Thạc Sĩ Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và bảo vệ đê điều tỉnh Thái Bình nhằm đảm bảo an toàn

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 6/4/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SỸ
    NĂM 2014

    MỤC LỤC
    27T PHẦN MỞ ĐẦU 27T . 1
    27T CHƯƠNG 1 27T 6
    27T TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐÊ ĐIỀU VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO VỆ
    ĐÊ ĐIỀU TỈNH THÁI BÌNH. 27T 6
    27T 1.1. Đặc điểm hệ thống đê điều và điều kiện dân sinh kinh tế tỉnh Thái Bình 27T 6
    27T 1.1.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Thái Bình 27T 6
    27T 1.1.2. Đặc điểm khí tượng thủy văn. 27T 8
    27T 1.1.3. Điều kiện dân sinh kinh tế 27T 12
    27T 1.2. Công tác quản lý, bảo vệ đê điều ở nước ta 27T . 16
    27T 1.2.1. Tổng quan về hệ thống đê điều. 27T 16
    27T 1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển về tổ chức Quản lý bảo vệ đê điều ở
    nước ta 27T 18
    27T 1.2.3. Công tác quản lý, bảo vệ đê điều. 27T . 20
    27T 1.3. Thực trạng đê điều và công tác quản lý, bảo vệ đê điều tỉnh Thái Bình 27T 22
    27T 1.3.1. Thực trạng đê điều tỉnh Thái Bình 27T . 22
    27T 1.3.2. Công tác quản lý, bảo vệ đê điều tỉnh Thái Bình 27T . 39
    27T 1.4. Các dạng sự cố đê điều đã xảy ra của tỉnh Thái Bình 27T 45
    27T 1.4.1. Các sự cố đê điều thường gặp ở tỉnh Thái Bình 27T . 47
    27T 1.4.2. Nhận xét chung về tình hình đê điều tỉnh Thái Bình 27T 51
    27T 1.4.3. Nguyên nhân của các sự cố 27T 52
    27T CHƯƠNG 2 27T 54
    27T PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ NGUYÊN NHÂN PHÁT SINH SỰ CỐ ĐÊ ĐIỀU
    TRONG LŨ VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT XỬ LÝ 27T 54
    27T 2.1. Phân tích, đánh giá nguyên nhân phát sinh các sự cố đê điều trong lũ 27T 54
    27T 2.1.1. Hiện tượng thẩm lậu, mạch đùn, mạch sủi. 27T 55
    27T 2.1.2. Nước lũ tràn qua mặt đê. 27T 63
    27T 2.1.3. Sự cố sạt lở bờ 27T 64
    27T 2.1.4. Sạt trượt và xói lở mái đê 27T . 66
    27T 2.1.5. Tổ mối trong thân đê 27T 67
    27T 2.2. Tác hại của các sự cố đê điều trong lũ 27T . 68
    27T 2.2.1.Tác hại của sự đùn, sủi; thẩm lậu 27T 68 27T 2.2.2. Tác hại nước sông tràn mặt đê 27T . 71
    27T 2.2.3. Tác hại của sạt lở bờ 27T . 73
    27T 2.2.4. Tác hại của tổ mối trong thân đê 27T 73
    27T 2.3. Biện pháp kỹ thuật xủa lý các sự cố đê điều trong mùa lũ 27T 74
    27T 2.3.1. 27T 27T Xử lý tình huống 27T 74
    27T 2.3.2. Xử lý lâu dài 27T . 82
    27T CHƯƠNG 3 27T 92
    27T GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ ĐÊ ĐIỀU TỈNH
    THÁI BÌNH 27T 92
    27T 3.1. Những khó khăn, thuận lợi trong công tác quản lý và bảo vệ đê điều 27T . 92
    27T 3.1.1. Những thuận lợi trong công tác quản lý và bảo vệ đê điều ở Thái Bình 27T 92
    27T 3.1.2. Những khó khăn, thách thức trong công tác quản lý và bảo vệ đê điều ở
    Thái Bình 27T 97
    27T 3.2. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và bảo vệ đê điều tỉnh Thái
    Bình 27T 103
    27T 3.2.1. Giải pháp công trình 27T . 103
    27T 3.2.2. Giải pháp phi công trình 27T . 108
    27T 3.3. Ứng dụng công nghệ cao trong công tác quản lý và bảo vệ đê điều 27T 112
    27T 3.3.1. Ứng dụng công nghệ cao trong công tác khảo sát, phát hiện tổ mối và
    các ẩn họa trong thân đê. 27T 112
    27T 3.3.2. Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp công nghệ mới tại tỉnh Thái Bình 27T
    115
    27T 3.3.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và bảo vệ đê điều tỉnh Thái
    Bình 27T 117
    27T KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 27T . 122
    27T 1. Kết luận 27T 122
    27T 2. Kiến nghị 27T 125
    27T TÀI LIỆU THAM KHẢO 27T 127



    1
    PHẦN MỞ ĐẦU

    I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.
    Cùng với sự biến đổi khí hậu đang diễn ra trên toàn cầu thì những rủi ro thiên
    tai như bão lũ, hạn hán .cũng đã và đang diễn ra theo chiều hướng ngày càng bất lợi
    và ảnh hưởng khắc nghiệt hơn đến Việt Nam. Trong quá trình phát triển kinh tế -
    xã hội, các hoạt động của con người, sự bùng nổ dân số, đô thị hóa, đã làm suy thái
    tài nguyên môi trường và đã làm gia tăng mức độ, hậu quả do thiên tai gây ra, rủi ro
    thiên tai do bão đã và đang gia tăng do các tác động của biến đổi khí hậu. Theo dự
    báo của các chuyên gia, nhiệt độ trung bình ở Việt Nam vào năm 2010 sẽ tăng 0,5-
    0,7% so với năm 1990, mực nước biển tăng từ 10-15%. Số lượng bão hằng năm
    tăng từ một đến hai trận và cường độ bão sẽ lớn dần từ Bắc vào Nam. Trung bình
    mỗi năm Việt Nam phải hứng chịu 6-7 trận bão gây thiệt hại nghiêm trọng, hủy hoại
    cơ sở hạ tầng, kinh tế, giao thống vận tải, đê điều với quy mô rất lớn, đặc biệt là khu
    vực đồng bằng ven biển.
    Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới, trung tâm vùng Đông Nam Á, tựa
    lưng vào lục địa châu Á rộng lớn, tiếp giáp với Thái Bình Dương, bởi hàng năm có
    tới hàng trăm cơn mưa, bão xảy ra gây ra lũ lớn, cũng là nơi mà nhiều dòng sông
    đổ ra biển cả. Thực tế nước ta có trên 3.700km biên giới đất liền và khoảng 3200km
    bờ biển, nhiều đảo và quần đảo. Riêng phần lục địa mang tính chất bán đảo rõ rệt,
    một bán đảo đối mặt thường xuyên với bão tố Thái Bình Dương. Vì vậy lượng mưa
    trung bình năm biến đổi theo vùng từ 1500mm đến 2000mm, cũng có nơi trên
    3000mm như vùng Trung Trung Bộ. Theo diện tích thì lãnh thổ nước ta hứng trọn
    600 tỷ m P
    3
    P nước mưa hàng năm, chưa kể hàng trăm tỷ mét khối từ ngoài lãnh thổ do
    hai con sông lớn Mê Kông và Hồng Hà đưa vào.
    Để góp phần chống lại sự đe dọa và ảnh hưởng nặng nề của bão lũ, từ ngàn
    năm nay dân tộc ta với biện pháp cơ sở nhất nhưng cũng có giá trị khoa học lâu dài
    nhất là đắp đê ngăn lũ. Cho đến nay dân tộc Việt Nam đã xây dựng, bồi đắp và tôn
    tạo nên một hệ thống đê vững chắc qua nhiều thời đại, góp phần bảo vệ sự an toàn 2
    cho nhân dân, giảm thiểu thiệt hại của nền kinh tế. Công trình đê đã trở thành một
    hệ thống công trình liên hoàn vĩ đại gồm 7.700km đê trong dó 5.700km là đê sông
    và 2.000km là đê biển.
    Ngày nay hệ thống đê điều được coi là một phần hạ tầng cơ sở, bởi nó đóng
    vai trò quan trọng trong việc ngăn lũ và bảo vệ sự an toàn cho tính mạng, tài sản của
    nhân dân và nhà nước. Đê điều thể hiện sự đóng góp công sức, tiền của và sự cố
    gắng của toàn dân trong suốt nhiều thế kỷ qua. Nhà nước ta ngoài việc tôn cao và
    củng cố hệ thống đê đến mức tối đa kết hợp với các biện pháp thoát lũ, phân lũ,
    chậm lũ đã trồng rừng và xây dựng nhiều hồ điều tiết ở thượng nguồn sông, để cắt
    được lũ đúng lúc, làm giảm thấp mực nước trên các triền sông hạ du, hỗ trợ cho hệ
    thống đê có thể làm việc tốt. Tuy nhiên công trình đê điều được tu bổ tôn tạo qua
    nhiều thời kỳ nên trong nó còn có những ẩn họa có thể xảy ra sự cố khôn lường
    trong mùa lũ, ảnh hưởng của lũ lụt hàng năm và hoạt động của con người cùng với
    sự quản lý, bảo vệ đê điều chưa tốt đã tác động tiêu cực đến khả năng chống lũ
    của đê điều.
    Hệ thống các văn bản quy phạm Pháp luật đã được ban hành, đã và đang đi
    vào thực tiễn cuộc sống. Luật đê điều số 79/2006/QH11 của Quốc hội khóa XI kỳ
    họp thứ 10 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006; Nghị định Số: 113/2007/NĐ-CP,
    ngày 28 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ Quy định chi tiết và hướng
    dẫn thi hành một số điều của Luật Đê điều; có nhiều thay đổi so với trước đây; về
    cách tiếp cận và phạm vi điều chỉnh, quy định về quy hoạch phòng, chống lũ của
    tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều, đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố
    hóa đê điều, quản lý, bảo vệ đê, hộ đê và sử dụng đê điều.
    Đẩy mạnh việc thực thi Pháp luật khi nhà nước đã tạo điều kiện về quyền
    cho cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động
    về đê điều, các hoạt động có liên quan đến đê điều thì phải đảm bảo về nghĩa vụ
    trách nhiệm cho quyền của mình trong lĩnh vực này. Ngày 02/08/2007 Thủ tướng
    Chính phủ đã ban hành Nghị định số 129/2007/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm
    hành chính về đê điều. 3
    Thái Bình là tỉnh ven biển, thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng, nằm trong
    vùng ảnh hưởng của tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng
    Ninh. Phía Bắc giáp với tỉnh Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng; phía Tây và Tây
    Nam giáp với tỉnh Nam Định và Hà Nam; phía Đông giáp với vịnh Bắc Bộ. Diện
    tích tự nhiên 153.390 ha, với số dân năm 2010 là trên 1.8 triệu người, được bao bọc
    bởi hệ thống đê sông, đê biển khép kín với tổng chiều dài 584,6km đê, trong đó có
    362,8km từ cấp III trở lên, còn lại 221,8km đê bối, đê bao, đê vùng; địa hình bị chia
    cắt làm hai bởi sông Trà Lý. Các tuyến đê trong tỉnh có 101 kè hộ bờ với trên
    100km kè lát mái và 60 kè mỏ, dưới đê có 219 cống lớn nhỏ làm nhiệm vụ tưới tiêu
    nước, phục vụ sản xuất nông nghiệp. Thái Bình có bờ biển dài 52 km, có 4 con sông
    khá lớn chảy qua: phía bắc và đông bắc có 27T sông Hóa 27T dài 35 km, phía Bắc và Tây
    Bắc có 27T sông Luộc 27T (phân lưu của sông Hồng) dài 53 km, phía Tây và Nam là đoạn
    hạ lưu của 27T sông Hồng 27T dài 67 km, sông Trà Lý (phân lưu cấp 1 của sông Hồng) chảy
    qua giữa tỉnh từ tây sang đông dài 65 km. Các sông này tạo ra 4 cửa sông lớn: Diêm
    Điền, Ba Lạt, Trà Lý, Lân.
    Cao trình mặt đất tự nhiên của Thái Bình rất thấp, về mùa lũ mực nước sông
    thường cao hơn mặt đất tự nhiên từ 3-5m. Nếu vỡ đê bất cữ chỗ nào thì một nửa
    tỉnh Thái Bình bị ngập sâu từ 2-4m nước trở lên, hoặc vỡ đê biển bất cứ chỗ nào thì
    hàng ngàn ha đất canh tác bị nhiễm mặn phải cải tạo, thau rửa nhiều năm mới hồi
    phục được. Với các đặc điểm ấy mà vấn đề an toàn các công trình đê điều phòng
    chống lụt bão có một vai trò quan trọng đối với tỉnh Thái Bình.
    Hệ thống đê điều của tỉnh Thái Bình được coi là một phần cơ sở hạ tầng bởi
    nó đóng vai trò quan trọng sống còn trong việc ngăn lũ tạo điều kiện thuận lợi cho
    sản xuất nông nghiệp, cho phép các ngành kinh tế hoạt động mà không bị đe dọa
    thường xuyên của lũ lụt, bảo vệ sản xuất, tính mạng và tài sản của nhân dân Thái
    Bình nói riêng và tài sản của nhà nước nói chung. Việc nghiên cứu, đánh giá hiệu
    quả quản lý và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ đê điều
    chống lũ là một nội dung quan trọng, cấp thiết cần được xem xét và giải quyết như
    một nhiệm vụ tiên quyết, quan trọng hàng đầu. 4
    Trên đây là lý do chính và là sự cần thiết nghiên cứu của đề tài:
    “Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và bảo vệ đê điều tỉnh
    Thái Bình nhằm đảm bảo an toàn chống lũ”.
    II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
    Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và bảo vệ đê điều tỉnh Thái
    Bình nhằm đảm bảo an toàn chống lũ.
    III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
    Nội dung nghiên cứu chính của luận văn là:
    1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, dân sinh kinh tế và xã hội khu vực tỉnh Thái
    Bình (bao gồm điều kiện địa hình, đất đai, khí tượng, thủy văn và dân sinh,
    kinh tế .).
    2. Đánh giá thực trạng hệ thống đê điều và công tác quản lý bảo vệ đê điều tỉnh
    Thái Bình
    3. Phân tích, đánh giá nguyên nhân các sự cố đê điều xảy ra trong lũ và các
    biện pháp kỹ thuật xử lý.
    4. Nghiên cứu, tính toán và đề xuất các giải pháp quản lý để nâng cao khả năng
    chống lũ cho hệ thống đê điều tỉnh Thái Bình.
    IV. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Từ các tài liệu thu thập được và công tác khảo sát thực địa, nghiên cứu đánh giá
    sơ bộ hiện trạng công trình từ đó đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp. Trong luận
    văn này sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
    1. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa và thu thập tài liệu nhằm nghiên cứu,
    đánh giá thực trạng công trình và thực trạng công tác quản lý, bảo vệ đê
    điều.
    2. Phương pháp phân tích hệ thống nhằm phân tích, đánh giá nguyên nhân các
    sự cố đê điều xảy ra trong lũ và biện pháp kỹ thuật xử lý.
    3. Phương pháp phân tích thống kê nhằm nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng
    cao hiệu quả quản lý và khả năng chống lũ cho đê điều. 5
    4. Phương pháp chuyên gia (tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong việc
    phân tích tính toán lựa chọn phương án kết cấu bảo vệ).
    V. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
    Luận văn được bố cục với 3 phần chính như sau:
    - Phần I: Mở đầu.
    - Phần II: Nội dung gồm 3 chương :
    + Chương 1: Tổng quan về hệ thống đê điều và công tác quản lý, bảo vệ đê
    điều tỉnh Thái Bình.
    + Chương 2: Phân tích, đánh giá nguyên nhân phát sinh sự cố đê điều trong
    lũ và biện pháp kỹ thuật xử lý.
    + Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và bảo vệ đê điều tỉnh
    Thái Bình.
    - Phần III: Kết luận và kiến nghị.
    Các tài liệu tham khảo đã sử dụng của luận văn.
     
Đang tải...