Đồ Án Nghiên cứu giải pháp không gian bố trí đê chắn sóng cảng Vinacomin Bình Thuận bằng mô hình toán Mike

Thảo luận trong 'Giao Thông - Cầu Đường' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 2/4/15.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu
    Cùng với sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước nhu cầu phát triển cảng biển ngày càng nâng cao, hầu hết các vị trí được che chắn sóng tốt đã được xây dựng cảng. Việc nghiên cứu quy hoạch mặt bằng và phân kỳ đâu tư xây dựng đê chắn sóng cho các cảng biển hở hiện nay là một vấn đề rất cần thiết và cấp bách. Đề tài “Nghiên cứu giải pháp không gian bố trí đê chắn sóng cảng Vinacomin Bình Thuận bằng mô hình toán Mike 21” đã giải quyết vấn đề nêu trên. Luận văn được hoàn thành với sự giúp đỡ, động viên về mọi mặt của tập thể Phòng Thiết kế Đường Thủy, Công ty cổ phần Tư vấn XD Cảng - Đường Thủy, Trường Đại học Xây Dựng .
    Tác giả tỏ lòng biết ơn về sự chỉ bảo tận tình, định hướng các phương pháp nghiên cứu của PGS.TS. Phạm Văn Giáp.
    Xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ của các đồng nghiệp phòng thiết kế Đường Thủy, Công ty cổ phần Tư vấn XD Cảng - Đường Thủy (TEDI Port), khoa sau đại học, bộ môn Cảng - Đường thuỷ, các đồng nghiệp khác và gia đình.

    Mở đầu
    0.1. Đặt vấn đề
    Việt Nam có hơn 3000 km bờ biển với 49 cảng biển (trong đó có 166 bến cảng). Hiện nay hầu hết các vị trí nằm trong vịnh kín hoặc nửa kín được che chắn sóng tốt đều đã và đang xây dựng các cảng tổng hợp. Do nhu cầu phát triển của các ngành công nghiệp khoáng sản, lọc hóa dầu, xi măng, thép . cảng biển thường được thiết kế gắn liền với các nhà máy để giảm cự ly vận chuyển, đảm bảo an toàn trong quá trình khai thác. Do vậy cảng có thể xây dựng tại vùng biển hở không được che chắn. Đây cũng là xu hướng phát triển của các cảng biển trên thế giới. Xuất phát từ nhu cầu đó việc nghiên cứu xây dựng đê chắn sóng (ĐCS) tại vùng biển hở là cần thiết và cấp bách.
    Một trong các yêu cầu quan trọng của ĐCS là che chắn sóng cho vùng bể cảng vì vậy việc xác định sóng nhiễu xạ sau đê là bắt buộc. Hiện nay có rất nhiều phần mềm thương mại để xác định chiều cao sóng nhiễu xạ sau đê. ý nghĩa chủ đạo của đề tài là khai thác phần mềm Mike 21 tính toán sóng nhiễu xạ để xác định mặt bằng, chiều dài ĐCS hợp lý cho cảng Vinacomin Bình Thuận.
    0.2. ý nghĩa thực tiễn
    Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho công tác qui hoạch, thiết kế mặt bằng ĐCS hợp lý, trong đó cốt lõi là lựa chọn chiều dài đê phù hợp với từng giai đoạn đầu tư. Cụ thể trước mắt vận dụng cho xác định chiều dài ĐCS cảng Vinacomin Bình Thuận, sau đó có thể áp dụng cho các cảng biển khác: Nghi Sơn, Chân Mây, Vũng áng .
    0.3. ý nghĩa khoa học
    - Nêu được bản chất về lý thuyết nhiễu xạ cùng độ tin cậy trong phần mềm MIKE21 NSW và EMS.
    - So sánh một cách định lượng 2 phương pháp tính sóng lan truyền bằng mô hình MIKE21 NSW và 22 - TCN - 222 – 95.
    - Đi sâu vào nghiên cứu chiều cao sóng nhiễu xạ sau đê tương ứng với các phương án mặt bằng rồi xây dựng mối quan hệ giữa chiều dài đê và chiều cao sóng nhiễu xạ từ đó xác định được chiều dài đê hợp lý đối với mỗi hướng sóng.
    0.4. Mục tiêu nghiên cứu
    Xác định mặt bằng, chiều dài ĐCS hợp lý cho cảng Vinacomin Bình Thuận.
    0.5. Phạm vi nghiên cứu
    Phạm vi nghiên cứu cho ĐCS cảng biển hở mà Vinacomin là một ví dụ.
    0.6. Nội dung nghiên cứu
    - Tổng hợp các lý thuyết sóng nhiễu xạ trong bể cảng
    - Mức độ yên lặng của bể cảng thông qua nghiên cứu sóng nhiễu xạ trong bể cảng bằng mô hình toán MIKE 21 NSW&EMS
    - Mối tương quan giữa chiều dài ĐCS với độ tĩnh lặng của bể cảng.
    0.7. Phương pháp luận nghiên cứu
    Dùng mô hình toán với sơ đồ ở hình 01 thông qua phần mềm Mike21 NSW&EMS để tính toán lựa chọn mặt bằng, chiều dài ĐCS hợp lý trong quy hoạch không gian bể cảng.
     
Đang tải...