Thạc Sĩ Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần than Đèo Nai - Vin

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 23/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2013
    Đề tài: Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần than Đèo Nai - Vinacomin
    Định dạng file word



    MỤC LỤC
    Trang phụ bìa
    Lời cam đoan
    Lời cảm ơn
    Mục lục
    Danh mục các chữ viết tắt
    Danh mục các bảng
    Danh mục các hình
    MỞ ĐẦU . 1
    Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VỐN VÀ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP . 4
    1.1. Những vấn đề chung về vốn kinh doanh của doanh nghiệp . 4
    1.1.1. Khái niệm vốn kinh doanh . 4
    1.1.2. Phân loại vốn kinh doanh . 6
    1.1.3. Tầm quan trọng của vốn đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp 9
    1.2. Nội dung của công tác quản lý vốn 11
    1.2.1. Lập kế hoạch huy động vốn . 11
    1.2.2. Công tác sử dụng vốn 17
    1.2.3. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp 22
    CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỐN VÀ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THAN ĐÈO NAI - VIANCOMIN . 42
    2.1. Khái quát về Công ty cổ phần than Đèo Nai - Vinacomin . 42
    2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP than Đèo Nai 42
    2.1.2. Ngành nghề kinh doanh 43
    2.1.3. Thành tích của Công ty cổ phần than Đèo Nai 44
    2.2. Thực trạng vốn kinh doanh và hiệu quả quản lý vốn kinh doanh của Công ty cổ phần than Đèo Nai – Vinacomin 44
    2.2.1. Thực trạng vốn kinh doanh của Công ty cổ phần than Đèo Nai-Vinacomin giai đoạn 2009 – 2011 44
    2.2.2. Phân tích cơ cấu tài sảnvà nguồn vốn của Công ty cổ phần than Đèo Nai giai đoạn 2009 - 2011 . 51
    2.2.3. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn của Công ty . 55
    2.2.4. Hiệu quả quản lý vốn và sử dụng vốn kinh doanh của Công ty cổ phần than Đèo Nai - Vinacomin giai đoạn 2009 - 2011 57
    2.3. Một số nhận xét hiệu quả quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần than Đèo Nai – Vinacomin . 67
    2.3.1. Những thành tựu Công ty đã đạt được 67
    2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân . 68
    CHƯƠNG 3:CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THAN ĐÈO NAI – VINACOMIN 71
    3.1. Những căn cứ chủ yếu cho việc nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn trong Công ty cổ phần than Đèo Nai - Vinacomin . 71
    3.1.1. Hiệu quả sử dụng vốn được đảm bảo khi chi phí sử dụng vốn thấp . 71
    3.1.2. Sử dụng vốn có hiệu quả phải đảm bảo an toàn về mặt tài chính . 91
    3.2. Định hướng chiến lược phát triển nguồn vốn và huy động vốn tại Công ty cổ phần than Đèo Nai – Vinacomin . 98
    3.2.1. Phương hướng phát triển của ngành than giai đoạn 2010 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 98
    3.2.2. Định hướng chiến lược phát triển nguồn vốn và huy động vốn 99
    3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty trong giai đoạn tới 100
    3.3.1. Giải pháp xác định cơ cấu vốn hợp lý đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp . 100
    3.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn . 106
    3.3.3. Giải pháp xây dựng kế hoạch huy động vốn và sử dụng vốn kinh doanh chủ động và linh hoạt cho Công ty cổ phần than Đèo Nai – Vinacomin 108
    3.3.4. Giải pháp đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của Công ty để nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng vốn 108
    3.3.5. Giải pháp đầu tư vào yếu tố con người, xây dựng đội ngũ lao động có trình độ cao, từng bước đào tạo và đào tạo lại cán bộ kỹ thuật, quản lý . 109
    3.3.6. Giải pháp xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp 110
    3.4. Kiến nghị các điều kiện để các giải pháp được thực hiện thuận lợi . 110
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 112
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 113



    MỞ ĐẦU

    1. TÝnh cÊp thiÕt cña ®Ò tµi
    Trong những năm gần đây, hòa nhập với những biến đổi lớn lao của nền kinh tế, ngành công nghiệp khai thác than nước ta đã có những bước phát triển đáng kể. Hiện nay ngành đã thu hút hàng triệu lao động tham gia trong các hình thức tổ chức kinh doanh khác nhau thuộc mọi thành phần kinh tế. Hàng năm, vốn đầu tư vào lĩnh vực khai thác than chiếm tỷ lệ lớn trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và trong ngân sách Nhà nước. Ngành công nghiệp khai thác than cũng đã vươn lên về mọi mặt để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng nhanh về sản phẩm của ngành, các địa phương, các doanh nghiệp cũng như các hộ dân cư trong cả nước. Nhiều công ty khai thác than lộ thiên của nước ta đã và đang có những bước phát triển vượt bậc.
    Trong những năm qua Công ty CP than Đèo Nai - Vinacomin đã không ngừng phát triển về mọi mặt. Trong nền kinh tế quốc dân hiện nay, công nghiệp khai thác tài nguyên và khoáng sản chiếm một vị trí quan trọng trong đó công nghiệp khai thác than chiếm tỷ trọng khá lớn vì than là một mặt hàng xuất khẩu vào loại chủ lực của nước ta.
    Than là loại nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp và trong đời sống hàng ngày. Khi còn sống Bác Hồ đã coi những người sản xuất than “như quân đội đánh giặc”. Cho nên việc khai thác than lấy than từ lòng đất “than là vàng đen của tổ quốc” làm giàu cho đất nước là việc hết sức quan trọng không thể thiếu trong công nghiệp nhất là thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá hiện nay. Nhận rõ tầm quan trọng đó Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm đầu tư tích cực, xây dựng và phát triển ngành than vì vậy ngành than được đầu tư, trang bị máy móc dưới nhiều hình thức khá hiện đại để đáp ứng được trong công cuộc xây dựng phát triển đất nước.
    Là một thành viên trong Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, Công ty CP than Đèo Nai - Vinacomin đã xác định được vai trò, nhiệm vụ của mình trong việc sản xuất kinh doanh. Đó là cần phải cải tiến các công nghệ sản xuất và có những biện pháp tích cực để đưa sản lượng hàng năm tăng lên không ngừng đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng tốt cho nhu cầu thị trường, mở rộng thị trường tiêu thụ, hạ giá thành sản phẩm, tăng thu nhập ổn định và từng bước nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên chức, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ mà cấp trên giao cho và đóng góp nghĩa vụ cho Nhà nước đầy đủ. Muốn vậy vấn đề đáng quan tâm đặt ra là sản xuất kinh doanh không nằm trong tình trạng mất cân đối.
    Hiện nay, các doanh nghiệp khai thác than lộ thiên nói chung đang gặp phải vấn đề khó khăn về quản lý và sử dụng vốn cho đầu tư máy móc, thiết bị, đổi mới công nghệ, thiếu vốn để hoàn thiện các dự án đang dở dang và vốn đầu tư cho dự án đang mở rộng sản xuất kinh doanh .v v làm cho hiệu quả của việc sử dụng vốn không được cao. Và thực tế đã cho thấy có rất nhiều dự án khai thác than do yếu kém trong công tác quản lý vốn và sử dụng vốn nên bị chậm tiến độ, chất lượng sản phẩm cũng bị ảnh hưởng. Xuất phát từ nhận thức và tầm quan trọng của vốn kinh doanh đối với tăng trưởng của nền kinh tế nói chung và ngành công nghiệp khai thác than nói riêng trong giai đoạn thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước từ nay đến năm 2025, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần than Đèo Nai - Vinacomin” làm luận văn thạc sĩ của mình.
    2. Môc ®Ých nghiªn cøu cña ®Ò tµi
    Đề tài nghiên cứu nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn kinh doanh của các Công ty khai thác than lộ thiên nói chung và của Công ty cổ phần than Đèo Nai - Vinacomin nói riêng.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiªn cøu cña ®Ò tµi
    3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề quản lý vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần than Đèo Nai – Vinacomin.
    3.2. Phạm vi nghiªn cøu cña ®Ò tµi
    Phạm vi nghiên cứu của đề tài là vốn kinh doanh và tình hình sử dụng vốn kinh doanh của Công ty cổ phần than Đèo Nai – Vinacomin.
    4. Nội dung nghiên cứu của đề tài
    Nội dung của đề tài cần giải quyết như sau:
    - Tổng quan về hiệu quả quản lý vốn kinh doanh trong các doanh nghiệp
    - Thực trạng về quản lý vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần than Đèo Nai - Vinacomin
    - Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần than Đèo Nai – Vinacomin.
    5. Ph­¬ng ph¸p nghiªn cøu
    Để đạt được mục tiêu trên, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm:
    - Vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử để nghiên cứu các vấn đề vừa toàn diện, vừa cụ thể, có hệ thống đảm bảo tính logic của vấn đề nghiên cứu.
    - Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp thống kê, phương pháp qui nạp, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp phân tích so sánh, phương pháp kế toán . để phân tích các vấn đề, đánh giá và rút ra các kết luận.
    6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    - Về mặt khoa học, đề tài nghiên cứu, hệ thống hoá và tổng kết những lý luận cơ bản về vốn kinh doanh và hiệu quả quản lý vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
    - Về mặt thực tiễn, trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả quản lý vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần than Đèo Nai - Vinacomin, luận văn đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn kinh doanh của Công ty trong thời gian tới.
    7. Kết cấu của đề tài
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm ba chương:
    Chương 1: Tổng quan về vốn và hiệu quả quản lý vốn kinh doanh của doanh nghiệp
    Chương 2: Phân tích thực trạng vốn kinh doanh, hiệu quả quản lý vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần than Đèo Nai – Vinacomin
    Chương 3: Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn kinh doanh của Công ty cổ phần than Đèo Nai - Vinacomin



    Chương 1
    TỔNG QUAN VỀ VỐN VÀ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

    1.1. Những vấn đề chung về vốn kinh doanh của doanh nghiệp
    1.1.1. Khái niệm vốn kinh doanh
    Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã trải qua nhiều hình thái kinh tế xã hội khác nhau và cùng với quá trình đó sản xuất kinh doanh đã trở thành hoạt động cơ bản nhằm tạo ra của cải vật chất cho xã hội, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, chủ thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh là các doanh nghiệp.
    Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh bất cứ một doanh nghiệp nào cũng cần phải có vốn. Vốn là yếu tố cơ bản và là tiền đề không thể thiếu của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để dự trữ vật tư, mua sắm máy móc thiết bị, chi phí cho quá trình sản xuất kinh doanh và được thể hiện ở nhiều hình thái khác nhau trong quá trình luân chuyển. Vậy thế nào là vốn kinh doanh?
    Trong lý luận và thực tiễn có nhiều quan niệm khác nhau về vốn, mỗi quan điểm nhìn nhận vốn dưới một góc độ nhất định. Theo lý thuyết kinh tế cổ điển và tân cổ điển: vốn là một trong các yếu tố đầu vào để sản xuất kinh doanh (đất đai, tài nguyên, lao động, vốn).
    Theo Paul Samuelson và William D. Nordhaus thì: “Vốn là khái niệm thường dùng để chỉ các hàng hoá là vốn nói chung, một nhân tố sản xuất. Một hàng hoá làm vốn, khác với nhân tố sơ yếu (đất đai, lao động) ở chỗ: Nó là một đầu vào mà bản thân là một đầu ra của một nền kinh tế gồm: vốn vật chất (nhà máy, thiết bị, kho hàng), vốn tài chính (tiền, chứng khoán, tín phiếu)”. Quan điểm này đã cho chúng ta thấy rõ nguồn gốc hình thành vốn, trạng thái biểu hiện của vốn và đặc điểm cơ bản nhất của hàng hoá vốn là chúng vừa là sản phẩm đầu ra, vừa là yếu tố đầu vào của sản xuất nhưng hạn chế cơ bản của quan điểm này là chưa cho thấy mục đích sử dụng của vốn.



    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. Bộ Tài chính (2006), Chế độ kế toán doanh nghiệp (Ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, được sửa đổi bổ sung theo Thông tư số 161/2007/TT-BTC ngày 31/12/2007 của Bộ Tài chính), NXB Thống kê, Hà Nội.
    2. Dương Đăng Chinh (2003), Giáo trình Lý thuyết tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội.
    3. Nguyễn Văn Công (2005), Chuyên khảo về Báo cáo tài chính và lập, đọc, kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội.
    4. Ngô Thị Cúc, Ngô Phúc Thành, Phạm Trọng Lễ (1995), Hoạt động tài chính trong nền kinh tế thị trường, UBND Tp.Hà Nội, Hà Nội.
    5. Nguyễn Ngọc Định, Nguyễn Thị Liên Hoa, ThS. Bùi Hữu Phước (2002), Toán Tài chính, NXB Thống kê, Tp. Hồ Chí Minh.
    6. Vũ Duy Hào, Đảm Văn Huệ (2009), Quản trị Tài chính doanh nghiệp, NXB Giao thông vận tải, Tp. Hồ Chí Minh.
    7. Nguyễn Đình Kiệm, Bạch Đức Hiển (2008), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội.
    8. Nguyễn Duy Lạc (2009), Tổ chức nguồn lực tài chính, Bài giảng dùng cho cao học và NCS chuyên ngành Kinh tế công nghiệp, Trường ĐH Mỏ - Địa chất, Hà Nội.
    9. Nguyễn Duy Lạc (2010), “Một số vấn đề về an toàn tài chính trong cơ cấu vốn của Công ty cổ phần”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ-Địa chất, Số 29, Tr.34-37.
    10. Đỗ Hữu Tùng (2005), Quản trị tài chính, Bài giảng dùng cho cao học và NCS chuyên ngành kinh tế công nghiệp, Trường ĐH Mỏ - Địa chất, Hà Nội.
    11. Nguyễn Hải Sản, Hoàng Anh (2008), Cẩm nang nghiệp vụ Quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Thống kê, Hà Nội.
    12. Ross, Westerfield, Jaffe, Jordan (2008), Modern Financial Management, McGraw-Hill International Edition.
    13. Douglas, A. (2002), “Capital Structure and the control of managerial incentives”, Journal of Corporate Finance 8, Pg 287-311.
    14. Harris, M and Raviv, A. (1991), “The theory of capital structure”, Journal of Corporate Finance 46, Pg 297-355.
    15. Hunsaker. J (1999), “The role of debt and bankruptcy statutes in facilitating tacit collusion”, Managerial and Decision Economics 20, Pg 9-24.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...