lực cho nam sinh viên không chuyên ngành TDTT trường Đại
    học Tây Nguyên
    40
    5.1.1. Những đặc điểm cơ bản về tâm sinh lý của nam giới ở độ tuổi
    sinh viên
    41
    5.1.2. Hình thức và nội dung tập luyện TDTT đối với nam sinh viên 44
    5.2. Những căn cứ thực tiễn, cơ sở để xây dựng và lựa chọn các giải
    pháp nâng cao thể lực cho nam sinh viên trường Đại học Tây
    Nguyên
    44
    5.3. Lựa chọn đề xuất các giải pháp nâng cao trình độ thể lực cho
    nam sinh viên không chuyên ngành TDTT trường Đại học Tây
    Nguyên
    46
    5.4. Xác định chỉ tiêu đánh giá trình độ thể lực cho SV không chuyên
    ngành trường đại học Tây Nguyên
    51
    6. Đánh giá hiệu quả các giải pháp đã lựa chọn nhằm nâng cao trình 52 độ thể lực cho nam sinh viên không chuyên ngành thể dục thể thao
    trường Đại học Tây Nguyên
    6.1. Tổ chức thực nghiệm 52
    6.2. Đánh giá hiệu quả thực nghiệm 56
    7. Kết luận - Kiến nghị 60
    7.1. Kết Luận
    60
    7.2. Kiến nghị 60
    8. Tài liệu tham khảo 61
    8.1. Tài liệu trong nước 61
    8.2. Tài liệu nước ngoài
    63
    9. Cảm tạ 66
    10. Lý lịch trích ngang của cá nhân
    67
    11. Phụ lục
    68 Tóm Tắt
    Thông qua việc đánh giá thực trạng công tác GDTC trường đại học
    Tây Nguyên, chúng tôi lựa chọn một số giải pháp nhằm nâng cao trình độ thể
    lực cho nam sinh viên không chuyên ngành TDTT trường Đại học Tây
    Nguyên, góp phần vào mục tiêu đào tạo con người mới phát triển toàn diện.
    Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng phương pháp nghiên
    cứu: Phân tích tổng hợp các sách báo, tài liệu có liên quan, các chỉ thị, văn
    kiện của Đảng và Nhà nước, quyết định của Bộ GD - ĐT đối với TDTT nói
    chung và công tác GDTC nói riêng. Thông qua phỏng vấn trực tiếp và gián
    tiếp nhằm thu nhập thông tin cần thiết từ ý kiến người khác để xác định hiện
    trạng vấn đề và hình thành giả thiết khoa học. Phương pháp quan sát sư phạm,
    chúng tôi dùng quan sát quá trình dạy học và hoạt động TDTT (nội, ngoại
    khoá) của SV. Qua phương pháp kiểm tra sư phạm nhằm đánh giá sự phát
    triển thể lực của SV trước và sau khi áp dụng các biện pháp đã được đề xuất,
    khẳng định tính khoa học và hiệu quả của việc duy trì và phát triển công tác
    GDTC. Sử dụng phương pháp thực nghiệm sư phạm nhằm mục đích đánh giá
    hiệu quả các giải pháp nâng cao trình độ thể lực của nam sinh viên không
    chuyên ngành TDTT trường Đại học Tây Nguyên. Các kết quả nghiên cứu thu
    được qua phỏng vấn, quan sát, kiểm tra và thực nghiệm sư phạm đã được tính
    bằng phương pháp toán học thống kê.
    Từ những kết quả nghiên cứu chúng tôi có những kết luận sau:
    1. Trình độ thể lực là nội dung quan trọng để đánh giá hiệu quả GDTC
    trong quá trình tham gia học tập của sinh viên trường đại học Tây Nguyên.
    Qua đánh giá thực trạng công tác GDTC và việc rèn luyện thể lực của nam
    sinh viên không chuyên ngành Thể dục thể thao trường Đại học Tây Nguyên
    chúng tôi thấy:
    Việc thực hiện chương trình giáo dục thể chất của bộ môn chưa được
    triệt để, nội dung phương pháp tổ chức chưa đáp ứng để giải quyết các nhiệm
    vụ GDTC trong nhà trường. Đội ngũ giảng viên giảng dạy thể dục trong trường còn thiếu. Điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy,
    học tập và tập luyện TDTT chưa đáp ứng được nhu cầu cũng như số lượng
    SV của trường. Nhận thức về tác dụng của GDTC trong trường của sinh viên
    còn nhiều hạn chế. Trình độ thể lực của nam sinh viên đạt ở các chỉ tiêu thể
    lực từ năm thứ nhất đến năm thứ 3 có chiều hướng giảm xuống, số lượng SV
    có trình độ thể lực chỉ ở mức đạt là nhiều chiếm từ 25% trở lên, số SV không
    đạt chiếm 21% đến 42%. Như vậy cho thấy trình độ thể lực của các em là
    thấp.
    2. Từ những căn cứ và qua quá trình nghiên cứu, phân tích tài liệu, phỏng vấn
    cũng như qua đánh giá thực trạng công tác GDTC và việc rèn luyện thể lực,
    để nâng cao chất lượng GDTC bước đầu chúng tôi đã xác định, lựa chọn được
    các giải pháp sau: Nâng cao nhận thức, vai trò môn học GDTC cho sinh
    viên.Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập.Tăng cường hệ
    thống bài tập thể lực cho nam sinh viên. Đẩy mạnh, đa dạng hóa các hình thức
    tập luyện ngoại khóa của SV.
    3. Sau khi áp dụng các giải pháp mới chúng tôi thấy trình độ thể lực của SV
    không chuyên ngành TDTT trường Đại học Tây Nguyên được tăng lên rõ rệt.
    Cụ thể thành tích kiểm tra thể lực của SV nhóm thực nghiệm cao hơn hẳn
    nhóm đối chứng ở tất cả các nội dung. Nó thể hiện sự khác biệt về thành tích
    có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P < 0,05. (t tính > t bảng= 1.96 )
    Từ khóa: Giải pháp - Trình độ thể lực - Nâng cao hiệu quả Nam sinh
    viên - Không chuyên ngành Thể dục thể thao - Đại học Tây Nguyên 1
    1. Đặt vấn đề
    1.1. Căn cứ lựa chọn đề tài
    Giáo dục thể chất (GDTC) cho thế hệ trẻ là một bộ phận cơ bản cấu
    thành hệ thống giáo dục thể chất cho nhân dân lao động, là một biện pháp
    quan trọng nhằm bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho mỗi người Việt Nam.
    Trải qua nhiều thời kỳ cách mạng của đất nước, Đảng và Nhà nước
    luôn coi trọng công tác giáo dục thể chất cho nhân dân lao động, trước hết là
    đối với thế hệ trẻ đang trưởng thành. Vì vậy giáo dục thể chất trong nhà
    trường trở thành một bộ phận quan trọng của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa,
    có vai trò tích cực trong việc đào tạo, để thực hiện mục tiêu, nâng cao dân trí,
    bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài cho đất nước đáp ứng nhu cầu đổi mới
    sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
    Trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, Đảng và Nhà
    nước ta luôn coi trọng vị trí con người, xem đó là động lực, là nhân tố quan
    trọng thúc đẩy sự phát triển của xã hội, phấn đấu để đất nước luôn có lớp
    người năng động sáng tạo, vững vàng chuyên môn, phát triển cao về trí tuệ,
    cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức.
    Giáo dục thể chất có tác dụng tích cực đối với sự hoàn thiện nhân cách,
    thể chất cho sinh viên, nhằm đào tạo con người mới phát triển toàn diện phục
    vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giữ vững an
    ninh, chính trị và quốc phòng. Trong nhiều năm qua Bộ Giáo dục và Đào tạo
    rất quan tâm đến công tác giáo dục thể chất trong các trường Đại học, Cao
    đẳng và trung học chuyên nghiệp, điều đó thể hiện qua việc thường xuyên ban
    hành các nội dung: Chương trình thể dục nội khóa, tổ chức hướng dẫn thể dục
    ngoại khóa, cải tiến tiêu chuẩn rèn luyện thân thể, cải tiến chương trình giáo
    dục thể chất cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của đất nước
    Giáo dục thể chất và phát triển thể thao trong nhà trường kết hợp với
    việc kiểm tra đánh giá tri thức, kỹ năng của sinh viên: “Là một bộ phận không 2
    thể tách rời và đồng thời rất quan trọng trong quá trình dạy và học”. Xuất phát
    từ những đòi hỏi về công tác đổi mới giáo dục đại học, đa dạng hóa các loại
    hình đào tạo, cùng với sự phát triển mạnh mẽ về số lượng sinh viên thì việc
    đảm bảo chất lượng giáo dục trong đó có giáo dục thể chất đang đứng trước
    những yêu cầu thử thách to lớn. Mặc dù công tác giáo dục thể chất đã được
    các cấp lãnh đạo nhà trường hết sức quan tâm, một số trường đã được đầu tư
    xây dựng những công trình thể dục thể thao thể dục thể thao mới rất lớn và
    hiện đại để phục vụ tốt cho công tác giảng dạy nội khóa, hoạt động ngoại
    khóa và phong trào thể thao của sinh viên. Trong thực tế, công tác GDTT và
    thể dục thể thao học đường ở nhiều trường Đại học – Cao đẳng còn có những
    hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu mục tiêu giáo dục và đào tạo đề ra. Để
    đáp ứng những yêu cầu, mục tiêu giáo dục đào tạo trong thời kỳ đổi mới,
    công tác giáo dục thể chất còn nhiều việc phải làm.
    Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII và chỉ thị 133/TT ngày
    7/3/31995 của Thủ tướng Chính phủ đã ghi rõ sự cần thiết phải chú trọng cải
    tiến nội dung chương trình và phương pháp nhằm đưa vào nề nếp, phát triển
    thể lực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong nhà trường các
    cấp.
    1.2. Tổng hợp tài liệu liên quan tới đề tài
    Thực tế với hoàn cảnh, yêu cầu chuyên môn khác nhau, các trường đã
    và đang lựa chọn cho mình những tiêu chí riêng, vừa đáp ứng tối ưu phát triển
    thể lực cho sinh viên đồng thời góp phần tích cực vào phát triển trí tuệ và
    nhân cách của sinh viên trường mình. Nhận thức được tầm quan trọng việc
    nâng cao thể lực và phát triển thể chất cho sinh viên trong những năm qua có
    nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề phát triển thể chất cho sinh viên như:
    “Thực trạng phát triển thể chất của học sinh, sinh viên trước thềm thế
    kỷ XXI” của các tác giả Lê Văn L ẫm, Vũ Đức Thu, Nguyễn Trọng Hải, Vũ
    Bích Huệ. 3
    “Nghiên cứu đánh giá thực trạng công tác GDTC và phát triển TDTT
    trong nhà trường” của tác giả Vũ Đức Thu - Nguyễn Trọng Hải 1998
    “Nghiên cứu xây dựng các chỉ tiêu đánh giá thể lực cho nam sinh viên
    trường Đại học xây dựng” của tác giả Nguyên Anh Tú
    “Nghiên cứu một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng rèn luyện
    thân thể cho sinh viên học viện An Ninh” của tác giả Lê Nh ật Cường
    “Nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao thể lực cho học sinh các
    trường dạy nghề công nghiệp khu vự Hà Nội” của tác giả Trịnh Xuân Kiên
    “Nghiên cứu một số biện pháp nhằm nâng cao thể chất sinh viên trường
    Đại học Hằng Hải Việt Nam ” của tác giả Nguyễn Thị Xuân Huyền
    “Nghiên cứu một số biện pháp nâng cao thể lực cho nữ sinh trường Đại
    học Hồng Đức Thanh hóa”
    1.3. Những vấn đề còn tồn tại của nghiên cứu
    Trường Đại học Tây Nguyên được thành lập ngày 11 tháng 11 năm
    1977 theo quyết định 298/CP của Hội đồng Chính phủ. Hiện nay trường có
    611 cán bộ viên chức với 31 đơn vị trực thuộc. Do nhu cầu xã hội hóa nói
    chung và của tỉnh Đắc Lắc nói riêng, trường Đại học Tây Nguyên đang đào
    tạo nhiều chuyên ngành khác nhau. Mục tiêu của trường xây dựng Nhà trường
    trở thành một trung tâm đào tạo với đa ngành, đa cấp, đa lĩnh vực đào tạo từ
    Trung học phổ thông đến đào tạo trình độ sau đại học; xây dựng Nhà trường
    trở thành một trung tâm nghiên cứu Khoa học và chuyển giao Công nghệ lớn
    của vùng; xây dựng Nhà trường trở thành một trung tâm Văn hóa, một môi
    trường giáo dục tốt cho học sinh, sinh viên và cộng đồng dân cư của khu vực
    Tây Nguyên có trình độ chuyên môn giỏi, năng động sáng tạo, góp phần xây
    dựng đất nước giàu mạnh. Để đạt được mục tiêu trên, sinh viên của trường
    không chỉ trang bị kiến thức vững vàng, mà cần luôn luôn rèn luyện để tạo
    nền tảng thể lực tốt, nhằm đáp ứng được yêu cầu học tập, lao động và công
    tác trong tương lai.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...